Quan hệ giữa môi trƣờng và thƣơng mại

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng ngoại lệ tại điều XX(b) GATT 1994 một số vấn đề rút ra từ vụ kiện lốp xe của brazil (Trang 59 - 69)

3.2 .Một số vấn đề nảy sinh từ vụ kiện

3.3. Tƣơng lai áp dụng ngoại lệ

3.3.2. Quan hệ giữa môi trƣờng và thƣơng mại

Mối quan hệ giữa môi trường và thương mại từ trước đến nay luôn là đề tài tranh luận đáng chú ý. Vụ kiện lốp xe đã đem lại một vài kết luận khả quan nghiêng về phía mơi trường. Thứ nhất, Cơ quan Phúc thẩm đồng ý “có những biện pháp chỉ mang lại kết quả sau một khoảng thời gian nhất định chứ không thể hiện ngay lập tức.”187 Điều này đem lại tác động đáng kể đối với các vụ kiện sau này của WTO liên quan đến sự nóng lên của trái đất hay sự thay đổi khí hậu.

“Trong thời gian ngắn, việc tách rời đóng góp của biện pháp đến sức khỏe cơng cộng hoặc môi trường của một biện pháp cụ thể khỏi các biện pháp có cùng chính sách có thể gặp khó khăn. Hơn nữa, kết quả đạt được từ một vài hành động, ví dụ như các biện pháp điều tiết để giảm thiểu sự nóng lên của trái đất và thay đổi khí hậu, hoặc một vài biện pháp giảm thiểu sự lây lan

184 Julia Qin (2009), xem chú thích số 129

185 Báo cáo của Ban hội thẩm, Brazil – Lốp xe, đoạn 7.61 đến 7.208

186

Xem thêm bình luận của Julia Qin, Joost Pauwelyn và Joel Trachtman tại “Brazil Tyres: The WTO as environmental watchdog” [http://worldtradelaw.typepad.com/ielpblog/2007/07/brazil-tyres-th.html] (truy cập ngày 23/6/2012)

187

50

dịch bệnh mà chỉ có thể thấy được sau một khoảng thời gian nhất định – chỉ có thể được đánh giá theo thời gian”188

Nhận định này là nhận định đầu tiên có liên quan đến các biện pháp về thay đổi khí hậu và có khả năng ảnh hưởng đến các vụ kiện tương tự trong tương lai.189 Giả sử một quốc gia đưa ra một biện pháp nhằm giải thiểu sự nóng lên của trái đất mà kết quả của biện pháp này khơng thể hiện ngay lập tức thì quốc gia đó vẫn có thể viện dẫn nhận định này, vì “kết quả đạt được chỉ có thể đánh giá theo thời gian”. Điều này có thể là nhân tố khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong tương lai.

Thứ hai, mặc dù phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm cho thấy vấn đề thương mại đã thế chỗ mơi trường và sức khỏe,190 vẫn có thể tìm thấy trong quá trình lập luận của Ban hội thẩm những ý kiến có lợi cho mơi trường.191 Vụ kiện lốp xe đã khẳng định lại quan điểm của Cơ quan Phúc thẩm trong vụ kiện tôm rùa của Hoa Kì, đó là quốc gia thành viên hồn tồn có chủ quyền xác định mục tiêu bảo vệ môi trường của họ. Bên cạnh đó, khi chấp nhận sản phẩm mà biện pháp tác động đến không nhất thiết phải là sản phẩm gây ra mối nguy hại (lốp xe tái chế khi biến thành rác thải mới gây nguy hại), Cơ quan Phúc thẩm đã công nhận trong tương lai, một quốc gia có thể ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm không gây nguy hiểm nhưng khi trở thành rác thải sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cơng cộng hoặc có tác động xấu tới mơi trường. Hơn nữa, Cơ quan Phúc thẩm đã xác định phịng ngừa rác thải thay vì tăng cường các chương trình quản lý và tái chế sẽ là hợp pháp. Nói cách khác, một quốc gia có thể thiên về áp dụng các biện pháp phòng ngừa hơn là áp dụng các hành động cải tạo như quản lý và tái chế rác thải.192

Ngoài ra, mức độ phát triển của một quốc gia cũng là nhân tố cần được xem xét trong q trình đánh giá “giữa các nước có cùng điều kiện” của sự phân biệt đối xử tại

188 Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, Brazil – Lốp xe, đoạn 156

189

“Litigating Environmental Protection and Public Health at the WTO: The Brazil – Retreaded Tyres Case” (Tranh chấp Bảo vệ Môi trường và Sức khỏe Công cộng tại WTO: Vụ kiện Brazil – Lốp xe), ICTSD Project on WTO

Jurisprudenence and Sustainable Development (2010)

190

Nikolaos Lavranos (2009), xem chú thích số 168

191

Theo Joost Pauwelyn, trong vụ kiện này, WTO đã chỉ ra sai sót trong chính sách mơi trường của Brazil: nếu Brazil nghiêm túc trong mối nguy hại về môi trường, Brazil nên không chỉ cấm nhập khẩu lốp xe tái chế mà cần cấm nhập khẩu lốp xe cũ. Xem chú thích số 186

192

51

phần mở đầu Điều XX.193 Trong quá trình tiến hành bài kiểm tra các biện pháp thay thế, Cơ quan Phúc thẩm cho rằng một bài kiểm tra như vậy là cần thiết khi xem xét khả năng của một quốc gia để đảm bảo biện pháp không đặt ra bất kì gánh nặng quá mức nào như chi phí quá cao hoặc khó khăn về mặt kĩ thuật. Như vậy, có thể suy ra phán quyết này công nhận ý nghĩa của một “gánh nặng quá mức” cần phải được xác định trong mối quan hệ với mức độ phát triển của một đất nước.194

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giải quyết tranh chấp liên quan đến Điều XX có một vụ kiện liên quan đến sản phẩm tái chế. Bằng những lập luận đáng chú ý của mình, Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm đã đem lại một số hy vọng về một tương lai trong đó WTO khơng những chỉ tập trung bảo vệ thương mại mà cịn có khả năng trở thành thể chế bảo vệ môi trường lớn mạnh nhất.195 Mặc dù Brazil thua kiện, nhưng vụ kiện lốp xe có thể được coi là một “chiến thắng” đối với các chính sách về mơi trường của các quốc gia.196

193

Patrick Low, Gabrielle Marceau và Julia Reinaud , The Interface between the trade and climate change regimes: Scoping the issue (dự thảo sơ bộ), Thinking Ahead on International Trade (TAIT) – 2nd Conference Climate Change, Trade and Competitiveness: Issues for the WTO, tr.20. Xem thêm

[http://www.wto.org/english/res_e/reser_e/climate_jun10_e/background_paper3_e.pdf] (truy cập ngày 22/6/2012)

194

Xem chú thích số 189

195

Joost Pauwelyn, “Brazil Tyres: The WTO as environmental watchdog” (2007). Xem thêm

[http://worldtradelaw.typepad.com/ielpblog/2007/07/brazil-tyres-th.html] (truy cập ngày 10/6/2012)

196

Schloemann H, “Brazil Tyres: Policy Space Confirmed under GATT Article XX” (2008) 12(1) Bridges Monthly. Xem thêm [http://ictsd.org/i/news/bridges/3141/] truy cập ngày 27/6/2012

52

KẾT LUẬN

Mặc dù trải qua nhiều vụ kiện áp dụng các ngoại lệ tại Điều XX nói chung và một vài vụ kiện liên quan đến điểm (b) nói riêng, nhu cầu giải thích ngoại lệ này vẫn tăng mà khơng hề giảm. DSB có những cách áp dụng khác nhau đối với các thuật ngữ trong điều luật này ở mỗi thời điểm và trường hợp khác nhau. Qua vụ kiện lốp xe, các bên trong quá trình giải quyết vụ kiện này đều đặt ra những vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến tương lai giải quyết tranh chấp có liên quan.

Về phía Brazil, có thể nói, trước vụ kiện lốp xe, các tranh chấp liên quan đến môi trường hay sức khỏe công cộng đều phát sinh do các quốc gia phát triển viện dẫn ngoại lệ môi trường. Brazil là quốc gia đang phát triển đầu tiên áp dụng ngoại lệ về môi trường trường để đưa ra lệnh cấm, bảo vệ sức khỏe và đời sống con người. Điều này chứng tỏ các quốc đang phát triển cũng có thể sử dụng ngoại lệ này để bảo vệ môi trường khỏi các quốc gia phát triển và bảo vệ môi trường không chỉ thuộc về các quốc gia giàu có.197 Về phía EC, cùng với MERCOSUR, dù khác biệt về trình độ phát triển nhưng đều là các RTA. Khi không công nhận Brazil và miễn trừ MERCOSUR thuộc Điều XXIV, EC có khả năng đã tự đưa mình vào nguy cơ tương tự nếu một quốc gia tiến hành khiếu nại đối với các “miễn trừ EC” trong tương lai.

Quan trọng hơn cả là những vấn đề rút ra sau quá trình giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm. Đối với các hạn chế như trong giai đoạn đánh giá sự đóng góp của biện pháp đối với mục tiêu bảo vệ mơi trường, q trình xem xét biện pháp thay thế ít hạn chế thương mại nhất và đặc biệt, quá trình cân nhắc và cân bằng, Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm có thể khắc phục bằng cách kĩ lưỡng hơn trong tương lai. Đối với những vấn đề có khả năng gây xung đột, như xung đột phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm đã đặt ra giữa WTO và MERCOSUR, Cơ quan Phúc thẩm cần lưu ý để có thể tránh khỏi xung đột, thực hiện tốt vai trò của mình. Khép lại vụ kiện lốp xe, Cơ quan Phúc thẩm đã mở ra nhiều vấn đề mới mà có thể sẽ chỉ được giải quyết trong tương lai bởi chính Cơ quan Phúc thẩm.

Tóm lại, trước khi một quốc gia áp dụng một biện pháp theo quy định của ngoại lệ môi trường tại Điều XX(b), đầu tiên quốc gia đó cần phải kiểm tra biện pháp của mình có

197

53

mục tiêu bảo vệ “đời sống và sức khỏe con người, động vật và thực vật” thuộc điểm (b) hay khơng. Tiếp đó, cần xác định mức độ bảo vệ của biện pháp, để từ đó xem xét “sự cần thiết” cần phải thực hiện biện pháp này. Tính cần thiết bao gồm đóng góp của biện pháp đối với sức khỏe và đời sống con người, động vật và thực vật, tầm quan trọng của sức khỏe và đời sống con người, động vật và thực vật, và tác động hạn chế thương mại của biện pháp. Kiểm tra có tồn tại biện pháp thay thế nào ít hạn chế thương mại hơn nhưng cũng đạt cùng mức độ bảo vệ với biện pháp và có thể được tiến hành một cách hợp lý hay không là bước tiếp theo cần thực hiện. Sau đó cần cân nhắc và cân bằng tất cả các yếu tố lại với nhau để tìm ra biện pháp “tốt” nhất, cần thiết nhất. Hoàn thành tới giai đoạn này nghĩa là quốc gia đã đạt được các yêu cầu của điểm (b). Tiếp theo, cần đánh giá biện pháp này có được thực hiện với cách thức tạo ra phân biệt đối xử độc đốn hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện hay hạn chế thương mại trá hình hay khơng. Nếu câu trả lời cho giai đoạn này là không, quốc gia có thể “yên tâm” thực hiện biện pháp vì biện pháp đã được xem như hoàn thành đầy đủ các điều kiện của ngoại lệ tại Điều XX(b).

Từ những vấn đề trên, hy vọng khóa luận sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các độc giả có quan tâm khi tìm hiểu về ngoại lệ mơi trường quy định tại Điều XX(b). Tuy đã cố gắng thực hiện nhưng do thiếu kinh nghiệm cũng như tài liệu có hạn và thời gian tương đối ngắn nên khóa luận khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được sự quan tâm, góp ý của q thầy cơ và độc giả để hồn thiện khóa luận cũng như kĩ năng nghiên cứu và kiến thức chuyên môn trong đề tài.

54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Văn bản pháp luật

1. Cơng ước BASEL về kiểm sốt vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc tiêu hủy chúng

2. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại năm 1994 (GATT 1994) 3. Hiệp ước Montevideo 1980 thiết lập Hiệp hội Châu Mĩ Latinh Thống nhất

TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, báo, tạp chí

4. Bown, Chad P. và Trachtman, Joel P., Brazil – Measures Affecting Imports of Retreaded Tyres: A Balancing Act, World Trade Review 8:1, 85-135, 2009.

5. Calle, Maria-Alejandra, Environmental concerns and trade disputes: An overview from the GATT and the WTO Dispute Settlement System, University College Cork, 2012.

6. Charnovitz, Steve, Exploring the Environmental Exceptions in GATT Article XX, Journal of World Trade, Vol. 37, 1991.

7. Condon, Bradly J., GATT Article XX and Proximity of Interest: Determining the Subject Matter of Paragraphs b and g, 10 UCLA Journal of International Law and Foreign Affairs, 2005.

8. Davies, Arwel, Interpreting the Chapeau of GATT Article XX in Light of the “New” Approach in Brazil – Tyres, Journal of World Law 2009.

9. Doyle, Christopher, Shelter, Gimme: The “Necessary” element of GATT Article XX in the Context of the China- Audiovisual Products Case, Boston University International Law Journal, Vol 29:143, 2011.

10. De Feyter, Koen, Handleiding Volkenrecht (Hướng dẫn Luật Quốc tế), Maklu, 2011.

55

11. Gaines, Sanford, The WTO‟s reading of the GATT Article XX Chapeau: A disguised restriction on environmental measures, 22 University of Pennsylvania Journal of International Economics Law 739, 2001.

12. Kennedy, Kevin C., International Trade Regulation 270 (Vicki Been et al. eds., Aspen 2009).

13. Lavranos, Nikolaos, The Brazilian Tyres Case: A case-study of Multilevel Judicial Governance, Multilevel Judicial Governance between Global and Regional Economic Integration Systems: Institutional and Substantive Aspects, European University Institute, Florence 2009.

14. Lavranos, Nikolaos, Trade Supersedes Health, Trade, Law and Development, Vol.1 No.2, 2009.

15. Lavranos, Nikolaos, Competing Jurisdictions Between MERCOSUR and WTO, The Law & Practice of International Courts and Tribunals, Vol 7:2, 2009.

16. Lester, Simon, Mercurio, Bryan, Davies, Arwel và Leitner, Kara, World Trade Law, Text, Materials and Commentary, Hart Publishing, 2008.

17. Litigating Environmental Protection and Public Health at the WTO: The Brazil – Retreaded Tyres Case, ICTSD Project on WTO Jurisprudenence and Sustainable Development, 2010.

18. Marceau, Gabrielle và Trachtman, Joel P., A map of the World Trade Organization Law of Domestic Regulation of Goods, Geogre A. Bermann, Petros C. Mavroidis, Trade and Human Health and Safety, Cambridge University Press, 2006.

19. Mathis, James H., The “Legalization” of GATT Article XXIV – Can Foes Become Friends?, Kyle W. Bagwell, Petros C. Mavroidis, Preferential Trade Agreements: A Law and Economics Analysis, Cambridge University Press, 2011.

20. Matsushita, Mitsuo – Schoenbaum, Thomas J. & Mavroidis, Petros C., The World Trade Organization – Law, Practice, and Policy, The Oxford International Law Library.

21. McGovern, Edmond, International Trade regulation, Tập 2, Globefield Press, 2008.

56

22. McGrady, Benn, Trade and Public Health: The WTO, Tobacco, Alcohol, and Diet, Cambridge University Press, 2011.

23. Osiro, Deborah Akoth, GATT/WTO Necessity Analysis: Evolutionary interpretation and its impact on the autonomy of domestic regulation, Legal Issues of economic integration 29(2): 123-141, 2002.

24. Qin, Julia Ya, Managing Conflicts between Rulings of WTO and RTA Tribunals: Reflections on the Brazil – Tyres case, Wayne State University Law School Legal Studies Research Paper Series No.09-24, 2009.

