2 Phạm Văn Lợi, “Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr
1.5. Chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành hình phạt tù trong pháp luật một số nƣớc
tế đối với ngƣời chấp hành hình phạt tù trong pháp luật một số nƣớc
-Chế độ giam giữ, giáo dục chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối
với người chấp hành hình phạt tù theo Pháp luật Thi hành án nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Thi hành án được quy định tại Phần thứ tư từ Điều 208 đến Điều 224 của Bộ luật Tố tụng hình sự Cộng hịa nhân dân Trung Hoa. Tại Điều 208 Bộ luật này quy định việc Bản án có hiệu lực của Tịa án phải được thi hành ngay “Các bản án và quyết định phải được thi hành sau khi có hiệu lực pháp luật”. Như vậy, thi hành án có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu lực của bản án cũng như đảm bảo được ý nghĩa của cả q trình tố tụng đó là giải quyết vụ án một cách đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Ở Trung Quốc, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát việc thi hành án và cải tạo, giam giữ phạm nhân. Đồng thời, Bộ Tư pháp chỉ đạo và quản lý các vấn đề liên quan đến nhà tù.
Bộ Tư pháp Trung Hoa thông qua Cục quản lý nhà tù để thay mình thực hiện các cơng việc nêu trên. Cục quản lý nhà tù có trách nhiệm giám sát và thanh tra việc thi hành các Bộ luật, quy chế và chính sách liên quan tới việc cải tạo, giam giữ tội phạm; quy hoạch xây dựng và xây dựng nhà tù trên phạm vi toàn quốc, chỉ đạo việc thi hành án, quản lý các vấn đề nhà tù và giáo dục, cải tạo tù nhân; chỉ đạo việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị cho hệ thống nhà tù.
Ở quốc gia này, ngay từ đầu thập kỷ 80 việc giáo dục trong nhà tù đã trở thành một phần của kế hoạch giáo dục quốc gia, nhà tù được coi là “trường học đặc
biệt”. Ngân sách của nhà tù phần lớn được huy động qua doanh nghiệp và thành quả lao động của tù nhân.
Hiện nay, quốc gia này có khoảng hơn 600 nhà tù, trong đó có các cơ sở giam giữ dành riêng cho phạm nhân ở lứa tuổi vị thành niên và cơ sở giam giữ dành riêng cho phạm nhân nữ. Việc cải tạo, phục hồi là vấn đề trung tâm trong công tác nhà tù ở Trung Quốc. Công tác giáo dục tù nhân được tiến hành dưới nhiều hình thức, vấn đề cải tạo về tư tưởng và chính trị được coi trọng và tập trung. Ngồi ra, tù nhân cịn được tham gia học tập về kỹ năng nghề nghiệp, tiếng Anh…
Đối với tội phạm chưa thành niên, hình phạt phải được thi hành tại trại cải tạo dành cho người chưa thành niên.
Và một điều đặc biệt trong quy định về giam giữ phạm nhân, tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng hình sự Trung Quốc thì “phạm nhân bị kết án tù có thời hạn hoặc tạm giam, nếu có một trong những điều kiện sau, có thể được phép tạm thời thi hành án bên ngồi trại giam:
(1) Có bệnh nặng và cần trả tự do có điều kiện để điều trị y tế; (2) Phụ nữ có thai hoặc đang cho con đẻ bú.
Nếu phạm nhân được tạm tha để điều trị y tế có thể gây nguy hiểm đến cộng đồng hoặc phạm nhân tự gây thương tích cho mình hoặc tự làm mình tàn tật thì có thể khơng được trả tự do có điều kiện để điều trị.
Nếu phạm nhân thực sự là bị bệnh nặng và phải được trả tự do có điều kiện để điều trị y tế thì phải có tài liệu xác nhận của bệnh viện do chính quyền nhân dân chỉ định ở cấp tỉnh, và phải chịu sự kiểm tra và phê chuẩn theo thủ tục pháp luật quy định.
