Xác định một số tình tiết định khung của tội cướp giật tài sản trong thực

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 51 - 63)

CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cƣớp giật tài sản

2.1.3. Xác định một số tình tiết định khung của tội cướp giật tài sản trong thực

thực tiễn áp dụng pháp luật

2.1.3.1. Xác định tình tiết định khung “hành hung để tẩu thoát” theo Điểm đ Khoản 2 Điều 136 BLHS

Về mặt lý luận “hành hung để tẩu thoát” là trường hợp mà khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản người phạm tội đã có hành vi dùng vũ lực nhằm mục đích chống lại sự bắt giữ và tẩu thoát. Tuy nhiên trong thực tiễn xảy ra những trường hợp mà người phạm tội có hành vi dùng vũ lực nhằm mục đích tẩu thốt nhưng lại gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc làm chết người thì hành vi đó thuộc tình tiết định khung “hành hung để tẩu thốt” theo Điểm đ Khoản 2 Điều 136 BLHS hay là thuộc tình tiết định khung “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” hoặc “làm chết người” theo Điểm e Khoản 2 Điều 136 BLHS, Điểm a Khoản 3 Điều 136 BLHS, Điểm a Khoản 4 Điều 136 BLHS hay thuộc tình tiết định khung gây hậu quả “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng”, theo Điểm h Khoản 2 Điều 136 BLHS, Điểm c Khoản 3 Điều 136 BLHS, Điểm c Khoản 4 Điều 136 BLHS?

Theo tinh thần của Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ ngày 19 tháng 4 năm 1989 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 thì: “Nếu việc dùng vũ lực (hoặc đe

dọa dùng vũ lực) là nhằm để tẩu thoát (kể cả khi tẩu thoát cùng với tài sản đã chiếm đoạt được), thì khơng kết án kẻ phạm tội về cướp tài sản…, và tùy trường hợp mà kết án họ về tội phạm xảy ra trước khi dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) và coi việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là tình tiết “hành hung để tẩu thốt” (tình tiết định khung hình phạt cao hơn theo các Điều 131, 132, 154, 155 BLHS). Nếu việc dùng vũ lực dẫn tới hậu quả làm chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội giết người. Nếu hậu quả của việc dùng vũ lực là gây cố tật nặng hoặc gây thương tích dẫn đến chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 3 Điều 109 BLHS.”

Hiện nay văn bản hướng dẫn liên quan đến vấn đề này là Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999. Theo Thơng tư liên tịch thì: “Phạm tội thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát” là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xơ ngã... nhằm tẩu thốt”.

Như vậy theo tinh thần Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ và dựa trên những nội dung hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTP thì việc xác định nội hàm của các tình tiết định khung đã nêu trên gặp phải khó khăn. Theo quan điểm của cá nhân thì trường hợp người phạm tội dùng vũ lực nhằm mục đích tẩu thốt nhưng gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc làm chết người thì trong trường hợp này hành vi đó thuộc tình tiết định khung “hành hung để tẩu thoát” theo Điểm đ Khoản 2 Điều 136 BLHS. Cịn đối với tình tiết định khung “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” hoặc “làm chết người” thì đó là trường hợp mà chính hành vi cướp giật tài sản trực tiếp gây ra hậu quả đó (chẳng hạn như người phạm tội giật tài sản của nạn nhân đang đi trên xe máy làm nạn nhân ngã bị thương tích hoặc bị chết). Cịn đối với tình tiết định khung gây hậu quả “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng” thì đó là trường hợp chính hành vi cướp giật tài sản gián tiếp gây ra hậu quả đó (chẳng hạn người phạm tội cướp giật tài sản của nạn nhân đang đi trên xe máy làm nạn nhân té, khi nạn nhân té đã gây ra một vụ tai nạn giao thông làm cho những người khác bị thương tích hoặc bị chết).

Như vậy, trường hợp người phạm tội dùng vũ lực nhằm mục đích tẩu thốt nhưng gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc làm chết người thì hành vi đó thuộc tình tiết định khung “hành hung để tẩu thốt” theo Điểm đ Khoản 2 Điều 136 BLHS.

Một vấn đề cũng được đặt ra đó là trường hợp người phạm tội cướp giật tài sản dùng vũ lực để tẩu thốt nhưng hành vi đó lại cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc tội giết người thì người phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự thêm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hay tội giết người không?

Theo Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ đã nêu ở trên thì: Nếu việc dùng vũ lực là nhằm để tẩu thốt thì hành vi đó thuộc tình tiết “hành hung để tẩu thốt” (tình tiết định khung hình phạt cao hơn theo các Điều 131, 132, 154, 155 BLHS năm 1985). Nếu việc dùng vũ lực dẫn tới hậu quả làm chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội giết người. Nếu hậu quả của việc dùng vũ lực là gây cố tật nặng hoặc gây thương tích dẫn đến chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 3 Điều 109 BLHS năm 1985.

Tác giả Đinh Văn Quế đã không đề cập đến vấn đề này khi bình luận về tội cướp giật tài sản tuy nhiên điều này lại được tác giả đề cập đến trong khi bình luận về tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản. Theo tác giả này hành vi dùng vũ lực nhằm mục đích tẩu thốt trong tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản nếu hành vi đó gây ra thương tích trên 11% thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thêm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Từ đó chúng ta có thể suy ra rằng trong tội cướp giật tài sản nếu như người phạm tội có hành vi dùng vũ lực nhằm mục đích tẩu thốt nhưng gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự thêm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.37

Theo quan điểm của tơi thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thêm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc tội giết người. Bởi vì: Khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản người phạm tội đã có hành vi dùng vũ lực để tẩu thốt nhưng hành vi đó lại cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc tội giết người thì

37

Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học BLHS - Phần các tội xâm phạm sở hữu, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 188.

hành vi dùng vũ lực đó được thể hiện dưới các dạng: cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp được quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều 104 BLHS; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng vô ý dẫn đến hậu quả chết người; cố ý giết người. Như vậy, khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản người phạm tội đã có hành vi dùng vũ lực để tẩu thốt nhưng hành vi đó lại cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc tội giết người thì hành vi phạm tội khơng chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu mà còn xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Hành vi phạm tội được thực hiện với lỗi cố ý không chỉ là cố ý gây thiệt hại đối với quan hệ sở hữu mà còn cố ý gây thiệt hại đối với quan hệ nhân thân (trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng vô ý dẫn đến hậu quả chết người thì suy cho cùng cũng là cố ý). Hậu quả là thiệt hại đối với quan hệ sở hữu và thiệt hại đối với quan hệ nhân thân. Đối với trường hợp hậu quả là tỷ lệ thương tật dưới 11% thì lại có thêm các tình tiết được quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều 104 BLHS làm tăng thêm tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Chính vì vậy, đối với trường hợp phạm tội đã nêu ra nếu chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội về tội cướp giật tài sản thì khơng phản ánh đầy đủ tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội về tội cướp giật tài sản với tình tiết định khung tăng nặng “hành hung để tẩu thốt” và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc tội giết người mới phản ánh đầy đủ tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Về mặt pháp lý thì điều này phù hợp với những quy định về hình phạt. Cụ thể: Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật trên 61% thì bị xử tội cố ý gây thương tích với mức khung hình phạt là đến 15 năm (thuộc Khoản 3 Điều 104 BLHS). Trường hợp người cướp giật tài sản có hành vi dùng vũ lực nhằm mục đích tẩu thốt nhưng cố ý gây thương tích cho người bị hại mà tỷ lệ thương tật trên 61%, nếu chỉ xử tội cướp giật với tình tiết định khung “hành hung để tẩu thốt” thì mức khung hình phạt chỉ tới 10 năm (thuộc Khoản 2 Điều 136 BLHS). Điều này là khơng phù hợp vì hành vi vừa xâm phạm đến cả quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ nhân thân mà lại xử mức khung hình phạt thấp hơn đối với hành vi chỉ xâm phạm đến quan hệ nhân thân.

Tương tự như vậy, hành vi giết người mà xét xử về tội giết người ở khung cơ bản thì mức khung hình phạt đến 15 năm (Khoản 2 Điều 93 BLHS). Trường hợp hành hung để tẩu thoát mà gây ra hậu quả chết người và thỏa mãn cấu thành tội phạm giết người. Nếu chỉ xử tội cướp giật với tình tiết định khung “hành hung để tẩu thốt” thì mức khung hình phạt chỉ tới 10 năm (thuộc Khoản 2 Điều 136 BLHS). Điều này là không phù hợp vì hành vi vừa xâm phạm đến cả quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ nhân thân mà lại xử mức khung hình phạt thấp hơn đối với hành vi chỉ xâm phạm đến quan hệ nhân thân.

Một vấn đề đặt ra nếu xử tội cướp giật với tình tiết “hành hung để tẩu thốt” rồi mà cịn xử thêm tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người thì điều này có trái với quan điểm của Luật hình sự hay khơng khi một tình tiết đã sử dụng làm tình tiết định tội lại được sử dụng làm tình tiết định khung.

Theo tác giả Phan Anh Tuấn: “Một tình tiết có thể được sử dụng nhiều lần đối với nhiều tội khác nhau nhưng không được sử dụng nhiều lần đối với cùng một tội”38. Tôi cũng đồng ý với quan điểm của tác giả Phan Anh Tuấn. Bởi vì: Khi một hành vi xâm phạm đồng thời đến 2 quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ thì mức độ nguy hiểm được tăng lên rất nhiều, nó khơng cịn là phép tính cộng giữa mức độ nguy hiểm của hai hành vi đơn lẻ nữa. Vì vậy khi xử tội cướp giật tài sản với tình tiết “hành hung để tẩu thốt” mà xử thêm về tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người là phù hợp.

Như vậy, xác định tình tiết định khung “hành hung để tẩu thốt” là một vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn. Việc xác định chính xác tình tiết định khung này trong thực tiễn áp dụng pháp luật cịn gặp rất nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng dễ bị nhầm lẫn sang tình tiết định khung “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” hoặc “làm chết người” hay tình tiết định khung gây hậu quả “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng”. Chẳng hạn như trường hợp sau:

Khoảng 18 giờ ngày 02/03/2011, Q (sinh ngày 05/11/1992) dùng xe mô tô chở H (sinh ngày 24/04/1992) đi lòng vòng trên các đường phố ở N.T tìm người nào có tài sản và sơ hở để cướp giật. Trên đường Q, H phát hiện một phụ nữ tên là D đang điều khiển xe mơ tơ đi cùng chiều ở phía trước, trên giỏ xe có một túi xách bằng vải. H ra hiệu cho Q bám theo sau xe chị D. Đi một đoạn Q cho xe chạy

38

Phan Anh Tuấn (2001), “Định tội danh trong trường hợp một hành vi thỏa mãn dấu hiệu của nhiều cấu thành tội phạm”, Tạp chí khoa học pháp lý (2), tr. 45-49.

nhanh, áp sát vào bên trái xe chị D, H ngồi sau chồm người sang giật túi xách của chị D, sau đó Q tăng ga bỏ chạy. Chị D truy hô “Cướp, cướp” và điều khiển xe đuổi theo sau. Lúc này có anh thanh niên là người chạy xe thồ đang đón khách gần đó, nghe và nhìn thấy, nên điều khiển xe mơ tơ đuổi theo sau. Lúc này xe chị D và xe của anh thanh niên cách xe của H và Q khoảng 4 – 5m, tốc độ các xe khoảng 70 – 80km/h. H thấy vậy, sợ bị đuổi kịp, nên tháo mũ bảo hiểm đang đội trên đầu ném mạnh trúng vào đầu chị D làm chị D lạc tay lái, xe đâm vào bục bê tông giao thơng dùng làm vịng xuyến ngã ba. Chị D được đưa đi cấp cứu và sau đó đã chết lúc 15h30’ ngày 03/03/2011, còn anh thanh niên tiếp tục truy đuổi theo. Được một đoạn H, Q bị ngã xe nên bỏ xe lại và bỏ chạy. Thấy anh thanh niên không đuổi theo nữa, nên H và Q dừng lại lục tìm trong túi xách của chị D có một điện thoại di động hiệu SAMSUNG E250, 2000đ, một số cuốn tạp chí, truyện, mỹ phẩm và vật dụng khác, H lấy điện thoại di động và tiền cất giữ, số đồ vật còn lại bỏ vào túi xách vứt lại gần đó rồi bỏ trốn. Đến ngày 04/03/2011, H và Q bị bắt giữ.39

Trong vụ án này có hai quan điểm giải quyết khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng phải truy tố H về tội cướp giật tài sản theo Điểm a Khoản 4 Điều 136 BLHS. Bởi vì: H cướp giật được túi xách của chị D nhưng chị D vẫn đang trong quá trình truy đuổi H và Q nên hành vi cướp giật của H và Q chưa hoàn thành. Việc H ném mũ bảo hiểm vào chị D là nhằm ngăn cản sự truy đuổi của chị D chứ H khơng có ý định giết người. Do đó, hành vi của H là hành vi cướp giật tài sản dẫn đến hậu quả chết người.

Quan điểm thứ hai cho rằng phải truy tố H hai tội. Tội giết người theo Điểm e Khoản 1 Điều 93 BLHS và tội cướp giật tài sản theo Điểm d, h Khoản 2 Điều 136 BLHS. Bởi vì: H nhận thức rõ dùng xe máy để cướp giật tài sản là rất nguy hiểm, có

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)