Vai trò của Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm trong việc tránh khỏ

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng ngoại lệ tại điều XX(b) GATT 1994 một số vấn đề rút ra từ vụ kiện lốp xe của brazil (Trang 56 - 58)

3.2 .Một số vấn đề nảy sinh từ vụ kiện

3.2.2. Vai trò của Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm trong việc tránh khỏ

đột

Đối với miễn trừ MERCOSUR, EC cho rằng Brazil đã có thể tránh khỏi phán quyết của tòa MERCOSUR nếu sử dụng ngoại lệ tại Điều 50 Hiệp ước Montevideo,171 từ đó khơng cần thiết phải sửa đổi lệnh cấm và tạo ra miễn trừ nhưng Brazil đã không làm như vậy. Ban hội thẩm cho rằng việc Brazil khơng thể thuyết phục tịa MERCOSUR dẫn đến tạo thành miễn trừ là “không vô lý”, cũng như “chưa chắc một chiến lược khác biệt có thể thực sự đưa đến một kết quả khác biệt”.172 Trong khi Ban hội thẩm đã không đưa ra bất kì một kết luận tiêu cực nào trong quá trình đánh giá miễn trừ MERCOSUR173, Cơ quan Phúc thẩm lại thẳng thắn hơn khi tỏ ra đồng ý với EC “Brazil đã có thể sử dụng Điều 50(d) của Hiệp ước Montevideo nhưng đã quyết định không thực hiện.”174

Ban hội thẩm đã đưa ra cách đánh giá dựa trên “tác động thương mại” của sự phân biệt đối xử, để từ đó kết luận miễn trừ MERCOSUR khơng tạo ra phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý cũng như hạn chế thương mại. Điều này thể hiện nỗ lực của Ban hội thẩm tránh gây ra xung đột với phán quyết của MERCOSUR. Trái lại, Cơ quan Phúc thẩm yêu cầu “nhân tố chủ yếu” gây ra phân biệt đối xử phải có liên quan đến mục tiêu bảo vệ, và bởi vì sự phân biệt đối xử miễn trừ MERCOSUR gây ra khơng có mối liên hệ nào đối với mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, nên miễn trừ MERCOSUR không được đánh giá theo phần mở đầu Điều XX. Cơ quan Phúc thẩm cho rằng “sự phân biệt đối xử của miễn trừ MERCOSUR khơng có ngun nhân từ xung đột giữa các quy định của MERCOSUR và GATT 1994”175

Trong khi Ban hội thẩm tránh né việc giải quyết miễn trừ MERCOSUR, Cơ quan Phúc thẩm lại cho rằng cần phải hoàn tất việc đánh giá này: “Cơ quan Phúc thẩm gặp khó khăn khi thấy Ban hội thẩm lại có thể đánh giá mà khơng đề cập

171

“Không quy định nào tại Hiệp ước này được hiểu theo cách cản trở việc áp dụng và thi hành các biện pháp với mục đích:

(d) Bảo vệ đời sống và sức khỏe con người, động vật hay thực vật.” Xem thêm Hiệp ước Montevideo 1980 tại

[http://www2.uol.com.br/actasoft/actamercosul/espanhol/tratado_de_montevideu.htm] (truy cập ngày 04/7/2012)

172

Xem chú thích số 123

173 Nikolaos Lavranos (2009), xem chú thích số 168

174 Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, Brazil – Lốp xe, đoạn 234

175

47

đến các khiếu nại riêng biệt về việc vi phạm Điều I:1 và XIII:1 trực tiếp nhằm vào miễn trừ MERCOSUR”176

Như vậy, các lập luận của Ban hội thẩm đã thể hiện nỗ lực tránh né gây ra xung đột giữa WTO và MERCOSUR bằng việc sáng tạo ra cách tiếp cận mới, đánh giá sự phân biệt đối xử dựa trên “tác động thương mại”. Cơ quan Phúc thẩm, ngược lại, thẳng thắn dùng nguyên nhân của sự phân biệt đối xử để đánh giá miễn trừ MERCOSUR là độc đoán hay phi lý. Cơ quan Phúc thẩm đã bác bỏ cách tiếp cận thực tế của Ban hội thẩm và sử dụng bài kiểm tra riêng của mình để đánh giá tình huống, từ đó làm cho “tiêu chuẩn về phân biệt đối xử „độc đoán và phi lý‟ vẫn tiếp tục gây mơ hồ và khó hiểu.”177 Có thể thấy, Cơ quan Phúc thẩm, hoặc không quan tâm đến khả năng gây ra xung đột giữa WTO và MERCOSUR, hoặc muốn nhắc nhở Ban hội thẩm về việc giữ gìn tiền lệ và khơng làm rối loạn tình trạng hiện thời (stare decisis et non quieta movere) và tự tuyên bố vị trí cấp trên của mình đối với Ban hội thẩm.178 Nếu dùng cách tiếp cận của Ban hội thẩm, có khả năng xung đột giữa WTO và RTA sẽ không là vấn đề sau vụ kiện này; ngược lại, phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm có khả năng làm gia tăng hạn chế thương mại với việc Brazil chọn lựa đặt lệnh cấm nhập khẩu đối với lốp xe tái chế từ mọi quốc gia.179 Điều này đặt ra vai trò của Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm trong việc tránh khỏi xung đột khi giải thích và áp dụng luật của WTO, vai trị này có thể được thực hiện dựa trên nguyên tắc thiện chí cùng các quy định của luật quốc tế. Nghĩa là Cơ quan Phúc thẩm cần có những chính sách tránh xung đột với các quyết định của các RTA, đảm bảo khả năng loại bỏ nguy cơ gây xung đột giữa WTO và các RTA, từ đó tăng cường tính an tồn và dễ dự đoán trong thương mại quốc tế.180

176 Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, Brazil – Lốp xe, đoạn 257

177

Xem thêm Nikolaos Lavranos (2009), chú thích số 160 và “Competing Jurisdictions Between MERCOSUR and WTO” (Cạnh tranh về Quyền tài phán giữa MERCOSUR và WTO), The Law & Practice of International Courts

and Tribunals, Vol 7:2, 2009

178 Xem thêm Nikolaos Lavranos (2009), chú thích số 177

179

Điều này đi ngược lại với mục tiêu tự do hóa thương mại của WTO. “Ý kiến của Cơ quan Phúc thẩm đã không hề ngăn ngừa Brazil khỏi việc gia tăng sự hạn chế đối với thương mại.” Xem thêm William Magnuson, “WTO

Jurisprudence & Its Crictiques: The Appellate Body‟s Anti-Constitutional Resistance”, 51 Harvard International

Law Journal Online 121 (2010) [http://www.harvardilj.org/articles/Magnuson.pdf] (truy cập ngày 22/6/2012)

180

48

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng ngoại lệ tại điều XX(b) GATT 1994 một số vấn đề rút ra từ vụ kiện lốp xe của brazil (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)