3.2 .Một số vấn đề nảy sinh từ vụ kiện
3.2.1. Mâu thuẫn khi thực hiện phán quyết và mối quan hệ giữa WTO với các
Kết thúc vụ kiện lốp xe của Brazil, Cơ quan Phúc thẩm yêu cầu Brazil phải sửa đổi biện pháp của mình để phù hợp với các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định GATT.163 Phán quyết này đặt Brazil vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý ở cả hai phía. Nếu Brazil tuân thủ phán quyết của WTO và hủy bỏ miễn trừ MERCOSUR, Brazil sẽ vi phạm phán quyết của MERCOSUR và các nghĩa vụ của mình với tư cách thành viên MERCOSUR. Ngược lại, nếu Brazil vẫn duy trì miễn trừ, hồn thành nghĩa vụ của một thành viên MERCOSUR, Brazil sẽ vi phạm quy định của WTO và chịu các chế tài như bồi thường thiệt hại hay nặng hơn là trả đũa thương mại. Hoặc trong trường hợp Brazil không muốn phải chọn lựa giữa WTO và MERCOSUR, Brazil có thể bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu lốp xe tái chế, “làm hài lòng” cả EC và Uruguay hay cả WTO và MERCOSUR, tuy nhiên sẽ đặt sức khỏe con người và mơi trường vào tình trạng nguy hiểm. “Trừ khi Brazil có thể dàn xếp với khối MERCOSUR về phán quyết của tòa trọng tài MERCOSUR, cách duy nhất Brazil có thể tuân thủ cả nghĩa vụ với WTO và MERCOSUR là rút lại lệnh cấm nhập khẩu, hủy bỏ mọi mục đích bảo vệ mơi trường của mình.”164
Phán quyết này của Cơ quan Phúc thẩm đã làm nảy sinh sự xung đột về nghĩa vụ khi một quốc gia không thể đồng thời tuân thủ phán quyết của hai cơ quan tài phán bởi vì hai phán quyết này đòi hỏi quốc gia đó phải hành động theo hai hướng hoàn toàn đối nghịch nhau.165 Thực tế, xung đột này không cố hữu, cũng như không phải không thể tránh khỏi. WTO và MERCOSUR đều có cùng mục đích tự do hóa mậu dịch và đều mong muốn cân bằng mối quan hệ giữa môi trường và thương mại và trong vụ kiện này, cả WTO và MERCOSUR đều ra phán quyết chống lại lệnh cấm nhập khẩu của Brazil. Tuy nhiên khi đưa ra kết luận miễn trừ của Brazil đối với khối MERCOSUR tạo ra phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý, Cơ quan Phúc thẩm đã “vơ tình” tạo ra một sự xung đột trực tiếp giữa các nghĩa vụ của các hiệp định mà Brazil tham gia. Từ đây, theo Julia Qin,
163 Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, Brazil – Lốp xe, đoạn 259
164
Julia Qin, “Update: The Mercosur Exemption Reversed – Conflict between WTO and Mercosur Rulings and Its Implications for Environmental Values” (Cập nhật: Miễn trừ Mercosur bị bác bỏ - Xung đột giữa Phán quyết của WTO và Mercosur và Hệ quả của nó với các Giá trị Mơi trường), ASIL Insight, 23 /01/2009, Vol 11, Issue 23
165
45
có thể dùng cách giải thích Điều XX khác để thay đổi kết quả này nhằm tránh khỏi xung đột.166
Có ý kiến cho rằng phán quyết cùng những lý giải của Cơ quan Phúc thẩm về miễn trừ MERCOSUR là phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý được cho là một bước phát triển đáng chú ý về sự phân cấp pháp lý quốc tế mà vị trí đứng đầu thuộc về WTO.167 Từ lập luận của Cơ quan Phúc thẩm có thể suy ra rằng cho dù Brazil có nghĩa vụ với MERCOSUR và phải sửa đổi biện pháp để phù hợp với nghĩa vụ của mình, Brazil vẫn cần thực hiện với cách thức phù hợp với các quy định của WTO. Đây có thể được xem như tuyên bố cấp cao hơn của WTO đối với một cơ chế giải quyết tranh chấp của RTA.168 Tuy nhiên, Julia Qin phủ nhận sự tồn tại mối quan hệ phân cấp giữa tòa án MERCOSUR và cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, cũng như giữa WTO và các RTA. Theo đó, cho dù các thành viên WTO phải đảm bảo RTA của họ đáp ứng một số điều kiện quy định tại GATT và GATS nhưng RTA cũng như WTO là các hiệp định thương mại độc lập, bình đẳng và khơng có mối quan hệ phụ thuộc.169 Nikolaos Lavranos ủng hộ quan điểm này và cho thấy trong DSU khơng có quy định nào chỉ ra rằng DSB của WTO là có quyền hạn hơn so với cơ chế giải quyết tranh chấp của RTA.170 Tác giả cũng đồng ý với quan điểm này. Về bản chất, WTO hay các RTA như MERCOSUR hay EC đều được tạo thành từ các hiệp với mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại, tuân thủ các nguyên tắc nền tảng của luật quốc tế. Một trong các ngun tắc đó là bình đẳng khơng phân biệt đối xử, do đó có thể suy ra giữa WTO và các tổ chức khác (trong trường hợp này là các RTA) khơng có mối quan hệ phân cấp.
166
Xem thêm mục 3.3.1 chương này
167 James H. Mathis (2011), xem chú thích số 150
168 Nikolaos Lavranos, “The Brazilian Tyres Case: A case-study of Multilevel Judicial Governance” (Vụ kiện Brazil – Lốp xe: Nghiên cứu về Quản lý Tư pháp Đa cấp), Multilevel Judicial Governance between Global and Regional Economic Integration Systems: Institutional and Substantive Aspects, European University Institute, Florence 2009
169 Julia Qin (2009), xem chú thích số 129
170
Nikolaos Lavranos, “Trade Supersedes Health” (Thương mại Thay thế Sức khỏe), Trade, Law and Development, Fall, 2009, Vol.1 No.2
46