Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 35 - 37)

CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN

1.3. Phân biệt tội cƣớp giật tài sản với một số tội khác trong nhóm các tộ

1.3.4. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo Điều 139 BLHS, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.

Dựa trên dấu hiệu pháp lý thì tội cướp giật tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác nhau một số nội dung sau:

Tội cướp giật tài sản là tội có CTTP hình thức vì vậy mặt khách quan của tội cướp giật tài sản chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc. Thời điểm hoàn thành của tội cướp giật tài sản là thời điểm mà người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản cho dù người phạm tội chiếm đoạt được hay chưa chiếm đoạt được tài sản. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có CTTP vật chất vì vậy mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các dấu hiệu hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc. Thời điểm hoàn thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thời điểm mà người phạm tội chiếm đoạt được tài sản theo luật định.

Hành vi cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai, nhanh chóng. Người phạm tội đã có ý thức cơng khai hành vi của mình đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản. Còn trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người phạm tội có ý thức che giấu tính chất phạm tội của hành vi. Việc che giấu được thể hiện bằng thủ đoạn gian dối để cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và trao tài sản.

Trong tội cướp giật tài sản không quy định về thiệt hại tài sản. Điều đó có nghĩa là cứ có hành vi cướp giật tài sản xảy ra là cấu thành tội cướp giật tài sản không cần phải xem xét đến thiệt hại tài sản là bao nhiêu. Thiệt hại tài sản lớn hay nhỏ chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tình tiết định khung mà thơi. Cịn đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có quy định thiệt hại tài sản tối thiểu để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành

chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Trong tội cướp giật tài sản thì người phạm tội lợi dụng sơ hở hoặc tạo ra sơ hở đối với chủ tài sản, người quản lý tài sản30. Còn trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội phải đưa ra thủ đoạn gian dối chẳng hạn như: bằng lời nói dối, giả mạo giấy tờ, giả danh người có chức vụ quyền hạn, giả danh cơ quan nhà nước tổ chức xã hội để thông qua việc ký kết hợp đồng…

Trong tội cướp giật tài sản cũng có trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối, tuy nhiên thủ đoạn gian dối chỉ được thể hiện khi người phạm tội tiếp cận tài sản mà thơi. Thủ đoạn gian dối đó khơng được quy định thành một dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm. Còn đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì thủ đoạn gian dối được quy định thành một dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội phạm.

Bên cạnh đó thì chúng ta thấy trong tội cướp giật tài sản chủ sở hữu, người quản lý tài sản không tự nguyện trao tài sản cho người phạm tội. Còn trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì chủ sở hữu, người quản lý tài sản tự nguyện trao tài sản cho người phạm tội.

Người từ đủ 16 tuổi có thể trở thành chủ thể của tội cướp giật tài sản được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 136 BLHS. Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ có thể trở thành chủ thể của tội cướp giật tài sản được quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 136 BLHS. Người từ đủ 16 tuổi có thể trở thành chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 139 BLHS. Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ trở thành chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Khoản 3, 4 Điều 139 BLHS.

30

Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Tập 2, NXB

CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT,

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)