Nếu phát hiện thấy phạm nhân được trả tự do có điều kiện để điều trị y tế không đáp ứng những điều kiện để được tạm tha hoặc phạm nhân vi phạm nghiêm trọng những quy định liên quan đến việc tha thì phải buộc đưa vào lại trại giam ngay.
Đối với phạm nhân bị kết án tù có thời hạn hoặc tạm giam khơng thể chăm sóc bản thân trong đời sống hàng ngày, nếu việc chấp hành hình phạt bên ngồi trại giam khơng gây nguy hiểm cho cộng đồng thì có thể được phép tạm thời chấp hành hình phạt bên ngồi trại giam.
Nếu phạm nhân được phép tạm thời chấp hành hình phạt bên ngồi trại giam, hình phạt phải được thi hành bởi cơ quan công an tại nơi phạm nhân cư trú, cơ quan thi hành án phải kiểm soát chặt chẽ và giám sát người này và chính quyền cấp cơ sở hoặc đơn vị nơi phạm nhân công tác phải hỗ trợ giám sát”.
Tại Điều 218 của Bộ luật Tố tụng hình sự Trung Hoa thì “hình phạt chịu sự giám sát của quần chúng hoặc tước các quyền chính trị được áp dụng đối với một phạm nhân do cơ quan công an thi hành. Sau khi chấp hành xong hình phạt, cơ quan thi hành án phải thông báo cho chính phạm nhân biết và công bố công khai đến người có liên quan là đã kết thúc việc giám sát của quần chúng và những quyền chính trị của người này đã được khơi phục”.
Bên cạnh đó, Luật nhà tù của Cộng hịa nhân dân Trung Hoa đã đưa ra những nguyên tắc chung và những quy định về chế độ giam giữ, cải tạo, giáo dục, lao động, sinh hoạt đối với người chấp hành hình phạt tù. Theo đó, phạm nhân được giam giữ có sự phân hóa và cá thể hóa phạm nhân. Bên cạnh đó, phạm nhân cịn có những quyền như được mang những vật phẩm thiết yếu thường nhật vào nhà tù, quyền được yêu cầu nhà tù thông báo cho các thành viên gia đình về tình trạng của họ; Quyền được liên lạc bằng thư tín và được gặp người thân; Quyền được nhận tiền và những vật phẩm khác theo các luât lệ có liên quan, quyền có sự bảo đảm về các nhu cầu vật chất như quần áo, thực phẩm, nơi ở, chăm sóc y tế; Quyền được giáo dục, được tham gia vào các hoạt động thể thao văn hóa.
Theo pháp luật của Trung Quốc, trong vòng 03 ngày kể từ khi phạm nhân vào trại, cán bộ trại giam phải báo tin cho gia đình phạm nhân biết nơi ở của phạm nhân. Gia đình phạm nhân được gặp gỡ phạm nhân từ một lần đến hai lần trong tháng (mỗi lần không quá một giờ) và có thể được tăng số lần gặp gỡ và số giờ tiếp xúc (nếu có lý do chính đáng). Ngồi ra, việc gửi và nhận thư được duy trì thường xuyên. Đối với phạm nhân là người dân tộc thiểu số, họ có thể viết thư bằng ngơn ngữ của dân tộc mình. Ở một số trại giam, cán bộ quản lý trại còn tổ chức cho người thân của người thân thăm nơi ở, nơi học tập, lao động của phạm nhân.
Nhà nước bảo đảm các nhu cầu vật chất như thực phẩm, quần áo, chỗ ở… Khơng gian sống bình qn đầu người cho phạm nhân là 5 m2. Thống kê cho thấy, phạm nhân trung bình tiêu thụ 22,75 kg ngũ cốc, 20 - 25 kg rau và một lượng đáng kể thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, cá, thịt gia cầm, trứng và đậu phụ. Lượng calo trung bình hàng ngày là 2.952 Kcal/người. Các trại giam được xây dựng chắc chắn, sạch sẽ, được cách nhiệt và thông gió tốt. Chi phí sinh hoạt trung bình hàng năm cho một tù nhân ở các vùng khác nhau của đất nước là khoảng 650 nhân dân tệ (hơn 2 triệu VNĐ), gần với mức sống trung bình của cư dân địa phương.
