CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cƣớp giật tài sản
2.1.4. Vấn đề chuyển hóa tội danh đối với tội cướp giật tài sản trong thực tiễn
nguy hiểm” vẫn cịn những sai sót nhất định. Điều này làm cho việc quyết định hình phạt khơng đúng với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
2.1.4. Vấn đề chuyển hóa tội danh đối với tội cướp giật tài sản trong thực tiễn áp dụng pháp luật tiễn áp dụng pháp luật
Trên thực tế có những trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội thì, lúc đầu hành vi phạm tội thỏa mãn dấu hiệu của tội này nhưng trong q trình thực hiện có thêm một số hành vi khác thỏa mãn dấu hiệu của tội khác thể hiện tính chất nguy hiểm cao hơn tội ban đầu. Vì vậy, trong trường hợp này nếu định tội danh theo cấu thành tội phạm ban đầu thì khơng thể phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội mà phải định tội danh theo cấu thành tội phạm sau đó thì mới phản ánh đúng tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Trong khoa học Luật hình
43 Bản án số: 631/ 2010/HSPT về “xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số
534/2010/HSPT ngày 20 tháng 10 năm 2010 đối với bị cáo Trần Phi Hùng” của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
sự gọi trường hợp này là chuyển hóa tội danh. Việc xác định đúng các trường hợp chuyển hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định đúng tội danh cũng như giúp cho việc áp dụng hình phạt đúng mục đích. Đối với tội cướp giật tài sản có một số trường hợp chuyển hóa tội danh như sau:
- Chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang các tội xâm phạm sở hữu khác chẳng hạn như chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản: Cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý một cách cơng khai và nhanh chóng. Tuy nhiên trên thực tế trong q trình thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì bị chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản chống cự giữ lấy hoặc giành lại tài sản, nên người phạm tội đã có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt bằng được tài sản thì hành vi này khơng cịn là cướp giật tài sản nữa mà đã chuyển hóa thành tội cướp tài sản.
- Chuyển hóa từ các tội xâm phạm sở hữu khác sang tội cướp giật tài sản, chẳng hạn như chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp giật tài sản: Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản. Thông thường người phạm tội lợi dụng sự mất cảnh giác của người quản lý tài sản để lén lút lấy tài sản, tính chất lén lút thể hiện ở chỗ người phạm tội giấu diếm hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi đang lén lút thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phát hiện và giành lại tài sản. Trong trường hợp đó người phạm tội không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để tiếp tục chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội đã giật tài sản về mình rồi nhanh chóng cầm lấy tài sản tẩu thốt thì trường hợp này hành vi của người phạm tội khơng cịn là hành vi trộm cắp tài sản nữa mà đã chuyển hóa thành tội cướp giật tài sản.
Để thống nhất khi nào dùng vũ lực được coi là hành vi của tội cướp tài sản hay hành vi đó chỉ là tình tiết hành hung để tẩu thốt trong các tội xâm phạm sở hữu thì Thơng tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn:
“Phạm tội thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát” là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xơ ngã... nhằm tẩu thốt.
Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người
khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là “hành hung để tẩu thốt” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản”
Từ sự hướng dẫn trên thì tơi thấy Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP còn nhiều điểm chưa hợp lý:
Thứ nhất, Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BTP chỉ đề cập đến các trường hợp chuyển hóa từ các tội xâm phạm sở hữu sang tội cướp tài sản nói chung và từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản nói riêng mà khơng đề cập đến những trường hợp các tội xâm phạm sở hữu khác chuyển hóa thành tội cướp giật tài sản. Trên thực tế vẫn tồn tại những trường hợp các tội xâm phạm sở hữu khác chuyển hóa thành tội cướp giật tài sản. Cụ thể trong vụ án sau:
Đêm 30/11/2009, Hồng và Trình rủ nhau đi trộm cắp tài sản bán lấy tiền tiêu xài. Sau đó, cả hai phát hiện nhà chị Hoa sơ hở. Hồng bảo Trình đứng ngồi chờ, cảnh giới, cịn mình lẻn vào lấy đồ. Sau đó, Hồng nhẹ nhàng kéo chốt cửa, lẻn vào nhà, thấy một số học sinh ở trọ tại nhà chị Hoa đang ngủ, một cơ gái nằm ngồi đeo dây chuyền vàng. Khi Hồng dùng ngón tay khều dây chuyền, người này chợt tỉnh giấc, thấy người lạ liền hơ hốn. Hồng vội giật sợi dây chuyền, bỏ chạy ra chỗ Trình đang đợi nói: “Chạy nhanh, chứ ở đây ai cũng biết mặt tao, tao vừa giật dây chuyền vàng”. Nghe vậy, Trình chở Hồng bỏ chạy. Do lúc chạy từ nhà chị Hoa ra đường, Hoàng đánh rơi sợi dây chuyền nên sau đó Trình chở Hồng quay lại tìm. Tuy nhiên, thấy nhà chị Hoa đông người nên cả hai đã đi về.44
Trong vụ án trên chúng ta thấy ở giai đoạn đầu Hồng có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản cụ thể: Hoàng nhẹ nhàng kéo chốt cửa, lẻn vào nhà, thấy một số học sinh ở trọ tại nhà chị Hoa đang ngủ, một cơ gái nằm ngồi đeo dây chuyền vàng. Hồng dùng ngón tay khều dây chuyền. Hành vi này của Hồng có đầy đủ dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 BLHS. Tuy nhiên ở giai đoạn sau khi mà Hồng dùng tay khều sợi dây chuyền thì người này chợt tỉnh giấc và hơ hốn. Hồng vội giật sợi dây chuyền và bỏ chạy. Lúc này hành vi của Hoàng đã đầy đủ dấu hiệu của tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 BLHS.
