Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật về chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣờ

Một phần của tài liệu Thi hành án phạt tù theo luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 25 - 39)

2 Phạm Văn Lợi, “Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr

1.4. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật về chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣờ

giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành án phạt tù

Nghiên cứu lịch sử lập pháp thi hành án hình sự Việt Nam, có thể thấy quy định pháp luật về chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với người chấp hành án phạt tù có những chuyển biến qua từng thời kỳ.

- Giai đoạn từ 1945 – 1954: ngay khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

ra đời

Ở giai đoạn này, các tổ chức đầu tiên của Công an nhân dân được thành lập, trong đó có bộ phận quản lý trại giam, bên cạnh đó một số văn bản pháp luật quy định cụ thể về việc thi hành án phạt tù cũng được ban hành. Có thể kể đến Thơng tư số 1735 ngày 03/6/1946 của Bộ Tư pháp, nội dung của Thông tư đã nêu rõ vai trò

của thi hành án hình sự nói chung, thi hành án phạt tù nói riêng: “Bản bộ xét việc thi hành án hình là một việc rất cần, vì rằng nếu Tịa án đã xử phạt tù hoặc tiền một phạm nhân nào mà nếu án khơng được thi hành đến triệt để thì e rằng các Tòa án sẽ mất giá trị đối với dân chúng. Vì vậy, bản bộ đề nghị với quý bộ ra chỉ thị cho các cơ quan hành chính khi nào nhận được trích lục án:

“Nếu phạt tù người nào, thì bắt ngay người phạm pháp rồi giao cho giám đốc đề lao”4

Ngày 07/11/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 105/SL quy định về tổ chức trại giam. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về THAPT kể từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, nội dung Sắc lệnh thể hiện chính sách mới, nhân đạo và tiến bộ trong việc tổ chức và cải tạo, giáo dục người phạm tội. Điều 1 Sắc lệnh có quy định: “Phạm nhân phải được giam giữ trong các trại giam để trừng trị và giáo hóa”5 và tại Điều 2 Sắc lệnh quy định: “Bộ nội vụ có nhiệm vụ tổ chức và kiểm sốt các trại giam trong phạm vi tồn quốc”6.

Để thi hành Sắc lệnh này, các văn bản pháp quy khác cũng ra đời. Ngày 12/6/1951, Liên bộ Nội vụ - Tư pháp ban hành Nghị định số 181/NV-TP quy định về sự thiết lập, tổ chức và kiểm sốt trại giam trong đó có nội dung về chế độ giam giữ, giáo dục của người chấp hành hình phạt tù như:

Tại Điều 1 Nghị định quy định: “Mỗi tỉnh hoặc thành phố có một trại giam để giam giữ:

a) Những phạm nhân thành án về tội chính trị hay tội thường. b) Những người bị quyết nghị đưa an trí.

c) Những bị cáo giam cứu về tội chính trị hay tội thường.”

Việc giáo hóa phạm nhân cũng được quy định cụ thể tại Điều 5 chương 2 Nghị định.

Điều 5 có quy định: “Việc giáo dục phạm nhân về phương diện tư tưởng, tư cách và nghề nghiệp phải được tổ chức trong mỗi trại bằng công tác lao động và đời

4 Xem Thông tư số 1735 ngày 03/6/1946 của Bộ Tư pháp, nguồn http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Thong-tu-1735-P-4-thi-hanh-an-hinh/22655/noi-dung.aspx nhiem-hinh-su/Thong-tu-1735-P-4-thi-hanh-an-hinh/22655/noi-dung.aspx

5 Xem Điều 1 Sắc lệnh số 105/SL quy định về tổ chức trại giam, nguồn http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Sac-lenh-150-SL-to-chuc-trai-giam/36624/noi-dung.aspx ban/Bo-may-hanh-chinh/Sac-lenh-150-SL-to-chuc-trai-giam/36624/noi-dung.aspx

6 Xem Điều 2 Sắc lệnh số 105/SL quy định về tổ chức trại giam, nguồn http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Sac-lenh-150-SL-to-chuc-trai-giam/36624/noi-dung.aspx ban/Bo-may-hanh-chinh/Sac-lenh-150-SL-to-chuc-trai-giam/36624/noi-dung.aspx

sống tập thể. Phạm nhân ai cũng được đọc sách báo, học tập về văn hóa, chính trị, hướng dẫn về các thủ cơng nghiệp, tăng gia sản xuất”.