Ở mỗi nhà tù đều có thư viện, phịng đọc cho người CHAPT, thường xuyên có những giải đấu thể thao cho người CHAPT tham gia. Các nhà tù tổ chức lao
động theo những điều kiện môi trường và kỹ thuật phù hợp cho người CHAPT và thực hiện những chế độ bảo hiểm, bảo hộ lao động như đối với những doanh nghiệp khác ngoài xã hội. Đồng thời, các nhà tù cũng áp dụng chế độ về thời gian lao động do nhà nước quy định và bảo đảm thời giờ nghỉ ngơi cho người CHAPT.
Về giáo dục, theo các Điều 63, Điều 64 Luật nhà tù Cộng hịa nhân dân Trung Hoa thì các cơ sở cải cách lao động của Trung Quốc đã thiết lập các cơ sở cần thiết cho việc giáo dục các tù nhân, những người nhận được một nền giáo dục tiểu học hoặc trung học cơ sở thường xuyên theo nền tảng giáo dục cá nhân của họ. Những phạm nhân có trình độ văn hóa cao hơn có thể nhận được một nền giáo dục trung học hoặc đại học. Một tù nhân có thể được đào tạo nghề, đặt nền móng cho việc tự hỗ trợ bản thân bằng chính bàn tay của mình để trở về với xã hội. Họ được phép đọc sách, báo và tạp chí, nghe đài và xem TV, để tìm hiểu về các sự kiện lớn trong nước và quốc tế và duy trì một số lượng liên lạc nhất định với xã hội bên ngồi nhà tù. Từ năm 1981, Chính phủ Trung Quốc đã đưa giáo dục tội phạm vào chương trình giáo dục quốc gia của mình. Trường hợp các điều kiện cho phép, nhà tù và cơ sở cải cách lao động được yêu cầu thành lập các cơ sở giáo dục đặc biệt để hình thành một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh cho giáo dục pháp lý, đạo đức, văn hóa và kỹ thuật của các tù nhân.
Việc dạy nghề cho phạm nhân theo Luật quản lý trại giam Trung Quốc được quy định: việc dạy nghề cho phạm nhân dựa trên nhu cầu sản xuất của mình và nhu cầu về việc làm của phạm nhân sau khi mãn hạn tù. Quy định này thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc tạo tiền đề cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng sau khi mãn hạn tù. Phạm nhân có quyền tin vào tơn giáo. Chính phủ Trung Quốc cho phép các tù nhân có xu hướng duy trì niềm tin tơn giáo ban đầu của họ trong khi bị giam giữ. Về chăm sóc y tế, tù nhân được chăm sóc y tế miễn phí và được khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Nếu bị bệnh, họ được điều trị y tế nhanh chóng. Phạm nhân mắc bệnh nghiêm trọng có quyền được điều trị y tế ngoài trại giam theo quy định của pháp luật. Nữ tù nhân đang mang thai hoặc cho con bú có thể được chăm sóc, chữa trị bên ngoài nhà tù. Phạm nhân bị một căn bệnh nguy hiểm hoặc phức tạp, có thể được chăm sóc bởi các chuyên gia y tế bên ngồi trại giam hoặc có thể được gửi đến một bệnh viện bên ngoài để điều trị. Tổng cộng có 2.944 tổ chức y tế các loại. Có 3,54 bác sĩ y khoa và 14,8 giường bệnh cho mỗi nghìn tù nhân.
Như vậy, chế độ giam giữ, cải tạo, giáo dục, lao động, sinh hoạt đối với người chấp hành hình phạt tù trong pháp luật Trung Hoa bên cạnh những điểm
tương đồng thì có một số quy định khác so với những quy định của pháp Luật Thi hành án Hình sự Việt Nam. Những điểm khác biệt này, trong thời gian tới, pháp luật về THAHS Việt Nam cần tiếp thu có chọn lọc dựa trên những điều kiện phù hợp.