Như vậy, trong vụ án trên lúc đầu thì hành vi của Hồng cấu thành tội trộm cắp tài sản, lúc sau thì hành vi đó lại cấu thành tội cướp giật tài sản. Tội cướp giật tài sản có tính chất mức độ nguy hiểm cao hơn so với tội trộm cắp tài sản. Vì vậy đây chính là trường hợp chuyển hóa tội danh từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp giật tài sản.
44
Bản án số: 11/2010/HSST về “Tội cướp giật tài sản” của Tòa án nhân dân huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
Thứ hai, Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BTP đã hướng dẫn: “Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại”. Cụm từ “giành lại” ở đây là gì? Tài sản đã được người bị hại hoặc người khác lấy lại được hay bao gồm cả trường hợp chưa lấy lại được? Thơng tư liên tịch này chưa nói rõ. Theo tơi thì “giành lại” ở Thông tư liên tịch hướng dẫn gồm 2 trường hợp:
.Trường hợp thứ nhất là trường hợp tài sản đã được người bị hại hoặc người
khác lấy lại sau đó người phạm tội đã dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công họ nhằm chiếm đoạt cho bằng được tài sản, trường hợp này không phải là hành hung để tẩu thoát mà là cướp tài sản.
.Trường hợp thứ hai là trường hợp người bị hại hoặc người khác đang giành
giật tài sản, tài sản đang có sự giằng co giữa người bị hại và người phạm tội mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt bằng được tài sản thì trường hợp này cũng là cướp tài sản.
Thứ ba, Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BTP chỉ đề cập hai trường hợp: “Bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ” và “bị người bị hại hoặc người khác giành lại”. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp người phạm tội không bị giành lại tài sản và cũng không bị bắt giữ, bao vây bắt giữ mà người phạm tội lại có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản. Đây chính là điểm chưa bao quát của thông tư liên tịch khi hướng dẫn về sự chuyển hóa đối với các tội xâm phạm sở hữu nói chung và đối với tội cướp giật tài sản nói riêng. Điều này dẫn đến những vụ án cướp giật tài sản xảy ra trên thực tế do chưa được hướng dẫn nên chưa thống nhất trong vấn đề xác định tội phạm và hình phạt. Có quan điểm cho rằng đó là hành hung để tẩu thốt thuộc tình tiết định khung của tội cướp giật tài sản nhưng cũng có những quan điểm lại cho rằng đó là trường hợp chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản thành tội cướp tài sản. Cụ thể trong vụ án sau:
Ngày 8/8/2006 Nguyễn Lương H và Trần Trọng T rủ nhau đi cướp giật tài sản, khoảng 20h, T chở H đi trên đường thì phát hiện thấy chị Lê Thị Lan K đi xe máy ngược chiều, phía sau chở cháu bé (con chị K) ơm trong người túi xách. H bảo T quay xe lại và bám theo. Khi chị K chạy đến khúc đường vắng thì T cho xe chạy vượt lên, áp sát vào bên trái, H ngồi phía sau với người qua giật túi xách. Do áp sát nên hai xe đều bị ngã. H ngã xuống cùng vị trí của mẹ con K cịn T thì trượt về phía trước khoảng 10m cùng xe máy. H vừa đứng dậy thì chị K cũng đứng dậy trước mặt (giáp nhau), H nghĩ chị K muốn lấy lại túi xách và cũng đề phịng chị K có ý định
lấy lại túi xách nên H dùng tay tát vào mặt chị K hai cái và chửi, dọa “ Đ. mẹ mi, liệu hồn”. Chị K hoảng sợ nói “các chú cứ lấy tiền đi chứ đừng đánh mẹ con tui”. H đến chỗ T bị ngã rồi cả hai lên xe bỏ chạy.45
