Thực tiễn áp dụng chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành án phạt tù

Một phần của tài liệu Thi hành án phạt tù theo luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 60 - 63)

16 Nguyễn Quang Vũ, Lê Thị Anh Nga “Vấn đề cấm tra tấn và việc hoàn thiện Pháp luật Thi hành án phạt

2.2. Thực tiễn áp dụng chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành án phạt tù

hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành án phạt tù

2.2.1. Thực tiễn về thực hiện chế độ giam giữ

Luật Thi hành án hình sự về cơ bản đã có những quy định mang tính ngun tắc để đảm bảo một cơ chế quản lý về giam giữ, giáo dục, ăn, mặc, ở, lao động, sinh hoạt và chăm sóc y tế đối với phạm nhân. Tuy nhiên, một số quy định còn chưa phù hợp, mang tính chung chung, chưa được quy định cụ thể.

Để đánh giá thực trạng chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân, chúng ta cần khảo sát qua hệ thống trại giam, cơ sở vật chất và việc quản lý giam giữ.

Hiện nay, tồn quốc có khoảng gần 60 trại giam do Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) đang trực tiếp quản lý. Biên chế cho các trại giam là 22.814 cán bộ, chiến sỹ (trong đó có 17.341 sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật). Tuy nhiên, hiện nay, trên cả nước còn thiếu khoảng trên 3.000 cán bộ làm thi hành án phạt tù. Qua khảo sát, ở các trại giam do Bộ Công an quản lý ở phía Nam cho thấy biên chế của cán bộ trại giam là thiếu và không đáp ứng được so với yêu cầu của thực tế. Bởi số phạm nhân ngày càng tăng lên, cụ thể:

21

Xem Điều 47 Luật THAHS, Điều 13 Thông tư số 07/2018/TT-BCA ngày 12/02/2018. Nguồn:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Thong-tu-07-2018-TT-BCA-pham-nhan-nhan-gui- thu-lien-lac-dien-thoai-voi-than-nhan-326285.aspx

Bảng 2.1. Số liệu phạm nhân từng năm từ 2012 - 2017

Năm

Số lượng phạm nhân Trại tạm giam, nhà

tạm giữ Trại giam Tổng số

2012 8.868 121.686 130.554 2013 6.420 126.729 133.149 2014 7.384 142.342 150.726 2015 5.088 126.934 132.022 2016 6.469 133.936 139.405 2017 6.586 137.695 144.281

(Nguồn: Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hinh sự và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an, từ năm 2012 đến năm 2017)

Bên cạnh đó, trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trại giam vẫn còn hạn chế. Do vậy, việc thực hiện chế độ giam giữ, giáo dục, lao động và sinh hoạt đối với phạm nhân gặp phải rất nhiều hạn chế và nhiều sai phạm.

Đến nay, cơ sở vật chất của trại giam cịn nhiều khó khăn, các cơ sở giam giữ gặp phải tình trạng quá tải, xuống cấp. Mặc dù đã đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng được 77/166 phân trại giam với diện tích 217.074m2, điều kiện ở của phạm nhân đã được cải thiện một bước, nhưng bình qn diện tích sàn nằm mới chỉ đạt 1,66m2/1 phạm nhân (quy định là 2m2/1 phạm nhân). Qua khảo sát ở một số trại giam, có thể thấy cơ sở vật chất của trại giam ngày càng bị xuống cấp.

- Trại tạm giam Chí Hịa do Pháp thiết kế xây dựng từ năm 1939, đến năm 1975 được Nhà nước ta tiếp quản dùng để làm cơ sở giam giữ cho đến nay có tổng diện tích là 8.600m2 đáp ứng giam giữ được 4000 người gồm: 05 khu tạm giữ, tạm giam, 01 phân trại quản lý phạm nhân và 01 khu bệnh viện. Phân Trại quản lý phạm nhân có 13 buồng phạm nhân lao động, tổng diện tích 908,6m2

. Q trình xây dựng và sử dụng đã quá lâu, đã nâng cấp sửa chữa 02 lần nhưng hiện nay nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là nền, tường bị mục thấm nước, hệ thống thoát nước đã hư hỏng cần được đầu tư sửa chữa.

- Trại tạm giam Bố Lá được xây dựng năm 1976, có diện tích 898.389m2 với 03 khu gồm 15 nhà và 35 buồng giam, đáp ứng nhu cầu giam giữ được 2.000 người. Khu phân trại quản lý phạm nhân có 05 nhà giam cấp 4 (có gác lửng) gồm 10 buồng tạm giam. Trại tạm giam Bố Lá được xây dựng khá rộng rãi, thoáng mát tuy nhiên

do xây dựng đã quá lâu, cải tạo sửa chữa nhiều lần nên có nhiều hạng mục đã xuống cấp như: trần nhà bằng mái tôn, nền nhà vệ sinh không đan thép đổ bê tông không đảm bảo an tồn trong quản lý giam giữ, phịng ngừa phạm nhân chống phá, trốn trại.

- Trại tạm giam Cơng an tỉnh Bình Dương đóng tại phường Tân Định, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1981 có tổng diện tích tự nhiên là 7,5 ha. Trại có quy mơ giam giữ 500 can, phạm nhân, trong 5 năm qua (từ 2010 đến 2015) đã tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục trên 2.459 phạm nhân. Tổng diện tích xây dựng của phân trại quản lý phạm nhân là 2.481m, gồm: 3 khu giam có 8 buồng giam nối liền nhau và 1 buồng giam riêng lẻ. Những năm qua, thi hành án phạt tù tại trại tạm giam Cơng an tỉnh Bình Dương cịn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ.

