CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN
1.3. Phân biệt tội cƣớp giật tài sản với một số tội khác trong nhóm các tộ
1.3.3. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội trộm cắp tài sản
Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.29
Dựa trên dấu hiệu pháp lý thì tội cướp giật tài sản và tội trộm cắp tài sản khác nhau một số nội dung sau:
Tội cướp giật tài sản là tội có CTTP hình thức vì vậy mặt khách quan của tội cướp giật tài sản chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc. Thời điểm hoàn thành của tội cướp giật tài sản là thời điểm mà người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản cho dù người phạm tội chiếm đoạt được hay chưa chiếm đoạt được tài sản. Tội trộm cắp tài sản là tội có CTTP vật chất vì vậy mặt khách
29
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
quan của tội trộm cắp tài sản có các dấu hiệu hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc. Thời điểm hoàn thành của tội trộm cắp tài sản là thời điểm mà người phạm tội chiếm đoạt được tài sản theo luật định.
Hành vi cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Cịn hành vi trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản. Điều đó có nghĩa là người phạm tội khơng dám cơng khai hành vi của mình mà có ý thức che dấu hành vi của mình đối với chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản. Người phạm tội đã lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hồn cảnh khách quan khác như chen lấn xơ đẩy nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản khơng biết.
Bên cạnh đó thì chúng ta thấy trong tội cướp giật tài sản không quy định về thiệt hại tài sản. Điều đó có nghĩa là cứ có hành vi cướp giật tài sản xảy ra là cấu thành tội cướp giật tài sản không cần phải xem xét đến thiệt hại tài sản là bao nhiêu. Thiệt hại tài sản lớn hay nhỏ chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tình tiết định khung mà thơi. Cịn đối với tội trộm cắp tài sản thì có quy định thiệt hại tài sản tối thiểu để cấu thành tội trộm cắp tài sản. Cụ thể: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Để thực hiện được hành vi cướp giật tài sản thì người phạm tội cướp giật tài sản phải sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau. Một trong những thủ đoạn mà người phạm tội cướp giật tài sản sử dụng là thủ đoạn lén lút khi tiếp cận vào tài sản. Sự khác biệt ở chỗ nếu trong tội trộm cắp tài sản thủ đoạn lén lút được thể hiện khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì trong tội cướp giật tài sản thủ đoạn lén lút được thể hiện khi người phạm tội tiếp cận tài sản, còn khi thực hiện hành vi chiếm đoạt thì người phạm tội cơng khai.
Người từ đủ 16 tuổi có thể trở thành chủ thể của tội cướp giật tài sản được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 136 BLHS. Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ có thể trở thành chủ thể của tội cướp giật tài sản được quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 136 BLHS. Người từ đủ 16 tuổi có thể trở thành chủ thể của tội
trộm cắp tài sản được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 138 BLHS. Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ trở thành chủ thể của tội trộm cắp tài sản được quy định tại Khoản 3, 4 Điều 138 BLHS.