Qua ví dụ trên chúng ta thấy rằng H đã có hành vi dùng vũ lực (dùng tay tát vào mặt chị K hai cái) và hành vi đe dọa dùng vũ lực (H chửi và dọa “Đ.mẹ mi, liệu hồn”) thế nhưng khi đối chiếu với hướng dẫn của thông tư liên tịch thì vụ án này không thuộc 2 trường hợp mà thông tư liên tịch đưa ra. Cụ thể: Trường hợp thứ nhất thơng tư liên tịch đưa ra là phải có sự bắt giữ hoặc bao vây bắt giữ nhưng trong vụ án này chị K hồn tồn khơng bắt giữ H và cũng khơng bao vây bắt giữ H, mà do hoàn cảnh khách quan H ngã cùng với chị K nên H nghĩ là chị K sẽ tri hô người bắt giữ mà thôi. Trường hợp thứ hai của thơng tư đưa ra là phải có sự giành lại tài sản. Tuy nhiên trong vụ án này hoàn tồn khơng có sự giành lại tài sản. Túi xách mà H giật được của chị K vẫn đang do H nắm giữ.
Như vậy, trường hợp trên không được thông tư hướng dẫn. Đây chính là điểm chưa bao qt của thơng tư liên tịch. Chính vì vậy mà trên thực tế vụ án này đã có rất nhiều quan điểm khác nhau:
H bị truy tố và xét xử sơ thẩm về tội cướp tài sản. Những người theo quan điểm của Tòa sơ thẩm cho rằng H có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực (H dùng tay tát vào mặt chị K hai cái và H chửi, dọa “Đ.mẹ mi, liệu hồn”) là nhằm mục đích giữ lại bằng được tài sản chiếm đoạt được. Vì vậy hành vi của H là chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản.
H kháng cáo kêu oan, Tòa phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm, xử H về tội cướp giật tài sản với tình tiết định khung tăng nặng “hành hung để tẩu thoát”. Những người theo quan điểm của Tòa phúc thẩm cho rằng H dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực không phải để chiếm đoạt bằng được tài sản của chị K bởi vì H đã chiếm đoạt được tài sản rồi và chị K khơng có hành vi nào giành lại tài sản cả. Hành vi dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực của H khơng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích tẩu thốt vì vậy hành vi này khơng phải là chuyển hóa tội danh từ cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản mà hành vi của H phạm tội cướp giật tài sản với tình tiết định khung tăng nặng “hành hung để tẩu thoát” theo Điểm đ Khoản 2 Điều 136 BLHS.
45
Lê Văn Luật (2008), “Bàn về sự chuyển hóa từ một số hình thức chiếm đoạt tài sản thành cướp tài sản”, Tạp chí TAND (24), tr. 32-34.
Quan điểm của cá nhân đối với vụ án trên: Trước tiên chúng ta thấy vụ án trên không thuộc hai trường hợp mà thông tư liên tịch đưa ra vì vậy chúng ta khơng vận dụng thơng tư liên tịch để giải quyết vụ án này. Đối với vụ án này thì chúng ta cần phải xác định được mục đích của hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực của H là gì? Nếu mục đích dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực là nhằm để tẩu thốt thì H phạm tội cướp giật tài sản với tình tiết định khung tăng nặng “hành hung để tẩu thoát” theo Điểm đ Khoản 2 Điều 136 BLHS. Nếu mục đích của hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực là nhằm để chiếm đoạt tài sản hoặc giữ lại tài sản đã chiếm đoạt được thì hành vi của H chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản.
Quay trở lại vụ án trên thì chúng ta thấy rõ ràng H đã chiếm đoạt được tài sản tuy nhiên trong trường hợp này H có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực là nhằm mục đích giữ lại bằng được tài sản đã chiếm đoạt được và cũng là nhằm tránh sự truy hô bắt giữ của chị K. Như vậy, suy cho cùng thì H cũng có mục đích giữ lại bằng được tài sản đã chiếm đoạt được nên trong trường hợp này hành vi của H là chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản.