Chương 1 : GIỚI THIỆU
4.2. Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2008, 2009,
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
4.2.1.1. Theo thời hạn tín dụng
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Chính vì vậy mà chi nhánh khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp với điều kiện địa phương và nguồn vốn.
Trong những năm gần đây theo sự chỉ đạo của UBND huyện và các cấp chính quyền địa phương đã làm tăng cường xây dựng phát triển mơ hình ở địa phương. Với mục tiêu này thì vốn đáp ứng cho sản xuất ngày càng cấp thiết. Do đó trong những năm gần đây ngân hàng luôn cố gắng mở rộng cho vay ngắn hạn lẫn trung hạn và cho vay với mọi đối tượng.
Từ bảng 3 cho thấy, DSCV của ngân hàng liên tục tăng lên qua 3 năm. Năm 2008, DSCV là 342.543 triệu đồng, sang năm 2009, DSCV tăng lên 394.390 triệu đồng, tăng 51.847 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 15,14%. Đến năm 2010, DSCV tiếp tục tăng lên 556.832 triệu đồng, tăng 162.442 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 41,19%. Là do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nông thôn ngày càng cao, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, phát huy thế mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có của huyện nên nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao. Do đó, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Duyên Hải đã đầu tư vốn cho người dân phát triển kinh tế, việc đầu tư vốn của ngân hàng là rất cần thiết cho bà con nông dân mở rộng sản xuất. Nhưng do đặc điểm nền kinh tế của huyện chủ yếu là nuôi trồng thủy sản và trồng hoa màu với chu kỳ sản xuất kinh doanh tương đối ngắn, vịng quay vốn tín dụng nhanh, rủi ro tương đối thấp trong tình hình kinh tế biến động lãi suất như các năm gần đây. Nên DSCV ngắn hạn chiếm đa số và có tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay.
GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc 1 SVTH: Danh Thị Lệ Duyên
Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Khoản mục Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá trị % Ngắn hạn 262.804 76,72 367.490 93,18 529.064 95,01 104.686 39,83 161.574 43,97 Trung hạn 79.739 23,28 26.900 6,82 27.768 4,99 (52.839) (66,26) 868 3,23 Tổng cộng 342.543 100 394.390 100 556.832 100 51.847 15,14 162.442 41,19
GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc 1 SVTH: Danh Thị Lệ Duyên
Thực vậy, DSCV ngắn hạn trong 3 năm qua luôn tăng lên và chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, năm 2008 DSCV đạt 262.804 triệu đồng, chiếm 76,72%. Năm 2009, DSCV ngắn hạn đạt 367.490 triệu đồng chiếm 93,18% trong tổng cho vay, tăng 39,83% so với năm 2008. Đến năm 2010, doanh số này tiếp tục tăng lên 43,97% so với năm 2009. Sở dĩ cho vay ngắn hạn tăng lên như vậy là do người dân đã chủ động tăng cường sản xuất theo chủ trương kích cầu của chính phủ cho vay có hỗ trợ lãi suất theo QĐ 131 của Chính phủ nhằm góp phần tăng hiệu quả của vốn đầu tư trong điều kiện ảnh hưởng lạm phát toàn cầu, nhu cầu vốn trang trải trong thời ngắn cũng tăng lên như: Những vụ mùa bội thu ngắn hạn, các ngành sản xuất kinh doanh đòi hỏi một nguồn vốn nhất định mà thời gian đầu tư vào lại ngắn. Hơn nữa, tâm lý người dân họ không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì phải tốn kém thêm chi phí, họ muốn vay trong ngắn hạn thì phải chịu mức lãi suất thấp hơn và trong một thời gian ngắn họ sẽ có một số tiền để trả cho ngân hàng nhanh chóng. Mặt khác, là do các khoản vay trung hạn có thời gian thu hồi vốn lâu, lại có rủi ro cao do sự biến động kinh tế nên ngân hàng cũng rất thận trọng trong công tác thẩm định và cho vay.
