Báo cáo tổng kết ngành Kiểm sát nhân dân năm

Một phần của tài liệu Thi hành án phạt tù theo luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 63 - 68)

Công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, truyền nghề cho phạm nhân ngày càng được quan tâm. Đến nay, đã có 46 trại giam thành lập Trung tâm dạy nghề cho phạm nhân; tổ chức hướng dẫn, đào tạo dạy nghề, truyền nghề cho 261.840 lượt phạm nhân với các nghề may mặc, xây dựng, mộc, cơ khí, thêu ren, thủ cơng mỹ nghệ, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nơng sản… và đã có 2.328 phạm nhân được cấp chứng chỉ hành nghề. Do cải cách, đổi mới chương trình, phương pháp giáo dục, cải tạo – đào tạo nghề nên số phạm nhân cải tạo khá, trung bình hàng năm tăng và số phạm nhân cải tạo kém giảm dần. Năm 2011, số phạm nhân cải tạo kém chiếm tỷ lệ 9,51% thì đến năm 2016 giảm cịn 5,54%23.

Từ năm 2011 – 2016, các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đã phối hợp với các cơ quan tổ chức, đoàn thể địa phương tổ chức 8.666 lớp giáo dục về chính trị, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng; 14.176 lớp học tập chương trình giáo dục pháp luật; 22.840 lớp học tập chương trình giáo dục cơng dân; 1.700 lớp dạy văn hóa xóa mù chữ cho 22.152 phạm nhân. Một số trại đã mở lớp dạy tiếng Việt cho phạm nhân là người nước ngồi để phục vụ cơng tác quản lý, giáo dục họ trong thời gian chấp hành án24

.

Bảng 2.2. Số liệu học văn hóa, học tập thời sự, chính trị và chính sách pháp luật của phạm nhân

Năm

Số lớp dạy văn hóa xóa

mù chữ cho phạm nhân Học thời sự, chính trị Học chính sách pháp luật Số lớp Số phạm nhân Số lớp Số phạm nhân 2012 246 1.233 946.438 1.110 37.940 2013 297 1.566 927.194 1.624 975.755 2014 318 3.452 2015 345 2.506 892.965 2.971 828.434 2016 333 1.258 858.823 1.759 536.911 2017 364 1.549 862.971 2.025 674.436

(Nguồn: Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hinh sự và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an, từ năm 2012 đến năm 2017)

23

Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật Thi hành án hình sự trong Cơng an nhân dân (2011 – 2016) 24 Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật Thi hành án hình sự trong Cơng an nhân dân (2011 – 2016)

Qua bảng số liệu trên, cho thấy số lượng các lớp học và số lượng người CHAPT tham gia học tập các lớp học văn hóa, học tập thời sự, chính trị và chính sách pháp luật hằng năm có sự biến động tăng, giảm khơng đồng đều. Tuy nhiên, phần nào đã thể hiện việc chế độ thông tin, giáo dục của phạm nhân được quan tâm, bảo đảm.

Bên cạnh đó, người CHAPT cịn được tiếp cận thông tin qua hệ thống truyền thanh, truyền hình và báo chí. Hiện nay, các cơ sở giam giữ đều trang bị hệ thống truyền thanh, truyền hình để phục vụ nhu cầu thơng tin và giải trí, được cấp phát báo chí… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì việc cung cấp thơng tin của phạm nhân vẫn còn hạn chế về nội dung, hình thức.

Ở trại giam Chí Hịa, tuy đã tổ chức học tập nội quy, các chính sách của Nhà nước cho phạm nhân mới; học lớp tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân giảm tha tù trước thời hạn, sắp hết án; nội dung học tập giáo dục chủ yếu là chấp hành nội quy, hướng thiện, về kỹ năng sống, quyền và nghĩa vụ của phạm nhân sau khi chấp hành xong hình phạt tù, một số quy định về Luật giao thơng, Luật cư trú, quy định về xóa án tích... Về lao động, phạm nhân chấp hành án tại phân trại chủ yếu là phục vụ cho công tác tạm giữ, tạm giam (nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh, vận chuyển quà tiếp tế...) là còn thấp so với tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Thi hành án hình sự. Do đặc thù của Phân trại quản lý phạm nhân nằm trong khu vực tạm giữ, tạm giam nên khơng có điều kiện tổ chức dạy nghề, hướng nghiệp và dạy văn hóa cho phạm nhân.

Ở trại giam Bố Lá mới chỉ tổ chức cho phạm nhân mới nhập trại học tập nội quy trại giam, quy định tổ chức hoạt động của ban tự quản phạm nhân, các quy định về thi đua chấp hành án phạt tù hay học các bài giáo dục công dân trước khi hết án 02 tháng và số phạm nhân được đề nghị giảm hết hạn tù còn lại của tết nguyên đán và dịp lễ. Về lao động, phạm nhân chủ yếu nấu cơm, quét dọn vệ sinh và sửa chữa nhỏ... Riêng thứ 7 hàng tuần trại tổ chức cho phạm nhân học tập, sinh hoạt văn hóa, đến thư viện để đọc sách, báo. Trong dịp Tết nguyên đán, trại đã tổ chức cho phạm nhân thi đấu thể thao và các trị chơi dân gian như: bóng chuyền, cầu lơng, kéo co, nhảy bao bố để tạo khí thế thi đua chấp hành án.

