2 Phạm Văn Lợi, “Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr
KẾT LUẬN CHƢƠNG
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, cơ sở của quy định và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân cũng như quy định về chế độ này ở một số quốc gia khác, có thể thấy vai trị quan trọng của các chế độ trên ngày càng được ghi nhận. Khi có một cơ chế pháp lý vững chắc, khoa học, phù hợp về việc giam giữ, giáo dục, ăn, mặc, ở, sinh hoạt và chăm sóc y tế đối với người chấp hành án phạt tù sẽ góp phần cho mục đích của hoạt động thi hành án phạt tù đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Khi bản án phạt tù được thi hành trên thực tế, mới đảm bảo cho các giai đoạn tố tụng trước đó có ý nghĩa. Thi hành án phạt tù không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội, mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tn theo pháp luật, ngăn ngừa họ phạm tội mới, đồng thời giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm. Do đó, việc thực hiện chế độ giam giữ như thế nào, việc giáo dục ra sao hay việc tổ chức thực hiện chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế cho người chấp hành án phạt tù như thế nào là một vấn đề rất đáng để quan tâm.
Khi nghiên cứu về chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với người chấp hành án phạt tù phải nghiên cứu trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử - xã hội. Có như vậy, chúng ta mới có được cái nhìn tổng qt và biện chứng, từ đó phát huy những thành tựu, khắc phục những hạn chế để hoạt động thi hành án phạt tù ngày càng phát huy hiệu quả trên thực tế cũng như việc giáo dục phạm nhân đạt được nhiều kết quả tích cực từ đó phạm nhân sớm có ý thức tuân thủ pháp luật, cải tạo tốt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Thực hiện chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với người chấp hành án phạt tù là thực hiện biện pháp cưỡng chế của Nhà nước để trấn áp, giáo dục và cải tạo người phạm tội. Đây là một trong những hoạt động tư pháp hình sự gắn liền với hoạt động đấu tranh, phịng chống tội phạm để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, có liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội và quyền con người. Do vậy, cần nghiên cứu về bản chất, đặc điểm, ý nghĩa của các quy định của Luật Thi hành án hình sự về chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế theo tiến trình lịch sử để từ đó có thể nâng cao hiệu quả của thi hành án phạt tù trên thực tế.
CHƢƠNG 2