CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cƣớp giật tài sản
2.1.1. Tình hình xét xử vụ án hình sự về tội cướp giật tài sản
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản đóng một vai trị nhất định đối với thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nói chung. Để thấy được tầm quan trọng của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản chúng ta bắt đầu đi nghiên cứu về tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội cướp giật tài sản so với xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung trong cả nước.
Bảng 1: Tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội cƣớp giật tài sản so với xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung trong cả nƣớc.
Năm Số vụ án Tòa án đã xét xử sơ thẩm Số vụ án cƣớp giật tài sản Tòa án đã xét xử sơ thẩm Tỷ lệ % vụ án 2009 63977 2326 3.64% 2010 52822 2692 5.1% 2011 52860 2606 4.93% 2012 65151 2434 3.74% 2013 65997 2326 3.52% Tổng 300807 12384 4.12%
Nguồn: Số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ năm 2009- 2013
Căn cứ vào bảng số 1 thì, trong 5 năm từ 2009-2013 tổng số vụ án hình sự (VAHS) Tịa án đã xét xử sơ thẩm là 300807 vụ án. Trong đó số vụ án xét xử sơ thẩm về tội cướp giật tài sản là 12384 vụ án, chiếm 4,12% so với số VAHS xét xử sơ thẩm nói chung. Cụ thể:
Năm 2009: Tổng số VAHS Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 63977 vụ án. Trong đó số vụ án xét xử sơ thẩm về tội cướp giật tài sản là 2326 vụ án, chiếm 3,64% so với số VAHS xét xử sơ thẩm nói chung.
Năm 2010: Tổng số VAHS Tịa án đã xét xử sơ thẩm là 52822 vụ án. Trong đó số vụ án xét xử sơ thẩm về tội cướp giật tài sản là 2692 vụ án, chiếm 5,1% so với
số VAHS xét xử sơ thẩm nói chung. So với năm 2009 thì tội cướp giật tài sản tăng 366 vụ án.
Năm 2011: Tổng số VAHS Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 52860 vụ án. Trong đó số vụ án xét xử sơ thẩm về tội cướp giật tài sản là 2606 vụ án, chiếm 4,93% so với số VAHS xét xử sơ thẩm nói chung. So với năm 2010 thì tội cướp giật tài sản giảm 86 vụ án.
Năm 2012: Tổng số VAHS Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 65151 vụ án. Trong đó số vụ án xét xử sơ thẩm về tội cướp giật tài sản là 2434 vụ án, chiếm 3,74% so với số VAHS xét xử sơ thẩm nói chung. So với năm 2011 thì tội cướp giật tài sản giảm 172 vụ án.
Năm 2013: Tổng số VAHS Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 65997 vụ án. Trong đó số vụ án xét xử sơ thẩm về tội cướp giật tài sản là 2326 vụ án, chiếm 3,52% so với số VAHS xét xử sơ thẩm nói chung. So với năm 2012 thì tội cướp giật tài sản giảm 108 vụ án.
Như vậy, tỷ lệ số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử sơ thẩm so với số vụ án Tịa án đã xét xử sơ thẩm nói chung trong cả nước là tương đối lớn (4,12% trong thời gian 5 năm từ 2009-2013). Điều này cho chúng ta thấy được rằng thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản đóng một vai trị rất quan trọng đối với thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nói chung. Những sai sót trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản có ảnh hưởng rất lớn đến những sai sót trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nói chung.
Như chúng ta đã biết tỷ lệ số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử phúc thẩm so với số bản án sơ thẩm về tội cướp giật tài sản phần nào cho thấy trực tiếp mức độ khơng bằng lịng của đương sự hoặc sự khơng đồng tình của Viện kiểm sát đối với phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm. Tỷ lệ số vụ án cướp giật tài sản giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm so với số bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật hàm chứa thơng tin về mức độ sai sót trong xét xử vụ án cướp giật tài sản. Đây là những cơ sở để nói lên những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản. Chính vì thế mà chúng ta cần phải đi nghiên cứu về tình hình xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự về tội cướp giật tài sản trong cả nước.
Bảng 2: Tình hình xét xử vụ án hình sự về tội cƣớp giật tài sản trong cả nƣớc.
Năm
Xét xử
sơ thẩm Xét xử phúc thẩm Giải quyết theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm Vụ án Vụ án Tỷ lệ % so với sơ thẩm Vụ án Tỷ lệ % so với bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật 2009 2326 372 15.99% 1 0.04% 2010 2692 373 13.86% 5 0.19% 2011 2606 354 13.58% 3 0.12% 2012 2434 305 12.53% 7 0.29% 2013 2326 294 12.64% 10 0.43% Tổng 12384 1698 13.71% 26 0.21%
Nguồn: Số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ năm 2009- 2013
Căn cứ vào bảng số 2 thì, trong 5 năm từ 2009-2013 số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 12384 vụ án. Số vụ án cướp giật tài sản tòa án đã xét xử phúc thẩm là 1698 vụ án, chiếm 13,71% số bản án sơ thẩm. Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 26 vụ án, chiếm 0,21% số bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Cụ thể:
Năm 2009: Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 2326 vụ án. Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử phúc thẩm là 372 vụ án, chiếm 15,99% số bản án sơ thẩm. Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 1 vụ án, chiếm 0,04% số bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
Năm 2010: Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 2692 vụ án. Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử phúc thẩm là 373 vụ án, chiếm 13,86% số bản án sơ thẩm. Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 5 vụ án, chiếm 0,19% số bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
Năm 2011: Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 2606 vụ án. Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử phúc thẩm là 354 vụ án, chiếm 13,58% số bản án sơ thẩm. Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã giải quyết theo thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 3 vụ án, chiếm 0,12% số bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
Năm 2012: Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 2434 vụ án. Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử phúc thẩm là 305 vụ án, chiếm 12,53% số bản án sơ thẩm. Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 7 vụ án, chiếm 0,29% số bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
Năm 2013: Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 2326 vụ án. Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử phúc thẩm là 294 vụ án, chiếm 12,64% số bản án sơ thẩm. Số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 10 vụ án, chiếm 0,43% số bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, tỷ lệ số vụ án cướp giật tài sản Tòa án đã xét xử phúc thẩm so với số bản án sơ thẩm về tội cướp giật tài sản là cao (13.71% trong thời gian 5 năm từ 2009- 2013). Điều này cho thấy mức độ khơng bằng lịng của đương sự hoặc sự khơng đồng tình của Viện kiểm sát đối với phán quyết của Tịa án cấp sơ thẩm là rất nhiều. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, tỷ lệ số vụ án cướp giật tài sản giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm so với số bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật là thấp (0,21% trong 5 năm từ 2009-2013). Tuy nhiên, điều này cũng cho chúng ta thấy trong xét xử vụ án cướp giật tài sản vẫn cịn những sai sót nhất định. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản vẫn cịn những khó khăn vướng mắc mà chính điều này đã dẫn đến sai sót trong xét xử vụ án cướp giật tài sản.