25. Qin, Julia Ya, Update: The Mercosur Exemption Reversed – Conflict between WTO and Mercosur Rulings and Its Implications for Environmental Values, ASIL Insight, 23 /01/2009, Vol 11, Issue 23.

26. Trade and environment at the WTO, WTO, 2004.

27. Van Calster, Geert, Faites Vos Jeux – Regulatory Autonomy and the World Trade Organisation after Brazil Tyres, Journal of Environmental Law Advance Access

xuất bản 11/2/2008. Website 28. http://www.mercosur.int/t_generic.jsp?contentid=3862&site=1&channel=secretari a&seccion=2 29. http://www.harvardilj.org/articles/Magnuson.pdf 30. http://worldtradelaw.typepad.com/ielpblog/2007/07/brazil-tyres-th.html 31. http://www.wto.org/english/res_e/reser_e/climate_jun10_e/background_paper3_e. pdf 32. http://ictsd.org/i/news/bridges/3141/ 33. http://www.unep.org/climatechange/Introduction.aspx 34. http://www2.uol.com.br/actasoft/actamercosul/espanhol/tratado_de_montevideu.ht m 35. http://www.wto.org/English/docs_e/legal_e/enabling1979_e.htm 36. http://www.unige.ch/ses/ecopo/demelo/Cdrom/RIA/Readings/sw_ch1.pdf

57

TÀI LIỆU TIẾNG PHÁP Sách, báo, tạp chí

37. Bartenstein, Kristin, L‟article XX du GATT: le principe de proportionalité et la concordance concrète entre le commerce et l‟environnement, Les Cashiers de Droit, Vol. 43, No.4, 2002.

Website

38. http://www.senat.fr/rap/r03-233/r03-23341.html 39. http://www.ecolomics-

58

PHỤ LỤC 1

THỐNG KÊ CÁC VỤ KIỆN CĨ LIÊN QUAN ĐẾN MƠI TRƢỜNG TRONG PHẠM VI GATT VÀ WTO

Nguồn: www.wto.org

Năm Vụ kiện Kết quả

1982 Hoa Kì – Cấm Nhập khẩu Cá ngừ và các Sản phẩm từ Cá

ngừ của Canada (Nguyên đơn: Canada) Vi phạm 1988 Canada – Các biện pháp tác động đến Nhập khẩu Cá trích

và Cá hồi chưa qua chế biến (Nguyên đơn: Hoa Kì) Vi phạm

1990

Thái Lan – Hạn chế Nhập khẩu và Thuế Nội địa đối với

Thuốc lá (Nguyên đơn: Hoa Kì) Vi phạm

1991

Hoa Kì – Hạn chế Nhập khẩu Cá ngừ (Nguyên đơn:

Mexico) Vi phạm

1994 Hoa Kì – Hạn chế Nhập khẩu Cá ngừ (Nguyên đơn: EU) Vi phạm 1994

Hoa Kì – Thuế Xe hơi (Nguyên đơn: EU) Vi phạm

1996 Hoa Kì – Tiêu chuẩn Xăng dầu thường và Xăng dầu tái chế

(Nguyên đơn: Venezuela) Vi phạm

1998 Hoa Kì - Cấm nhập khẩu một vài loại Tôm và sản phẩm từ

Tôm (Nguyên đơn: Ấn Độ, Malaysia, Pakistan, Thái Lan) Vi phạm 2000 EC – Các biện pháp tác động đến amiăng và sản phẩm có

chứa amiăng (Nguyên đơn: Canada) Không vi phạm 2009 Brazil – Các biện pháp tác động đến nhập khẩu lốp xe tái

59

2011

Hoa Kì – Các biện pháp liên quan đến nhập khẩu, quảng bá và kinh doanh cá ngừ và các sản phẩm từ cá ngừ (Nguyên

đơn: Mexico)

Vi phạm

2011

Moldova – Các biện pháp tác động đến nhập khẩu và lưu

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng ngoại lệ tại điều XX(b) GATT 1994 một số vấn đề rút ra từ vụ kiện lốp xe của brazil (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)