Phạm Văn Lợi, “Thực trạng pháp Luật Thi hành án phạt tù và phương hướng hoàn thiện”, Nhà nước và pháp luật, số 2/2006, tr

Một phần của tài liệu Thi hành án phạt tù theo luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 76 - 80)

khó khăn. Tình trạng vi phạm kỷ luật, trốn trại, đánh nhau, cố ý gây thương tích của phạm nhân vẫn còn diễn ra.

Thứ ba, về chất lượng giáo dục, cải tạo phạm nhân

Hiện nay, chất lượng cải tạo phạm nhân vẫn còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Dạy nghề cho phạm nhân cịn mang tính hình thức, khơng chú trọng đến tính hướng nghiệp, chưa thực sự đáp ứng được so với nhu cầu lao động xã hội. Các phạm nhân chủ yếu được cải tạo chủ yếu về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và một số ngành thủ công đơn giản như trồng trọt, nấu ăn cho bếp của trại. Sau khi cải tạo trở về với xã hội nhiều người khơng có việc làm ổn định, khơng ứng dụng được những kiến thức, ngành nghề được học khi chấp hành án vào thực tế. Đồng thời, việc quản lý, giúp đỡ những người đã chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng chưa thực sự chặt chẽ và có hiệu quả.

Thứ tư, các cơ sở giam giữ cịn chưa tích cực thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình. Từ đây dẫn tới việc thực hiện chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với người chấp hành án phạt tù còn nhiều vi phạm.

 Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan:

Tình hình tội phạm trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng các loại tội phạm có tổ chức, băng nhóm liên quan đến nhiều địa phương, ngành. Số lượng người phải thi hành án phạt tù năm sau tăng hơn năm trước trong khi điều kiện cơ sở vật chất các trại giam chưa đáp ứng đủ với quy mô và yêu cầu giam giữ.

Chất lượng cơng trình buồng giam tại trại tạm giam xuống cấp, hư hỏng, khơng có chịi gác, tường rào bảo vệ thấp. Cơ sở vật chất sử dụng cho việc giam giữ, thi hành án ở nhiều nơi được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu quản lý giam giữ trong tình hình mới.

Văn bản pháp luật quy định về chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với người chấp hành án phạt tù hiện nay một số văn bản khơng cịn phù hợp. Một số quy định và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án hình sự chưa đồng bộ, cịn bất cập gây khó khăn trong áp dụng pháp luật.

-Nguyên nhân chủ quan:

Việc nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động thi hành án phạt tù nói chung, việc thực hiện chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế nói riêng là hết sức cần thiết, vì có nhận thức tốt thì mới có thể phát

huy, nâng cao vai trò và đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả của nội dung, hoạt động này. Tuy nhiên, hiện nay việc nhận thức pháp luật trong vận dụng, thực thi pháp luật vẫn còn hạn chế, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa thấy hết tầm quan trọng và tính chất phức tạp của thi hành án phạt tù; chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và quy trình quản lý giam giữ. Điều này có thể thấy tồn tại qua việc vẫn còn nhận thức cho rằng thi hành án phạt tù là trách nhiệm của riêng ngành Công an mà chưa thấy được đây là trách nhiệm của toàn xã hội, cho nên việc phối hợp trong việc đảm bảo chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế chưa được diễn ra một cách chặt chẽ.

Biên chế cán bộ làm công tác liên quan đến các chế độ này vừa thiếu về số lượng, còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Nhiều bộ phận chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ. Việc phối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan chưa chặt chẽ, thường xuyên và kịp thời; chưa chủ động trong việc tháo gỡ, xử lý, khắc phục các vi phạm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Các nội dung của chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với người chấp hành án phạt tù được quy định khá đầy đủ và toàn diện. Các quy định này thể hiện được đường lối, chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và nhà nước ta trong quản lý, giáo dục những người đang chấp hành án phạt tù. Qua các quy định về chế độ này đã đảm bảo được những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của người chấp hành án phạt tù ngoại trừ những quyền họ bị tước hoặc hạn chế bởi bản án phạt tù mà Tòa án đã tuyên đối với họ. Biểu hiện của những nhu cầu, lợi ích đó là các quyền được sống, quyền tự do cá nhân, quyền được giáo dục, chăm sóc y tế…

Dù bị tước tự do nhưng những đối tượng này vẫn được tôn trọng, bảo vệ khỏi việc tra tấn, nhục hình; được hưởng những quyền lợi phù hợp với độ tuổi, giới tính… trong phạm vi luật định. Được tôn trọng nhân phẩm và được giáo dục, dạy nghề, sinh hoạt…Tất cả những quy định này không chỉ giáo dục, cải tạo những đối tượng này thành người biết tuân thủ pháp luật, tự ý thức được hành vi sai trái của bản thân mà cịn có ý nghĩa trong việc phịng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật, giúp họ có thể tái hịa nhập với cuộc sống và xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tiễn bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận thì vẫn cịn một số hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân cần khắc phục trong thời gian tới để các quyền của người chấp hành án phạt tù không bị tước hoặc hạn chế được đảm bảo thực hiện hiệu quả, mang lại giá trị tích cực trong giáo dục, cải tạo người phạm tội, tạo tiền đề cho họ được hoàn lương và hòa nhập lại với cuộc sống.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Thi hành án phạt tù theo luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)