Qua một số dẫn chứng nêu trên có thể thấy các trại giam đã nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, học tập cho phạm nhân. Mặc dù vậy, hoạt động cải tạo giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân hiện nay cịn có nhiều bất cập. Chương trình giảng dạy chưa phù hợp, chất lượng cải tạo phạm nhân vẫn còn thấp so với yêu cầu

đặt ra. Dạy nghề cịn mang tính hình thức, chưa được đầu tư đúng mức, khơng chú trọng đến tính hướng nghiệp, chưa đáp ứng được so với nhu cầu lao động xã hội. Thực trạng cịn tồn tại hiện nay đó là ở một số trại giam khơng có điều kiện tổ chức dạy nghề và dạy văn hóa cho phạm nhân.

Bên cạnh đó, việc sinh hoạt tín ngưỡng cho phạm nhân hầu như chưa được các trại giam quan tâm cũng như chưa có một quy định pháp luật cụ thể nào điều chỉnh vấn đề này. Mặc dù trong thời gian chấp hành án phạt tù, người chấp hành án vẫn được hưởng quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tơn giáo nhưng pháp luật THAHS vẫn chưa có quy định nào về trình tự, thủ tục để tổ chức thực hiện.

Việc tổ chức các chương trình giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục thể chất cho phạm nhân chưa được triển khai đều đặn và đồng bộ ở các trại giam. Điều này xuất phát một phần do thiếu quy định cụ thể của pháp luật, thiếu kinh phí tổ chức, cũng như chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của cán bộ trại giam.

Ngồi ra, một thực trạng có thể thấy đó là việc tham gia của các tổ chức xã hội vào công tác giáo dục, hướng nghiệp cho phạm nhân còn rất hạn chế. Hiện nay, các chuyên đề về kiến thức pháp luật hay kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân diễn ra chưa nhiều. Sự kết nối giữa xã hội và trại giam, cụ thể đây là những người chấp hành án phạt tù còn mờ nhạt.

Chất lượng đào tạo nghề cho phạm nhân chưa cao, ngành nghề đào tạo chưa thật sự phù hợp với tay nghề, trình độ của phạm nhân. Do hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất của trại giam, chỉ tiêu dạy nghề thấp… nên thực tế cho thấy các công việc, ngành nghề đào tạo ở trại giam chủ yếu là làm nơng nghiệp, đan lát…cịn các ngành nghề về điện tử, cơ khí, sửa chữa ơ tơ… chưa được tổ chức. Thế nên, việc đào tạo nghề không đa dạng, không phù hợp với trình độ chun mơn, nguyện vọng…của người chấp hành án phạt tù sẽ gây khó khăn cho việc tái hịa nhập cộng đồng của phạm nhân.

2.2.3. Thực tiễn về thực hiện chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với người chấp hành án phạt tù

- Chế độ ăn:

Về cơ bản, một số cơ sở giam giữ đã đảm bảo được chế độ ăn uống cho phạm nhân theo quy định của Luật THAHS và Nghị định 05/VBHN-BCA ngày 16/12/2015 của Bộ Công an. Tuy nhiên, trên thực tế cịn có một số vi phạm về chế độ ăn uống của phạm nhân, chủ yếu ở việc chưa đảm bảo định lượng, khẩu phần ăn cho phạm nhân theo quy định, chưa phân biệt chế độ ăn giữa các loại phạm nhân.

Ở trại giam Chí Hịa: đối với phạm nhân theo Điều 8 Nghị định 117/2011/NĐ-CP. Các ngày Lễ 30/4, 01/5 và 02/9 năm 2017, người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân được trại tổ chức ăn thêm. Thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm và hàng ngày đều có lưu mẫu thức ăn theo quy định. Theo báo cáo của Trại, trong kỳ tổng số tiền ăn của người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân: 8.422.267.633 đồng. Trong đó: Tiền ăn theo tiêu chuẩn định lượng là: 7.796.631.949 đồng; tiền ăn thêm ngày lễ 30/4, 01/5, 02/9 năm 2017 là: 625.635.684 đồng (gồm, ngân sách Nhà nước cấp: 502.646.384 đồng; UBND Tp.HCM cấp: 122.989.300 đồng).

