SÓC Y TẾ ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
3.2. Giải pháp hoàn thiện chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành án phạt tù
sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành án phạt tù
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Thi hành án phạt tù
3.2.1.1. Hồn thiện hình thức và chế độ giam giữ đối với người chấp hành hình phạt tù
Yếu tố hình thức và chế độ giam giữ có tác động trực tiếp đến hiệu quả thi hành án phạt tù bởi yếu tố này có ảnh hưởng đến hiệu quả của chất lượng giáo dục, cải tạo người phạm tội. Qn triệt chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, thi hành án phạt tù không chỉ trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. THAPT còn nhằm giáo dục người
khác tơn trọng pháp luật, đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm. Việc nghiên cứu và áp dụng về hình thức, chế độ giam giữ đối với người chấp hành án phạt tù phải được xem xét trong mối quan hệ tương đồng giữa trừng trị - giam giữ với việc đề cao giá trị quyền con người. Cả hai vế trong mối quan hệ nêu trên đều phải được ghi nhận trong mối quan hệ tương đồng, không được xem nhẹ hay đặt nặng bất kỳ một vế nào. Bởi khi quá đặt nặng yếu tố trừng trị mà coi nhẹ yếu tố giáo dục, cải tạo có thể dẫn tới tâm lý phản kháng và bất mãn, dễ dẫn tới những hành vi phạm tội, tái phạm của phạm nhân; còn nếu quá đặt nặng yếu tố quyền con người thì pháp luật có thể khơng được tơn trọng, không được tuân thủ nghiêm minh.
Trước thực trạng số phạm nhân ngày càng gia tăng về số lượng, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ngày càng tăng cao như hiện nay, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm và có sự điều chỉnh về hình thức và chế độ giam giữ phù hợp để cân bằng và đảm bảo tốt nhất mục đích trừng trị và giáo dục, cải tạo. Sự điều chỉnh này cần dựa trên những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội hiện tại cũng như bối cảnh hội nhập quốc tế và xu thế phát triển của đất nước trong tương lai.
Hiện nay, các trại giam đang trong tình trạng quá tải do vậy các quyền cơ bản của người chấp hành án phạt tù không bị tước bỏ không được đảm bảo như về diện tích tối thiểu, giam giữ khơng theo đối tượng… vẫn cịn diễn ra.
Trên thế giới, ở một số nước, ngồi hình thức thi hành án phạt tù giam giữ trong các trại giam, họ còn áp dụng chế độ “giam giữ ngoài nhà tù” bằng biện pháp “quản chế tại nhà” như ở Australia hay “giám sát điện tử” ở Mỹ, Anh…
“Quản chế tại nhà” ở Australia được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện cụ thể nhất định như: những thành viên sống cùng địa chỉ với người phạm tội chấp thuận và đồng thời phải bảo đảm để việc áp dụng hình thức giam giữ này khơng làm ảnh hưởng đến thời gian và mọi hoạt động riêng tư cũng như bảo đảm an toàn về con người cũng như tài sản của các thành viên khác. Khi áp dụng hình thức giam giữ này, cơ quan quản lý nhà nước phải giám sát chặt chẽ và có những cách thức quản lý, vận hành phù hợp.
Ngoài ra, ở một số nước có nền khoa học kỹ thuật hiện đại, họ cịn áp dụng hình thức “giám sát điện tử” đối với người thi hành án phạt tù. Hệ thống thiết bị điện tử truyền tín hiệu được thiết kế bảo đảm sự tương thích với yêu cầu của hệ thống giám sát điện tử. Các nước này đã xây dựng đồng bộ một hệ thống quy định chặt chẽ, bao gồm cả những điều kiện cụ thể để được áp dụng hình thức này. Ở Mỹ, hình thức này không áp dụng với những phạm nhân nguy hiểm…
Việc áp dụng các hình thức “giam giữ ngồi nhà tù” có những tác dụng tích cực trong việc giải quyết tình trạng “quá tải” của các trại giam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái hòa nhập cộng đồng của những người chấp hành án phạt tù sau khi mãn hạn tù.