Về cơ sở vật chất và trang bị phương tiện của trại còn thiếu thốn, lạc hậu; khu giam giữ được xây dựng từ năm 1981, chỉ một số cơng trình được đầu tư mới nhưng việc xây dựng, quy hoạch tổng thể thì chưa hợp lý, các buồng giam, khu giam nằm rải rác khơng theo một hệ thống nhất định. Tồn bộ khu giam giữ phạm nhân được trang bị 01 camera quan sát chung nhưng đã hỏng; 01 máy vi tính trang bị phần mềm quản lý phạm nhân. Ngoài ra khơng cịn được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ gì khác. Cơng trình khu giam giữ xây dựng đã lâu, hiện các buồng giam đã xuống cấp nghiêm trọng, phải thường xuyên gia cố, sửa chữa nhất là về mùa mưa các tường, trần buồng giam bị thấm, dột nước; về mùa nắng không bảo đảm thống mát về điều kiện về khơng khí, ánh sáng… Phương tiện hỗ trợ cơng tác giáo dục và quản lý phạm nhân rất hạn chế, hiện chỉ có: 01 hệ thống loa phát thanh, 01 nhà cấp 4 làm nhà thăm gặp, 01 dãy nhà hạnh phúc để tổ chức cho phạm nhân tiến bộ thăm gặp 24 giờ.

Đội ngũ tổ chức cán bộ, tổng số cán bộ, chiến sỹ tồn phân trại ngồi Phó giám thị phụ trách phân trại, phân trại trưởng, phó phân trại trưởng, cịn lại chỉ có 08 cán bộ tập trung ở các công tác chuyên môn như: quản giáo, trực trại, trinh sát, giáo dục. Về trình độ, được đào tạo đại học chính quy chuyên ngành quản lý, cải tạo phạm nhân có 03 đồng chí. Cịn lại là đào tạo ngành ngồi, trung cấp và số chiến sỹ phục vụ có thời hạn chưa qua đào tạo. Tổng số cán bộ chiến sĩ (CBCS) thực hiện công tác thi hành án phạt tù tại đơn vị đã qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ số lượng cịn ít (chỉ chiếm 30%). Do vậy, thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý, thực thi chế độ giam giữ đối với phạm nhân.

Việc phân loại phạm nhân hiện nay ở một số tỉnh, thành vẫn chưa được thực hiện đúng, có nhiều sai phạm như: Giam chung các đối tượng trong cùng một vụ án (Hải Phịng, Thái Bình, Nghệ An); Bên cạnh đó, việc giam giữ người nước ngồi gặp trở ngại khó khăn, do trình độ ngoại ngữ của cán bộ trại giam còn chưa tốt nên khi giam giữ riêng người nước ngồi trong một số trường hợp khó xử lý kịp thời khiphạm nhân có vấn đề về sức khoẻ, sinh hoạt…Tình trạng giam chung người chưa thành niên với người đã thành niên vẫn còn diễn ra ở một số trại giam (Gia Lai, Đồng Tháp) do ít buồng giam giữ hoặc không thể giam giữ tách biệt, cho nên một số phạm nhân là người chưa thành niên bị ảnh hưởng xấu từ những đối tượng phạm nhân đã thành niên.22

Đặc biệt, hiện nay cịn một thực trạng đang tồn tại đó là việc phân loại giam giữ đối với phạm nhân đã chuyển giới gặp rất nhiều khó khăn. Một số phạm nhân trên giấy tờ có giới tính là nam nhưng tâm sinh lý là nữ, hoặc ngược lại một số phạm nhân trên giấy tờ có giới tính là nữ nhưng tâm sinh lý lại là nam. Hiện có nhiều trường hợp như trên vì hiện nay cơng nghệ thẩm mỹ phát triển, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về quyền chuyển đổi giới tính. Họ chuyển đổi giới tính trên thực tế nhưng thủ tục để chuyển đổi giới tính trên giấy tờ pháp lý hiện cịn rất phức tạp. Cũng chính vì vậy, việc quản lý, bố trí giam giữ hay áp dụng các chế độ có liên quan cho người chấp hành án phạt tù đã chuyển giới là rất khó. Những phạm nhân đã chuyển giới thường bị trêu ghẹo, sàm sỡ nên có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và tinh thần, ý thức cải tạo của họ.

Tình trạng vi phạm kỷ luật trong trại giam còn diễn ra, năm 2012, số vụ phạm nhân vi phạm kỷ luật là 12.779 lượt phạm nhân; năm 2013, là 6.038 lượt phạm nhân; năm 2014, là 10.578 lượt phạm nhân; năm 2015, là 7.805 lượt phạm nhân; năm 2016, là 7.967 lượt phạm nhân; năm 2017, là 8.109 lượt phạm nhân.

2.2.2. Thực tiễn về thực hiện chế độ giáo dục đối với người chấp hành án phạt tù

- Chế độ học tập, giáo dục

Thời gian qua, các trại giam đã mở được nhiều lớp học văn hóa phổ cập tiểu học và xóa mù chữ cho phạm nhân, mở các lớp chính trị thời sự, lớp cho các phạm nhân mới đến trại học tập về Bộ luật Hình sự, luật THAHS… Đã tổ chức dạy nghề, truyền thống thủ cơng mỹ nghệ, cơ khí, xây dựng, mộc, may, thêu… cho phạm nhân.

Một phần của tài liệu Thi hành án phạt tù theo luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)