Còn tại trại giam Bố Lá: Người bị tạm giam, phạm nhân được ăn theo tiêu chuẩn định lượng và ăn thêm theo quy định tại Nghị định 05/VBHN-BCA ngày 16/12/2015 của Bộ Công an. Thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các nguồn thực phẩm cung cấp đều có địa chỉ rõ ràng và có kiểm dịch của các cơ quan chức năng. Theo báo cáo của trại, trong năm 2017, đã quyết tốn tổng chi phí tiền ăn của người bị tạm giam, phạm nhân là: 7.426.707.356 VNĐ đồng, trong đó: tiền ăn theo tiêu chuẩn định lượng (nguồn kinh phí thường xuyên của Bộ Công an): 7.058.928.356 VNĐ (tiền ăn người bị tạm giam, phạm nhân: 6.765.170.021 VNĐ; tiền ăn người bị tạm giam điều trị tại Bệnh viện và Bệnh xá Trại: 71.242.335 VNĐ; tiền ăn đi đường của phạm nhân chuyển trại, hết án: 222.516.000 VNĐ); Tiền chi ăn thêm ngày Tết dương lịch, Tết nguyên đán năm 2017: 348.994.000 VNĐ (Bộ Công an: 279.589.000 VNĐ; UBND Tp.HCM hỗ trợ: 69.405.000 VNĐ).

Ở đây, một vấn đề thực tế cần nhìn nhận đó là nếu khơng được ăn thêm do tiền thưởng vượt chỉ tiêu, kế hoạch hoặc tăng năng suất lao động thì với định lượng tiêu chuẩn thực phẩm thịt, cá là 1,5 kg (cá 800 gram, thịt 700 gram) mà chia đều cho 30 ngày thì mỗi ngày có 50 gram, lại chia tiếp cho 02 bữa không kể ăn sáng thì mỗi bữa chỉ có 25 gram, như vậy tiêu chuẩn về thực phẩm là thấp. Theo tính tốn của Viện dinh dưỡng - Bộ Y tế thì nhu cầu năng lượng tính theo Kcal/ngày của một người lao động nam từ 18 – 30 tuổi, làm việc nhẹ là 2.300, làm việc vừa là 2.700, làm việc nặng là 3.300; lao động nữ tương ứng là 2.200, 2.300 và 2.600. Mức ăn như đã nêu trên của phạm nhân chỉ đạt 1.919,47 Kcal, thấp hơn nhiều so với nhu cầu năng lượng của người lao động bình thường. Do đó, cần phải có chế độ ăn phù hợp hơn cho phạm nhân trong thời gian tới.

Các cơ sở giam giữ đều cố gắng bảo đảm tiêu chuẩn về nơi ở theo quy định của Luật THAHS và Nghị định 05/VBHN-BCA ngày 16/12/2015 của Bộ Công an quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân. Nếu năm 2014, tổng diện tích nhà giam đạt 388.533 m2

thì tính đến tháng 11 năm 2015, tổng diện tích nhà giam đạt 404.250m2. Năm 2014, diện tích sàn nằm của phạm nhân là 208.840m2 thì tính đến tháng 11 năm 2015 là 215.453m2. Như vậy, các cơ sở giam giữ được mở rộng diện tích để đảm bảo được chỗ ở cho phạm nhân.

Tình trạng quy định về chỗ nằm của phạm nhân tối thiểu là 2m2/người ở nhiều trại giam vẫn chưa được đảm bảo. Do lưu lượng phạm nhân tăng trong khi cơ sở phục vụ cho việc giam giữ bị xuống cấp, việc đầu tư xây dựng tuy có được quan tâm so với nhiều năm trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giam giữ, nhiều trại giam trong tình trạng quá tải, chỗ nằm của phạm nhân khơng đủ 2m2/phạm nhân. Có trại giam chỗ nằm phạm nhân chỉ có 0,75 m2/một phạm nhân (trại giam Yên Hạ - Sơn La), 0,77 m2/một phạm nhân (trại giam Tân Lập), 1,5 m2/một phạm nhân (trại giam tỉnh Bình Dương)…Diện tích sàn nằm của phạm nhân qua các năm từ 2010 – 2016 như sau25

:

Bảng 2.3: Diện tích sàn nằm của phạm nhân

(Nguồn: Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hinh sự và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an từ năm 2010 đến năm 2016)

- Về chế độ thăm gặp

Việc đảm bảo chế độ thăm gặp, nhận, gửi thư và liên lạc của người CHAPT góp phần đảm bảo quyền con người của phạm nhân. Các cơ sở giam giữ đã tổ chức cho phạm nhân được gặp người thân đúng quy định, có sự giám sát chặt chẽ. Nhiều trại giam có nhà thăm gặp thống mát, có niêm yết công khai quy định về thời gian, thủ tục thăm, gặp; quy định về nhận, gửi tiền, quà… giúp cho phạm nhân yên tâm cải tạo. Đặc biệt, các cơ sở giam giữ đã bố trí xây dựng “Phịng hạnh phúc” cho người CHAPT được gặp thân nhân là vợ hoặc chồng trong thời gian 24 tiếng cho

Một phần của tài liệu Thi hành án phạt tù theo luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)