- Chế độ giam giữ, giáo dục chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối
với phạm nhân trong thi hành án phạt tù tại Pháp
Mục đích giáo dục cải tạo được đề cao trong quá trình giam giữ phạm nhân tại Pháp. Các nhà tù có những điều kiện cần thiết để bảo đảm cho việc giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân. Chế độ giam giữ cũng có sự cá thể hóa phạm nhân rõ rệt. Kết quả lao động, học nghề là những tiêu chuẩn đánh giá để bảo đảm việc tái hòa nhập xã hội và đạo đức của phạm nhân. Phạm nhân có thể làm việc bên ngồi trại giam theo chế độ bán tự do (Điều 722 BL TTHS Pháp), ngồi ra cịn áp dụng hình thức giám sát điện tử…
Về giáo dục, mỗi nhà tù đều có thư viện cung cấp sách giáo khoa, từ điển, báo chí, tiểu thuyết, các ấn phẩm nghe nhìn…Đối với những phạm nhân khơng biết đọc, không biết viết thì bắt buộc trại giam phải có trách nhiệm dạy văn hóa, bảo đảm cho họ biết đọc, biết viết. Đồng thời, người CHAPT có quyền tham gia vào tất cả các chương trình học tập, được cung cấp tài liệu và dụng cụ cần thiết. Một điểm đặc biệt đó là phạm nhân có thể theo học các lớp học từ xa, như vậy khi hết thời gian chấp hành án họ có trong tay bằng cấp, chứng chỉ hành nghề và sẽ dễ dàng hơn trong việc tái hòa nhập cuộc sống. Cùng với việc học văn hóa, phạm nhân cịn được tiếp đón mục sư, linh mục và được tham dự các lễ tơn giáo. Điều này rất có ý nghĩa trong việc ổn định tinh thần của người chấp hành án, từ đó họ có thể tự giác cải tạo và có ý thức tuân thủ pháp luật. Về dạy nghề thì người CHAPT được theo học những khóa học về kỹ thuật, ngồi ra họ cũng được áp dụng chế độ có thể theo học một khóa học bên ngồi trại giam nếu đáp ứng được những điều kiện nhất định.
Về chế độ ăn, các phạm nhân sẽ được cung cấp một chế độ ăn uống bổ dưỡng có tính đến tuổi tác, sức khỏe, tình trạng thể chất và loại cơng việc mà phạm nhân đó sẽ làm trong ngày…Chế độ ăn được cung cấp đa dạng món, đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an tồn thực phẩm, số lượng và chất lượng. Ngoài ba bữa ăn tiêu chuẩn, phạm nhân dưới 21 tuổi được phục vụ một bữa ăn nhẹ vào buổi chiều. Ngoài ra, ở Pháp có chuyên gia dinh dưỡng phụ trách về vấn đề tiêu chuẩn ăn cho phạm nhân. Về chỗ ở, Pháp khơng quy định diện tích ở tối thiểu cho mỗi phạm nhân, tuy nhiên quy định diện tích tối thiểu tùy thuộc vào số lượng phạm nhân giam chung trong một phịng. Ví dụ: phịng giam 02 phạm nhân thì diện tích bề mặt tối thiểu là
11m2, phịng giam ba người thì diện tích tối thiểu là 14m2, tương tự tối thiểu cho bốn phạm nhân là 19 m2, tối thiểu cho 05 phạm nhân là 24m2, tối thiểu cho 06 phạm nhân là 29m2…
Về chế độ mặc, trong thời gian bị giam giữ, phạm nhân được cấp phát quần áo miễn phí phù hợp với thời tiết, ngồi ra cịn được nhận thêm quần áo từ các tổ chức từ thiện. Điều đặc biệt ở đây, quần áo mà phạm nhân mặc là trang phục “bình thường” chứ khơng phải là “đồng phục nhà tù”.
Về y tế, các tù nhân được chăm sóc y tế miễn phí và được khám sức khỏe định kỳ hàng năm.