Vì thế, DSCV trung hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng DSCV và có sự biến động liên tục. Cụ thể, năm 2008 DSCV trung hạn là 79.739 triệu đồng chiếm 23,28%. Đến năm 2009 cho vay trung hạn chỉ đạt 26.900 triệu đồng chỉ chiếm 6,82% trong tổng cho vay, giảm 52.839 triệu đồng, tương đương giảm 66,26% so với năm 2008. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế khơng ổn định, lãi suất luôn biến động nên nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là ngắn hạn và khơng thời hạn. Từ đó ngân hàng chỉ chú trọng cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung hạn. Sở dĩ ngân hàng có hướng đầu tư như vậy là nhằm hạn chế rủi ro trong thời hạn tín dụng. Vì nếu ngân hàng sử dụng vốn huy động ngắn hạn đem cho vay trung hạn thì ngân hàng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc xoay chuyển vốn. Bên cạnh đó, việc cho vay trung hạn mang nhiều rủi ro nên ngân hàng phải tìm kiếm, lựa chọn những dự án (hay phương án) có tính khả thi, có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Từ đó làm cho DSCV giảm mạnh trong năm 2009.
GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc 2 SVTH: Danh Thị Lệ Duyên
Nhưng đến năm 2010, cho vay trung hạn tăng lên nhưng không nhiều, chỉ đạt 27.768 triệu đồng, tăng 868 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 3,23%. Nhưng do cho vay trung hạn tăng rất ít so với cho vay ngắn hạn nên làm cho chỉ tiêu này chỉ còn 4,99% trong tổng doanh số cho vay. Cho vay trung hạn tại địa phương tăng lên là do các mơ hình ni nghiêu, sị được mở rộng. Người dân cũng bắt đầu mở rộng ngành nghề kinh doanh như khai thác đánh bắt, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên nên họ cần có một nguồn vốn lâu dài hơn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Hình 4: Doanh số cho vay theo thời hạn
Từ biểu đồ cho thấy tổng DSCV qua 3 năm liên tục tăng là do DSCV ngắn hạn trong 3 năm đã tăng khá mạnh làm cho tỷ trọng của DSCV ngắn hạn trong tổng cho vay cũng ngày càng cao. Đạt được kết quả như vậy là do chi nhánh đã nắm bắt nhu cầu phát triển kinh doanh của người dân từ đó ngân hàng đã đáp ứng nguồn vốn kịp thời trong sản xuất cho người dân. Bên cạnh đó ngân hàng cịn điều chỉnh DSCV để phù hợp với nguồn vốn của mình như vậy ngân hàng vừa đáp ứng vốn vay cho bà con nông dân, vừa đảm bảo được nguồn vốn của ngân hàng hợp lý.
4.2.1.2. Theo ngành kinh tế
Với phương châm hoạt động “đi vay để cho vay” NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Duyên Hải không chỉ tập trung mở rộng vốn mà còn mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng và đã xác định được rằng thị trường chính là nơng thơn, đối tượng phục vụ chủ yếu là nông nghiệp, thủy sản, thương nghiệp và dịch vụ… Khách hàng chủ yếu là nông dân, tiểu thương và buôn bán nhỏ.
0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2008 2009 2010 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung hạn Tổng cộng
GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc 1 SVTH: Danh Thị Lệ Duyên
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Khoản mục Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá trị % 1. Nông nghiệp 4.518 1,32 10.110 2,56 9.856 1,77 5.592 123,77 (254) (2,51) a. Trồng trọt 1.206 26,69 2.348 23,22 2.652 26,91 1.142 94,69 304 12,95 b. Chăn nuôi 3.312 73,31 7.762 76,78 7.204 73,09 4.450 134,36 (558) (7,19) 2. Thủy sản 301.645 88,06 316.121 80,15 478.190 85,88 14.476 4,80 162.069 51,27 3. Thương nghiệp dịch vụ 9.373 2,74 16.213 4,11 16.166 2,90 6.840 72,98 (47) (0,29) 4. Tiêu dùng 2.342 0,68 3.620 0,92 3.988 0,72 1.278 54,57 368 10,17 5. Ngành khác 24.665 7,20 48.326 12,25 48.632 8,73 23.661 95,93 306 0,63 Tổng cộng 342.543 100 394.390 100 556.832 100 51.847 15,14 162.442 41,19
GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc 1 SVTH: Danh Thị Lệ Duyên
