Quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản trong thực

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 68)

CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cƣớp giật tài sản

2.1.5. Quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản trong thực

thực tiễn áp dụng pháp luật

Quyết định hình phạt là việc Tịa án lựa chọn loại hình phạt với mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội.46

Điều 45 BLHS quy định về căn cứ quyết định hình phạt như sau: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.”

Thực tiễn quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản vẫn cịn những khó khăn vướng mắc. Những khó khăn, vướng mắc một mặt xuất phát từ những vấn đề mà tác giả đã phân tích ở phần trước đó là: Thực tiễn định tội danh cướp giật tài sản, xác định một số tình tiết định khung của tội cướp giật tài sản cũng như xác định những trường hợp chuyển hóa tội danh đối với tội cướp giật tài sản còn nhiều quan điểm khác nhau. Điều này dẫn đến quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản khơng được thống nhất. Mặt khác, vẫn cịn tồn tại những quan điểm khác nhau khi xác định một số tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách

46

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam

nhiệm hình sự, đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về các tình tiết của vụ án cướp giật tài sản cũng khác nhau. Điều này cũng làm cho thực tiễn quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản không được thống nhất.

2.1.5.1. Xác định tình tiết “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” được quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 46 BLHS khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản trong thực tiễn áp dụng pháp luật

Phạm tội nhƣng chƣa gây thiệt hại

Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về tình tiết “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại”. Chính vì vậy mà thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tình tiết này đối với tội cướp giật tài sản cịn gặp khó khăn. Nghiên cứu 250 bản án cướp giật tài sản trong những năm gần đây cho thấy có hai quan điểm khác nhau khi hiểu thiệt hại tài sản đã xảy ra hay chưa xảy ra, dẫn đến sự không thống nhất khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại” được quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 46 BLHS. Quan điểm thứ nhất không dựa vào thời điểm chiếm đoạt được tài sản để đánh giá thiệt hại tài sản đã xảy ra hay chưa mà chỉ xem xét tài sản bị mất, bị hư hỏng để đánh giá thiệt hại tài sản đã xảy ra hay chưa. Quan điểm thứ hai đã dựa vào thời điểm chiếm đoạt tài sản và tài sản bị mất, bị hư hỏng để đánh giá thiệt hại tài sản đã xảy ra hay chưa. Đối với trường hợp đã chiếm đoạt được tài sản thì thiệt hại tài sản đã xảy ra. Đối với trường hợp chưa chiếm đoạt được tài sản thì xem xét đến tài sản có bị mất hoặc bị hư hỏng hay khơng. Nếu tài sản mất hoặc bị hư hỏng thì dù chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn xem thiệt hại tài sản đã xảy ra. Nếu tài sản khơng bị mất hoặc bị hư hỏng thì xem là thiệt hại tài sản chưa xảy ra. Trong vụ án Nguyễn Thanh Bình và đồng bọn phạm tội cướp giật tài sản đã có sự nhận thức khác nhau về thiệt hại tài sản nên đã có những quan điểm áp dụng pháp luật khác nhau.

Khoảng 20 giờ ngày 05/9/2010, Bình chạy xe máy biển số 53Y6-8785 chở Suyền đi qua nhà số 08 đường A khu ADC phường Phú Thạnh, quận Tân Phú thì Bình phát hiện thấy chị Nguyễn Thị Út đang ngồi chơi ở lề đường, trên tay đang sử dụng điện thoại di động. Bình rủ Suyền chiếm đoạt điện thoại của chị Út, Suyền đồng ý. Bình chạy xe ép sát vào chị Út để cho Suyền ngồi sau dùng tay giật được chiếc điện thoại di động của chị Út rồi cả hai đã tẩu thoát. Khoảng 23 giờ cùng ngày, Bình chở Suyền đi ăn tối, khi đến ngã ba Lũy Bán Bích – Trần Hưng Đạo do không đội mũ bảo hiểm nên thấy Tổ tuần tra Cảnh sát giao thông Công an quận Tân

Phú thì Bình chở Suyền bỏ chạy vào hẻm cụt, Suyền ném chiếc điện thoại đã giật được của chị Út trước nhà số 140/06 Trần Tấn, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú. Thấy nghi ngờ, tổ tuần tra Cảnh sát giao thông Công an quận Tân Phú đuổi theo bắt giữ Bình, Suyền cùng tang vật và phương tiện chuyển Công an phường Phú Thạnh quận Tân Phú. Tang vật: 01 điện thoại di động hiệu Samsung C3053 trị giá 1.000.000 đồng, 01 xe gắn máy biển số 53Y6-8785.47

Tòa sơ thẩm Tòa án nhân dân quận Tân Phú chỉ dựa vào tài sản bị mất hoặc bị hư hỏng để đánh giá về thiệt hại tài sản. Theo Tòa trong trường hợp này tài sản đã được thu hồi trả cho người bị hại nên đây là trường hợp phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại. Do vậy, Tòa đã áp dụng Điểm g Khoản 1 Điều 46 BLHS khi quyết định hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Thanh Bình.

Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh dựa vào thời điểm chiếm đoạt được tài sản và tài sản bị mất hoặc bị hư hỏng để đánh giá về thiệt hại tài sản. Theo Tòa trường hợp này đã chiếm đoạt được tài sản nên đó là trường hợp đã gây thiệt hại. Tuy nhiên thiệt hại là không lớn nên vận dụng Điểm g Khoản 1 Điều 46 BLHS khi quyết định hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Thanh Bình. Theo tịa phúc thẩm thì cấp sơ thẩm cho rằng chưa gây thiệt hại là khơng chính xác.

Như vậy, từ tình huống trên cho thấy thực tiễn áp dụng pháp luật về tình tiết “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại” cịn gặp khó khăn. Sự nhận thức khác nhau về tình tiết phạm tội này đã dẫn đến áp dụng pháp luật khác nhau khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản. Chính điều này đã làm cho việc quyết định hình phạt khơng được thống nhất, trong một số trường hợp không đảm bảo sự công bằng trong quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản.

Phạm tội nhƣng gây thiệt hại không lớn

Cũng tương tự như tình tiết “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại” thì tình tiết “phạm tội nhưng gây thiệt hại khơng lớn” cũng khơng có văn bản hướng dẫn cụ thể. Vấn đề đặt ra là thiệt hại như thế nào thì được xem là thiệt hại khơng lớn. Chính vì thế mà thực tiễn áp dụng pháp luật về tình tiết này cũng khơng có sự thống nhất.

Trong vụ án Nguyễn Hữu Trang và đồng bọn phạm tội cướp giật tài sản. Thiệt hại là nhỏ nhưng Tịa án lại khơng áp dụng tình tiết “phạm tội nhưng gây thiệt hại khơng lớn”.

47

Bản án số:244/2011/HSPT về “xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 138/2011/HSPT ngày 09 tháng 3 năm 2011 đối với bị cáo Nguyễn Thanh Bình” của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Hữu Trang, Lê Văn Tâm là bạn bè. Tối ngày 30/11/2010, sau khi uống rượu về, Tâm điều khiển xe máy biển số 51L3-0037 chở Trang đến khu vực ngã tư Nguyễn Văn Linh – Trịnh Quang Nghị, ấp 4, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Trang phát hiện anh Đỗ Huy Năm đang đứng ở ngã tư, tay cầm điện thoại di động nên rủ Tâm giật điện thoại, Tâm đồng ý và điều khiển xe đến gần anh Năm khoảng 2m thì dừng lại để Trang xuống xe, đi bộ đến giả vờ hỏi mượn điện thoại rồi dùng tay phải giật điện thoại, chạy ra xe cùng Tâm bỏ chạy. Tài sản bị chiếm đoạt trị giá 2.070.000 đồng.48

Thiệt hại tài sản trong vụ án trên là 2.070.000 đồng, thiệt hại về thể chất không xảy ra. Tuy nhiên Tòa án nhân dân Huyện Bình Chánh đã khơng áp dụng tình tiết “phạm tội nhưng gây thiệt hại khơng lớn” trong khi quyết định hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Hữu Trang và Lê Văn Tâm.

Trong vụ án Hà Minh Thuận và đồng bọn phạm tội cướp giật tài sản. Thiệt hại rõ ràng là lớn nhưng Tịa án lại áp dụng tình tiết “phạm tội nhưng gây thiệt hại không lớn”.

Vào khoảng 14 giờ 30 phút ngày 30/01/2012 khi Hà Minh Thuận đang điều khiển xe mô tô biển số 59D1-125.72 chở Phương A Xn lưu thơng trên đường Hịa Bình hướng từ vịng xoay Đầm Sen về nhà hàng Thủy Tạ Đầm Sen thì thấy ông Trần Bá Thành đang điều khiển xe máy lưu thơng phía trước cùng chiều, trên cổ ông Thành đeo sợi dây chuyền vàng có giá trị là 15.870.000 đồng. Do Thuận muốn chiếm đoạt sợi dây chuyền này nên chỉ cho Xuân thấy rồi rủ cùng tham gia và được Xuân đồng ý thực hiện. Khi đến nhà số 22 Hịa Bình, Phường 5, Quận 11 thì Thuận điều khiển xe chạy áp sát bên trái xe của Thành, Xuân dùng tay phải giật được sợi dây chuyền của Thành rồi bỏ chạy, nhưng do Thuận va quẹt xe với người đi đường làm cả hai bị té ngã thì bị bắt giữ.49

Thiệt hại tài sản trong vụ án trên là 15.870.000 đồng, thiệt hại về thể chất là không đáng kể (Thuận chỉ va quẹt xe với người đi đường). Với những thiệt hại như vậy thì Tịa án nhân dân Quận 11 lại áp dụng tình tiết “phạm tội nhưng gây thiệt hại khơng lớn” khi quyết định hình phạt đối với bị cáo Hà Minh Thuận, Phương A Xuân.

48

Bản án số: 551/2011/HSPT về “xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 392/2011/HSPT ngày 29 tháng 6 năm 2011 đối với bị cáo Nguyễn Hữu Trang” của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

49

Bản án số: 723/2011/HSPT về “xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 528/2012/HSPT ngày 01 tháng 10 năm 2012 đối với bị cáo Hà Minh Thuận và Phương A Xn” của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, qua hai vụ án trên chúng ta thấy được sự không thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật về tình tiết “phạm tội nhưng gây thiệt hại khơng lớn”. Sự không thống nhất này dẫn đến sự không công bằng khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản.

2.1.5.2. Xác định tình tiết “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm

trọng” được quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 46 BLHS khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản trong thực tiễn áp dụng pháp luật

Đây là trường hợp người phạm tội cướp giật tài sản lần đầu tiên thực hiện tội phạm và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Vấn đề đặt ra thế nào được xem là “phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Theo tinh thần kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác chống tham nhũng và buôn lậu năm 1992 thì: Khi xem xét người phạm tội cướp giật tài sản thuộc trường hợp ít nghiêm trọng chủ yếu là xác định vị trí vai trị và thủ đoạn phạm tội của họ, hậu quả phạm tội đã gây ra và thái độ khai báo thế nào… và đánh giá toàn diện cả về mặt khách quan và chủ quan. Thơng thường phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng là người phạm tội cướp giật tài sản ở vị trí vai trị thứ yếu (bị rủ rê, lơi kéo, và là đồng phạm), tác hại gây ra không lớn, thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối lỗi về hành vi đã phạm… Như vậy, hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chính thức về điều này. Chính vì vậy mà thực tiễn áp dụng pháp luật về tình tiết này phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người áp dụng pháp luật. Trong vụ án Đoàn Ngọc Cường phạm tội cướp giật tài sản đã có sự đánh giá khác nhau về tình tiết “phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” nên dẫn đến việc áp dụng pháp luật cũng khác nhau.

Khoảng 14 giờ 00 ngày 27/9/2012, Nguyễn Đức Tài điều khiển xe mơ tơ biển số 59D1-03606 chở Đồn Ngọc Cường lưu thông trên đường Lê Văn Sỹ. Khi đi đến trước nhà số 351/13 Lê Văn Sỹ, phường 13, Quận 3, Cường phát hiện thấy chị Trịnh Thị Chỉnh đi bộ từ quán cà phê 351/12A băng qua đường để lên xe ô tô, trên tay cầm điện thoại di động Iphone 4. Cường liền dùng tay phải giật chiếc điện thoại di động, nhưng không giật được. Chị Chỉnh liền tri hô. Lúc này, anh Vương Dương Nguyên và anh Nguyễn Hữu Chiến dùng chân đạp ngã xe và bắt giữ được Tài và Cường. Tại Cơ quan điều tra Công an Quận 3, Nguyễn Đức Tài khai không biết việc cướp giật điện thoại của chị Chỉnh. Cường khai việc cướp giật do Cường thực hiện, không bàn bạc với Tài nên Cơ quan điều tra không khởi tố đối với Nguyễn Đức Tài.50

50

Bản án số: 500/2013/HSPT về “xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 328/2013/HSPT ngày 03 tháng 6 năm 2013 đối với bị cáo Đồn Ngọc Cường” của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Bản án sơ thẩm số 61/2013/HSST ngày 15/4/2013 của Tồ án nhân dân Quận 3 thì:

Bị cáo Đoàn Ngọc Cường lợi dụng Nguyễn Đức Tài chở bằng xe mô tô lưu thông trên đường Lê Văn Sỹ để thực hiện hành vi cướp giật điện thoại di động. Hành vi của bị cáo không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người khác mà còn làm mất an ninh trật tự cộng cộng, có thể gây ra tai nạn cho người bị hại, những người tham gia giao thông. Hành vi của bị cáo được quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 136 BLHS.

Xét thấy bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, phạm tội chưa gây thiệt hại là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điểm p, g Khoản 1 Điều 46 BLHS.

Tuy nhiên, Tịa sơ thẩmTồ án nhân dân Quận 3 đã cho rằng Đoàn Ngọc Cường phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng nên đã không áp dụng Điểm h Khoản 1 Điều 46 BLHS khi quyết định hình phạt đối với Đồn Ngọc Cường.

Tịa phúc thẩm Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đồng tình với những tình tiết của vụ án mà Tịa sơ thẩm đã đưa ra. Tuy nhiên, với những tình tiết đó thì Tịa phúc thẩm đã cho rằng bị cáo Đoàn Ngọc Cường phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên đã áp dụng Điểm h Khoản 1 Điều 46 BLHS khi quyết định hình phạt đối với Đồn Ngọc Cường.

Như vậy, tình huống trên cho thấy việc áp dụng tình tiết “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người áp dụng pháp luật. Chính vì vậy mà thực tiễn áp dụng pháp luật về tình tiết này khơng được thống nhất, không đảm bảo sự công bằng khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản.

2.1.5.3. Xác định tình tiết “phạm tội đối với người già” được quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 48 BLHS khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản trong thực tiễn áp dụng pháp luật

Theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì: “Người già” được xác định là người từ 70 tuổi trở lên. Chỉ áp dụng tình tiết “người già” đối với những trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của bị cáo có nhận biết được hay khơng nhận biết

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)