Ban hành kèm theo Nghị định số 181 là Quy tắc trại giam gồm 3 chương 60 điều luật quy định những vấn đề cụ thể về: thủ tục tiếp nhận, phân loại phạm nhân, phóng thích phạm nhân, chế độ sinh hoạt của phạm nhân, phương pháp giáo hóa phạm nhân… Cách sắp đặt phạm nhân được quy định tại Điều 8 của Quy tắc: “Trong trại giam nên giam riêng biệt:

- Chính trị phạm.

- Những người bị an trí.

- Những phạm nhân nguy hiểm hoặc hung dữ không chịu cải hối (có thể giam vào một biệt lao).

- Những người bị giam cứu. - Những phạm nhân là đàn bà”.

Ngoài ra, tại Điều 9, Quy tắc còn hướng dẫn việc phân loại những phạm nhân thành án “Nếu có thể được, những phạm nhân thành án nên phân loại như sau và giam riêng:

- Sơ phạm.

- Phạm pháp nhiều lần. - Phạm nhân dưới 18 tuổi. - Phạm nhân trên 55 tuổi. - Phạm nhân tàn tật”.

Đồng thời, trong ngày 12/6/1951, liên bộ Nội vụ - Tư pháp đã ra Thông tư số 176/NV - TP giải thích về việc tổ chức và kiểm soát các trại giam. Theo đó, trại giam ở địa phương nào thì do Ủy ban hành chính kháng chiến cấp tỉnh ở địa phương đó quản lý.

Cịn về chế độ ăn, Điều 4 Nghị định số 181/NV - TP ngày 12/6/1951 quy định về sự thiết lập, tổ chức và kiểm soát trại giam quy định: “Trong thời gian bị giam cầm, phạm nhân được ăn đủ theo mức sống tối thiểu cần thiết, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi địa phương”.

Ngày 23/11/1952, Ban bí thư TW Đảng ra Quyết nghị số 26/QN/TW về công tác Cơng an, theo đó “việc quản lý trại giam, giáo dục, cải tạo phạm nhân được chuyển giao từ Bộ Nội vụ và Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu, Ủy ban kháng chiến hành chính cấp tỉnh sang ngành Công an”. Từ tháng 8 năm 1953, theo Nghị quyết của Hội đồng chính phủ, nhiệm vụ THAPT được giao cho Bộ công an

(do Vụ Chấp pháp trực tiếp quản lý). Năm 1954, Cục Lao cải được thành lập và chức năng quản lý các trại giam cũng được chuyển giao từ Vụ Chấp pháp sang Cục Lao cải.

- Giai đoạn từ 1954 – 1975: sau khi hịa bình được lập lại ở miền Bắc, Hội

nghị cán bộ trại giam tồn quốc lần thứ ba do Bộ Cơng an triệu tập đã diễn ra. Hội nghị đã kiểm điểm các sai phạm, thiếu sót về THAPT ở các trại giam, trại cải tạo. Và để chấn chỉnh tình trạng này, ngày 23/8/1956, Liên bộ Công an – Tư pháp đã ban hành Thông tư số 1500 về việc giam giữ và kiểm tra trại giam. Về giam giữ, Thông tư quy định: “Trại giam hoặc trại cải tạo chỉ nhận phạm nhân hoặc cho lấy phạm nhân đi khi có lệnh viết ký tên và đóng dấu của cán bộ có thẩm quyền… Đối với phạm nhân đã thành án và đã mãn hạn tù thì Cơng tố ủy viên tại địa hạt trại cải tạo nơi phạm nhân đang bị giam ký phóng thích. Trại cải tạo khơng có quyền giữ phạm nhân quá ngày mãn hạn tù, trừ trường hợp có lệnh của cấp trên thì khơng kể”7. Phần 2 của Thông tư quy định về việc kiểm tra các trại giam, trại cải tạo: “Cơng tố ủy viên Tịa án nhân dân tỉnh và khu cần phải kiểm tra các trại giam và trại cải tạo… Nếu trong khi kiểm tra, Tịa án thấy có những khuyết điểm của trại về mặt thái độ đối xử với phạm nhân, chế độ ăn uống, bảo đảm sức khỏe… Tòa án cần phải thảo luận với Công an và Ban giám thị của trại để có kế hoạch sửa chữa”8

. Để tăng cường việc giữ gìn trật tự, an ninh, đẩy mạnh việc giáo dục, cải tạo những phần tử xấu có hành động nguy hại cho xã hội, ngày 20/6/1961, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 49; Ngày 09/8/1961, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thơng tư số 121/CP quy định về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử xấu có hành động nguy hại cho xã hội. Những đối tượng tập trung giáo dục khơng phải là phạm nhân nhưng do điều kiện khó khăn nên các trại giam đều giam giữ chung hai loại đối tượng này. Tại điểm 2 của Nghị quyết có quy định: “Những người được giáo dục, cải tạo khơng bị coi như phạm nhân có án tù, nhưng trong thời gian giáo dục, cải tạo không được hưởng các quyền công dân”. Ngày 20/7/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34/LCT công bố Pháp lệnh Cảnh

7 Thông tư số: 1500-HCTP ngày 23/8/1956, Về việc giam giữ và kiểm tra trại tạm giam và trại cải tạo, Mục 1 chương I – Việc giam giữ, nguồn http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-1500- Mục 1 chương I – Việc giam giữ, nguồn http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-1500- HCTP-giam-giu-kiem-tra-trai-tam-giam-trai-cai-tao/22769/noi-dung.aspx

8 Thông tư số: 1500-HCTP ngày 23/8/1956, Về việc giam giữ và kiểm tra trại tạm giam và trại cải tạo, Chương II – Việc kiểm tra, nguồn http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-1500- Chương II – Việc kiểm tra, nguồn http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-1500- HCTP-giam-giu-kiem-tra-trai-tam-giam-trai-cai-tao/22769/noi-dung.aspx

sát nhân dân, trong đó lực lượng Cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ tổ chức THAPT. Cũng từ thời điểm này, Cục Lao cải được đổi tên thành Cục cảnh sát trại giam.

Ngày 13/2/1968, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 27/CP về một số vấn đề cơng tác trại giam, trong đó xác định: “giam giữ những người phạm tội là để giữ gìn trật tự, an ninh xã hội và để cải tạo họ trở thành những người lao động lương thiện”.

Nếu như các văn bản pháp luật về THAPT được ban hành trong giai đoạn 1945 – 1954 được ban hành theo một trình tự chặt chẽ thì các văn bản được ban hành trong thời gian 1954 – 1975 còn tản mạn, giá trị pháp lý không cao, thể hiện sự thụt lùi về kỹ thuật lập pháp THAPT. Mặt khác, các văn bản về THAPT ban hành trong giai đoạn 1954 – 1975 chủ yếu là nhằm khắc phục những thiếu sót từ q trình THAPT trên thực tiễn. Các đối tượng bị tạm giữ, tạm giam, bị tập trung giáo dục, cải tạo và những người bị kết án tù đều bị áp dụng quy chế giam giữ và chính sách cải tạo như nhau. Bên cạnh những hạn chế nêu trên, các văn bản về THAPT giai đoạn này đã có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, cải tạo phạm nhân, thể hiện được chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về THAPT, góp phần vào cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Giai đoạn từ 1975 trở đi đến trước năm 2010

Hiến pháp 1980 ra đời, Bộ luật Hình sự 1985 được ban hành đánh dấu một bước tiến mới trong lập pháp hình sự nói chung, tác động đến cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm nói riêng.

Đến năm 1988, Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên được Quốc hội thơng qua, thi hành án phạt tù được chính thức quy định ở Chương XXVI của Bộ luật. Trong đó một số vấn đề về thủ tục thi hành án phạt tù, hỗn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù… đã được pháp điển hóa, chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ người đang chấp hành hình phạt tù đã được chính thức ghi nhận.

Việc thi hành án phạt tù đã được quy định tại Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988: “Trong trường hợp người đang bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của nhân thân người bị kết án, cơ quan công an phải cho phép người bị kết án gặp nhân thân trước khi thi hành án… Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà khơng có mặt tại cơ quan cơng an để chấp hành án thì

người bị kết án sẽ bị áp giải”9. Đặc biệt, tại Điều 72 Bộ luật khẳng định nguyên tắc: “Chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù”10. Có thể nói đây là một bước tiến lớn về mặt nhận thức, khắc phục được những hạn chế của những văn bản quy định về thi hành án phạt tù trước đây là đã đánh đồng người bị tạm giữ, tạm giam và người bị kết án.

Trước sự chuyển biến về mặt lập pháp như trên, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ban hành Quy chế tập trung giáo dục cải tạo. Quy chế đã quy định việc tách trại tập trung giáo dục, cải tạo ra khỏi các trại giam, từ đó khắc phục được tình trạng giam chung người bị tập trung giáo dục, cải tạo với người bị kết án của cả thời kỳ từ 1961 đến 1989.

Tiếp đến, ngày 27/4/1989, Bộ nội vụ đã ban hành Chỉ thị số 123 về việc tăng cường công tác quản lý, cải tạo phạm nhân trong tình hình mới. Chỉ thị đã phần nào giải quyết được những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với phạm nhân; khắc phục tình trạng yếu kém, trì trệ trong quản lý, cải tạo phạm nhân hay hạn chế tình trạng giam khơng có lệnh, giam q hạn và tình trạng bỏ trốn khỏi trại giam.

Thi hành án phạt tù có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục người bị kết án, có ý nghĩa trong việc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án cũng như có ý nghĩa trong đấu tranh phịng, chống tội phạm. Do vậy, việc có một văn bản pháp luật khắc phục được những nhược điểm của các văn bản pháp luật quy định về thi hành án phạt tù trước đây, đảm bảo việc thi hành án phạt tù được thống nhất và có hiệu quả trở thành yêu cầu khách quan và cấp thiết. Trên cơ sở kế thừa những giá trị lập pháp của các văn bản pháp luật trước đây về thi hành án phạt tù cũng như qua tổng kết thực tiễn, đồng thời thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước trong văn kiện Đại hội VI, VII của Đảng, ngày 08/3/1993, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thi hành án phạt tù. Đây được coi là một bước tiến mạnh mẽ về kỹ thuật lập pháp so với giai đoạn trước đây về thi hành án phạt tù.

Pháp lệnh gồm 5 chương với 37 điều luật. Khái niệm thi hành án phạt tù lần đầu tiên được quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh: “Thi hành án phạt tù là buộc những người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân chấp hành hình phạt tại trại

9 Xem Điều 230 Bộ luật TTHS 1998, nguồn http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-to-tung-hinh-su-1988-7-LCT-HDNN8-37474.aspx to-tung-hinh-su-1988-7-LCT-HDNN8-37474.aspx

10 Xem Điều 72 Bộ luật TTHS 1998, nguồn http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-to-tung-hinh-su-1988-7-LCT-HDNN8-37474.aspx to-tung-hinh-su-1988-7-LCT-HDNN8-37474.aspx

giam nhằm giáo dục họ trở thành người lương thiện” và tại Điều 3 Pháp lệnh quy định “trong thời gian chấp hành hình phạt, người bị kết án tù phải bị giam giữ, lao động và học tập theo quy định của pháp luật”11

.

Theo đó, trại giam được phân hóa thành ba loại, quy định tại các Điều 11, 12, 13 Pháp lệnh.

Chương IV của Pháp lệnh gồm 15 điều luật quy định về chế độ giam giữ, giáo dục, lao động và sinh hoạt đối với người đang chấp hành hình phạt tù.

Theo quy định tại Điều 19 Pháp lệnh thì “Người đang chấp hành hình phạt tù

Một phần của tài liệu Thi hành án phạt tù theo luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)