Đối với nông nghiệp:
DSCV thuộc lĩnh vực nông nghiệp chiếm một tỷ trọng nhỏ (khoảng 2%) trong tổng DSCV và có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, vào năm 2008 DSCV đối với nông nghiệp là 4.518 triệu đồng. Đến năm 2009 DSCV đạt 10.110 triệu đồng, tăng 5.592 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 123,77%. Đến năm 2010, DSCV giảm xuống còn 9.856 triệu đồng, giảm 254 triệu đồng, tương đương giảm 2,51% so với năm 2009. Có sự sụt giảm này là do cho vay trong chăn nuôi giảm dần qua 3 năm được thể hiện như sau:
Trồng trọt: Trong nơng nghiệp thì trồng trọt chiếm khoảng một phần ba so
với chăn ni và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2009, DSCV đối với ngành trồng trọt là 2.348 triệu đồng, tăng 1.142 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 94,69%. Năm 2010, DSCV trong lĩnh vực này tiếp tục tăng lên đến 2.652 triệu đồng, tăng 304 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 12,95%. Nguyên nhân của sự tăng này một phần người dân đã chủ động chuyển đổi qua sản xuất chuyên canh cây màu và luân canh một lúa hai màu. Họ đã mở rộng diện tích đất trồng màu, trong đó tăng nhất là cây màu thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã góp phần vào sự gia tăng thu nhập của người dân nên nhu cầu đầu tư về vốn cho hoạt động trồng trọt là rất cao. Cho nên nhu cầu về vốn là vấn đề không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất này.
Chăn ni: DSCV có sự biến động lúc tăng lúc giảm. Có sự tăng giảm
này là do những năm qua gía cả khơng ổn định đã tác động mạnh đến ngành chăn nuôi. Năm 2009, DSCV đạt 7.762 triệu đồng, tăng 4.450 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 134,36%. Trong năm này, vẫn còn ảnh hưởng của cuộc lạm phát trong năm 2008 đã làm cho giá cả của một số nguyên vật liệu đầu vào vẫn còn cao đẩy giá thành sản xuất lên. Bà con nông dân đành phải chấp nhận vay thêm vốn ngân hàng để tiếp tục đầu tư sản xuất nên DSCV tăng lên một cách đột xuất.
Sang năm 2010, DSCV đạt 7.204 triệu đồng, giảm 558 triệu đồng, tương
đương giảm 7,19% so với năm 2009. Năm 2010, giá cả của một số gia súc, gia
cầm bị rớt giá đã ảnh hưởng đến tâm lý người dân không dám mạnh dạn đầu tư nhiều hơn nữa. Thêm vào đó, vẫn cịn tiềm ẩn và tái phát các loại bệnh như:
GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc 2 SVTH: Danh Thị Lệ Duyên
Bệnh tai xanh, bệnh lỡ mồm long móng …gây thiệt hại đến người dân. Từ đó, ngân hàng cảm thấy có nhiều rủi ro nên hạn chế cho vay lại, vì vậy DSCV trong lĩnh vực này giảm xuống.
Đối với thủy sản: Như ta đã biết thế mạnh tại huyện đó chính là ngành ni trồng thủy sản mà trong đó chủ yếu nhất là nuôi tôm, cua. Với điều kiện thuận lợi về thời tiết, khí hậu, địa hình ngành ni trồng thủy sản ngày càng được chú trọng nhiều hơn, hiệu quả kinh tế mang lại cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đến ngân hàng xin vay vốn để đầu tư mới và mở rộng sản xuất làm cho DSCV tăng cao.
Nhìn chung, DSCV đối với ngành ni trồng thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao so với các ngành khác (năm 2008 chiếm 88,06%, năm 2009 chiếm 80,15% và năm 2010 là 85,88%) và tăng đều qua 3 năm. Đặc biệt hơn vào năm 2010, DSCV đạt 478.190 triệu đồng, tăng 162.069 triệu đồng, tương đương tăng 51,27% so với năm 2009. Trong năm 2010, người dân đã mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản, do đó số hộ tham gia ni trồng chiếm hơn 80% số hộ tồn huyện, diện tích mặt nước lại được mở rộng nhiều hơn, đòi hỏi nguồn vốn ngày càng nhiều để cải tạo ao, hồ, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để đem lại hiệu quả cao. Thêm vào đó nhiều hộ nơng dân đã có kinh nghiệm và kỹ thuật ni, do vậy sản lượng đạt được ngày càng tăng, lợi nhuận ròng ngày càng cao, thấy được những kết quả như vậy, ngân hàng đã tăng cường trong lĩnh vực này nhiều hơn.