Như vậy, trước thực trạng quá tải về số lượng tù nhân như hiện nay, Việt Nam nên cân nhắc và học hỏi kinh nghiệm của một số nước để thời gian tới có thể áp dụng một cách phù hợp với điều kiện trong nước.
Luật Thi hành án hình sự Việt Nam nên nghiên cứu, bổ sung biện pháp hình sự mới “hình phạt tù khơng giam giữ”. Khi áp dụng biện pháp này cần được hiểu thống nhất đó chỉ là việc thay đổi hình thức thực hiện chấp hành án phạt tù, từ chỗ đang chấp hành án phạt tù trong các cơ sở giam giữ, sang “nơi mới” ở cộng đồng xã hội (không giam giữ); chỉ áp dụng đối với những phạm nhân phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội lần đầu, cải tạo tiến bộ và kèm theo những điều kiện cụ thể khác. Đồng thời phải có một cơ chế giám sát cụ thể nhằm mục đích giúp những phạm nhân này có cơ hội, điều kiện dần tái hồ nhập cộng đồng.
3.2.1.2. Bổ sung quy định phân loại giam giữ theo giới tính trong Luật Thi hành án hình sự
Hiện nay, với những quy định của Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2017) và Luật hộ tịch 2014 (có hiệu lực từ 01/01/2016) đã có quy định về quyền thay đổi hộ tịch đối với người chuyển đổi giới tính đã là những cơ sở pháp lý quan trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, trên thực tế việc xin thay đổi hộ tịch cịn gặp rất nhiều khó khăn bởi Luật chuyển đổi giới tính mới chỉ ở giai đoạn dự thảo cho nên những quy định mang tính nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự, Luật hộ tịch về vấn đề này vẫn còn nhiều bỏ ngỏ, chưa có hướng dẫn cụ thể. Cho nên, tình trạng những người chuyển đổi giới tính chưa làm lại thẻ căn cước, chứng minh nhân dân là phần lớn.
Bên cạnh đó, tại Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về việc phân loại quản lý người bị tạm giữ, tạm giam thì người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đồng tính, người chuyển giới có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng. Đây là một quy định tiến bộ, thể hiện tính nhân văn trong pháp luật Việt Nam.
Việc giam những người chấp hành án phạt tù phải tính đến từng đặc điểm nhân thân của người phạm tội như: giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn, hồn cảnh gia đình, nơi cư trú, nghề nghiệp, tín ngưỡng – tơn giáo…để có
chế độ giam giữ, giáo dục, lao động cải tạo cho phù hợp. Hiện nay, luật THAHS quy định chưa phù hợp với từng đặc điểm nhân thân của người phạm tội có thể kể đến đó là vấn đề giới tính, luật mới chỉ phân loại phạm nhân và có những chế độ riêng đối với giới tính nam, giới tính nữ, cịn những phạm nhân là những người đồng tính và chuyển giới thì chưa có những chính sách phù hợp. Do đó, Luật Thi hành án hình sự nên bổ sung tại Khoản 2 Điều 27 những phạm nhân được bố trí giam riêng là người đồng tính; người chuyển giới.
Hai đối tượng người đồng tính, người chuyển giới cũng nên giam riêng bởi vốn dĩ đồng tính và chuyển giới là hai khái niệm khác nhau, nhu cầu sinh lý của những đối tượng này cũng khác nhau. Đồng thời, như đã phân tích ở trên, trong số những người chuyển giới thì hiện nay số người chuyển giới đã chuyển đổi giới tính (đã trải qua phẫu thuật và dùng hoóc mơn) là rất nhiều nhưng trên giấy tờ thì vẫn chưa thực hiện việc thay đổi giới tính.
Tuy nhiên, khi bổ sung quy định này cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Với người làm công tác giam giữ, khi đưa ra quyết định về không gian tạm giữ, các cán bộ tại trại giam sẽ phải thực hiện thủ tục xác nhận giới tính, đây là một điều khơng hề dễ dàng về mặt chứng lý. Tuy có thể xác định người đồng giới thông qua tiếp xúc và giao tiếp, bằng cảm nhận nhưng điều này chưa đủ làm cơ sở đưa ra quyết định. Ngồi ra, các thơng tin về giới tính ghi trong chứng minh nhân dân, giấy khai sinh và cấu tạo sinh học của các bộ phận cơ thể sẽ gây khó khăn cho việc chứng minh giới tính thật sự bên trong của đối tượng. Khó khăn tiếp theo đó là xét về nguyên tắc giam giữ, nếu một người đã chuyển giới, tức là có một giới tính khác thì việc giam giữ sẽ phải thực hiện chung không gian với những người cùng giới tính với người bị giam giữ. Tuy nhiên, do đặc điểm sinh lý của người chuyển giới sẽ không giống hồn tồn với người có giới tính tự nhiên nên cần phải tính tốn, cân nhắc cụ thể từng trường hợp để đưa ra quyết định chính xác nhằm tránh gây tổn hại về sinh lý và tinh thần cho phạm nhân người chuyển giới. Do vậy, đòi hỏi phải có chính sách, quy định phù hợp, thơng tư hướng dẫn cụ thể cũng như ý thức, trách nhiệm của cán bộ trại giam để quy định của pháp luật được áp dụng đồng bộ.
3.2.1.3. Hoàn thiện chế độ giáo dục, dạy nghề đối với người chấp hành án phạt tù
Giáo dục, dạy nghề là vấn đề hết sức được quan tâm và có ý nghĩa trong việc tái hòa nhập cuộc sống của những người chấp hành án phạt tù khi họ hết hạn tù. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nội dung này cịn có nhiều bất cập đó là những ngành nghề
mà phạm nhân được đào tạo trong khoảng thời gian chấp hành án chưa thực sự giúp họ tìm được cơng ăn việc làm cũng như chưa phù hợp với điều kiện sinh sống tại địa bàn dân cư của họ. Do vậy, tình trạng những người chấp hành án phạt tù khi trở về với cuộc sống đa phần khơng có cơng ăn việc làm, khơng kiếm được thu nhập nên từ đó nảy sinh tâm lý chán chường, không tin tưởng vào cuộc sống, tiếp tục phạm tội.
Những điều này có thể một phần xuất phát từ việc điều kiện tại trại giam không đáp ứng cho việc học tập các ngành nghề phù hợp hơn.
Ở Pháp, có quy định phạm nhân được theo học những khóa học về kỹ thuật, ngoài ra, phạm nhân được hưởng chế độ “nửa tự do” khi theo học một khóa học bên ngồi trại giam nếu việc này là cần thiết cho việc tái hịa nhập cộng đồng và có chế độ quản lý phù hợp. Bên cạnh đó, pháp luật Pháp còn cho phép phạm nhân có quyền tiếp đón mục sư, linh mục và được tham dự các lễ tơn giáo. Điều này rất có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của phạm nhân và giúp họ sống có ích hơn, cải tạo tốt hơn.
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo từ xa cũng rất hữu ích cho phạm nhân được tiếp cận, học và được cấp văn bằng, chứng chỉ để khi hết thời hạn chấp hành án, họ có trong tay tiền đề cần thiết cho việc sinh sống, kiếm việc làm.
Thiết nghĩ, Việt Nam cũng nên tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm của nước ngoài để vận dụng phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay. Chương trình, phương pháp…địi hỏi phải phù hợp với độ tuổi, phải thiết thực với cuộc sống, dựa trên khả năng tiếp thu và nhu cầu của người học, đồng thời phải tính đến quy luật cung cầu của kinh tế xã hội ở từng vùng, miền cụ thể nơi người hết hạn tù về sinh sống...