Thương nghiệp dịch vụ: Ngày nay theo xu hướng phát triển chung của
Thế giới, các ngành thương nghiệp dịch vụ có vị trí rất quan trọng. Giá trị của ngành thương nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao trong thu nhập quốc doanh của các nước phát triển. Vì vậy phát triển ngành thương nghiệp dịch vụ là ưu tiên của Đảng và Nhà nước nhằm đưa nước ta tiến nhanh đến con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng NHN0 & PTNT Duyên Hải vẫn chưa thực hiện tốt công tác cho vay đối với lĩnh vực này. Cụ thể năm 2008, DSCV đạt 9.373 triệu đồng, sang năm 2009 DSCV tăng lên 16.213 triệu đồng, tăng 6.840 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 72,98%. Đến năm 2010, DSCV trong lĩnh vực này giảm xuống còn 16.166 triệu đồng, giảm 47 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm 0,29%. Là do ngân hàng chỉ chú trọng ưu tiên đầu tư cho những dự án có hiệu quả nên DSCV giảm xuống.
GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc 3 SVTH: Danh Thị Lệ Duyên
Cho vay tiêu dùng: Một đối tượng cho vay góp phần cải thiện đời sống
vật chất của người dân đó là cho vay tiêu dùng. Việc cho vay này góp phần vào sự cải thiện đời sống vật chất, nâng cao khả năng tiêu dùng của người dân. DSCV tiêu dùng của chi nhánh có xu hướng tăng lên. Năm 2010, DSCV đạt 3.988 triệu đồng, tăng 368 triệu đồng hay tăng 10,17% so với năm 2009. Là do chi nhánh thực hiện theo chủ trương của NHTW cho cán bộ, cơng nhân viên vay để làm kinh tế gia đình, cải thiện đời sống vật chất và cùng với việc làm kinh tế phụ đối với các hộ nơng dân ở cấp chính quyền địa phương. Từ việc tăng doanh số cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng cả về tỷ trọng và giá trị, ta thấy được xu hướng đi vay nhằm mua sắm tài sản phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đời sống của khách hàng trong thời gian tới ngày càng tăng từ đó ngân hàng có thể xác định được nhu cầu của khách hàng mà xây dựng một kế hoạch kinh doanh tốt hơn.
Ngành khác: Ngoài việc cho vay các ngành then chốt tại huyện, ngân
hàng còn cho vay các lĩnh vực khác. Nhìn chung, DSCV qua các năm lần lượt tăng lên. Năm 2008, DSCV đối với ngành khác là 24.665 triệu đồng, sang năm 2009 DSCV ngành này là 48.326 triệu đồng, tăng 23.661 triệu đồng so với năm 2008, tương đương tăng 95,93%. Năm 2010, DSCV đạt đến 48.632 triệu đồng, tăng 306 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 0,63%. Nguyên nhân là do chi nhánh mở rộng cho vay nhiều ngành nghề truyền thống như: Sản xuất chỉ xơ dừa, đan lát (nguyên liệu bằng tre, trúc), nghề mộc đóng tàu, ghe, suồng…Nên doanh số cho vay luôn tăng nhanh. Hơn nữa, do sự hội nhập nền kinh tế thế giới, sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng mạnh mẽ và do nhu cầu của
người dân ngày càng cao nên các ngành kinh doanh như: Điện tử, viễn thông,
công nghệ thông tin, dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống và thương mại ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân địa phương.
4.2.2. Phân tích tình hình thu nợ
Song song với việc cho vay thì cơng tác thu nợ cũng là khâu chiếm vị trí quan trọng được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Công tác này của NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Duyên Hải không những thể hiện khả năng thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của CBTD mà nó cịn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đòi hỏi CBTD phải giỏi nghiệp vụ chuyên môn, hết sức khéo léo và tinh tế khi xử lý tình huống các khoản nợ gần đến ngày đáo hạn
GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc 4 SVTH: Danh Thị Lệ Duyên
và nhạy bén trong các trường hợp, các khoản vay của khách hàng đã đến ngày