Bên cạnh đó, việc các trại giam áp dụng hình thức lao động không hưởng lương như hiện nay sẽ khơng phát huy tính tích cực, nhiệt huyết trong lao động của người chấp hành án phạt tù. Bởi bản thân mỗi con người đều muốn được hưởng những thành quả lao động do bàn tay mình làm ra. Ngồi ý nghĩa là lao động cải tạo thì địi hỏi những hoạt động lao động cũng phải mang lại những giá trị vật chất. Từ đó sẽ phát huy tính tích cực và sáng tạo, hiệu quả của lao động cải tạo cũng như có thể phụ giúp bản thân mỗi phạm nhân, gia đình phạm nhân vì có những phạm nhân họ là lao động chính của gia đình. Do đó, pháp luật Thi hành án hình sự cần nghiên cứu và ghi nhận vấn đề lao động có hưởng lương đối với người chấp hành án phạt tù.
3.2.1.4. Ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của người chấp hành án phạt tù
Trong các văn kiện quốc tế, quyền tự do tín ngưỡng của người chấp hành án phạt tù được ghi nhận và bảo đảm. Tại điểm 6b Các quy tắc Tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân năm 1955 ghi nhận một trong những nguyên tắc cơ bản của thi hành án phạt tù là phải “tơn trọng tín ngưỡng và giáo lý của tù nhân” hay tại điểm 41a, 41b, 41c có ghi nhận “Nếu nhà tù có đủ số tù nhân cùng theo một tín ngưỡng thì một đại diện đủ tư cách của tín ngưỡng đó phải được chỉ định hoặc chấp thuận. Nếu số lượng tù nhân là thỏa đáng và nếu điều kiện cho phép thì cần thỏa thuận để người đại diện đó làm việc tồn thời gian; Người đại diện đủ tư cách được chỉ định hoặc chấp thuận theo khoản 1 điều này phải được phép tổ chức hành lễ thường xuyên và được đi thăm tù nhân theo tín ngưỡng của người đó một cách riêng tư vào những thời điểm thích hợp; Khơng được từ chối cho bất kỳ tù nhân nào tiếp xúc với đại diện đủ tư cách của một tín ngưỡng. Mặt khác, nếu bất kỳ tù nhân nào phản đối sự viếng thăm của bất kỳ đại diện của một tơn giáo nào thì thái độ của tù nhân đó phải được tơn trọng hoàn toàn”. Đặc biệt, tại quy tắc 42 ghi nhận “Trong chừng mực có thể thực hiện được, mọi tù nhân phải được thỏa mãn những nhu cầu đời sống tín ngưỡng bằng việc tham gia các buổi lễ tổ chức trong nhà tù, được sở hữu sách kinh của tôn giáo và giáo phái của người đó”.
Tại Điều 24 Hiến pháp 2013 đã ghi nhận việc mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, Nhà nước tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, các tơn giáo bình đẳng trước pháp luật.
Ngày 18/11/2016, Quốc hội thơng qua Luật Tín ngưỡng, tơn giáo, trong đó tại Điều 6, khoản 5 quy định người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền bày tỏ tín ngưỡng tơn giáo. Đây là quy định mới, thể hiện tính nhân văn sâu sắc cũng như trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận tơn trọng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của mọi người.
Hiện nay, Luật Thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đều chưa có quy định liên quan đến vấn đề này. Do đó, Luật Thi hành án hình sự cần sửa đổi, bổ sung, để tạo ra một hành lang pháp lý cho việc thực hành tín ngưỡng tơn giáo trong trại giam và đảm bảo việc thực hiện thống nhất giữa các văn bản pháp luật trong nước cũng như phù hợp với các văn kiện pháp lý quốc tế. Đây sẽ là một hoạt động không những bảo đảm quyền của người chấp hành án phạt tù về tín ngưỡng tơn giáo mà cịn giúp cho họ có chỗ dựa về tinh thần, hướng họ theo hướng tích cực cải tạo, hoàn lương. Những nội dung cần được ghi nhận trong Luật
THAHS về nội dung này có thể kể đến như xây dựng nơi cầu nguyện, thực hành nghi lễ tôn giáo, mời người đại diện uy tín của những tơn giáo của phạm nhân đến nói chuyện hướng thiện, tuyên truyền pháp luật, lắng nghe tâm tư tình cảm của phạm nhân…
Và để đạt được những kết quả tích cực thì phải thường xun phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nhất là pháp luật tín ngưỡng, tơn giáo đến tất cả các