Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn qu a3 năm 2010 – 2012 theo

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh ninh kiều, cần thơ (Trang 62 - 70)

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT

4.3.2.1 Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn qu a3 năm 2010 – 2012 theo

thành phần kinh tế

Cũng như phân tích doanh số cho vay, phân tích doanh số thu nợ trước hết chúng ta phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế nhằm giúp ngân hàng nhìn nhận lại thực trạng công tác thu hồi nợ đối với từng thành phần kinh tế tại ngân hàng trong thời gian qua. Qua đó giúp ngân hàng có chính sách thu hồi nợ hiệu quả hơn trong thời gian tới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Nhìn chung qua bảng số liệu và hình phía dưới ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều tăng dần qua từng năm,

doanh số thu nợ ngắn hạn của năm sau ln cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ trong những năm qua các thành phần kinh tế trong địa bàn đều làm ăn có hiệu quả.

Cụ thể, năm 2010 doanh số thu nợ tại ngân hàng là 1.126.328 triệu đồng và năm 2011 doanh số này tăng lên 1.166.540 triệu đồng tức tăng 40.212 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 3,57% về số tương đối so với năm 2010. Năm 2012 doanh số này tiếp tục tăng nhẹ, đạt 1.189.856 triệu đồng tức tăng 23.316 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 2% so với năm 2011.

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NHNo&PTNT NINH KIỀU QUA 3 NĂM (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Doanh số thu nợ 1.126.328 1.166.540 1.189.856 40.212 3,57 23.316 2,00 Doanh nghiệp 475.534 501.906 458.993 26.372 5,55 (42.913) (8,55) Hộ sản xuất và cá nhân 650.794 664.634 730.863 13.840 2,13 66.229 9,96

(Nguồn:Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phụ thuộc rất nhiều vào doanh số cho vay bởi vì doanh số cho vay là cơ sở của doanh số thu nợ. Vay ngắn hạn là những khỏan vay dưới 12 tháng, đa số đối tượng khách hàng vay dùng vốn vay để trang trải cho các chi phí sản xuất, sự thiếu hụt vốn tạm thời, nên khi khách hàng vay đến ngân hàng trả nợ thì doanh số thu nợ ngắn hạn cũng sẽ tăng theo doanh số cho

vay ngắn hạn. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2011 tăng là do doanh số cho vay ngắn hạn trong năm này tăng cùng với ý thức trả nợ của khách hàng và sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ tín dụng. Doanh số thu nợ năm 2012 tăng mặc dù doanh số cho vay có gia giảm là do các khoản vay ngắn hạn được giải ngân vào thời điểm cuối năm 2011 và đến hạn thu hồi trong năm 2012. Bên cạnh đó, để đạt được kết quả như vậy là nhờ đội ngủ nhân viên tín dụng thường xuyên sự giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến hạn cộng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nên công tác thu hồi luôn được cán bộ tín dụng thực hiện triệt để. Đây cũng là phương thức làm việc hợp lý của ngân hàng vì việc giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay cũng góp phần giúp các đơn vị vay vốn làm ăn có hiệu quả hơn, gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị. Bên cạnh đó cịn làm giảm mức độ rủi ro tín dụng đối với ngân hàng.

Doanh nghiệp

Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với đối tượng này chiếm tỷ trọng có phần thấp hơn so với hộ sản xuất, cá nhân và tăng giảm qua các năm nghiên cứu như sau: Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 501.906 triệu đồng tăng 26.372 triệu đồng tức tăng 5,55% so với cùng kỳ năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 458.993 triệu đồng giảm 8,55% so với năm 2011.

Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do doanh số cho vay ngắn hạn đối với đối tượng doanh nghiệp cũng tương ứng tăng lên năm 2011 rồi giảm xuống năm 2012. Bên cạnh đó, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Hộ sản xuất, cá nhân

Đây là đối tượng cho vay chính của ngân hàng nên bên cạnh doanh số cho vay tăng cao thì doanh số thu nợ đối với lĩnh vực này cũng tăng qua từng năm, cụ thể: Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân đạt 664.634 triệu đồng tương đương tăng 13.840 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 2,13% về số tương đối so với năm 2010. Đến năm 2011 doanh số này cũng tăng và tăng với tốc độ nhanh hơn so với cùng kỳ năm trước cụ thể là doanh số thu nợ đạt 730.863 triệu đồng tương đương tăng 66.229 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 9,96% về số tương đối so với năm 2011.

Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ sản xuất, cá nhân tăng trong năm 2011 mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này có gia giảm. Nguyên nhân là do trong năm này có nhiều món nợ của năm trước đến hạn thu hồi, đồng thời Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2011/NĐ-CP, quy định tăng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động góp phần làm cho thu nhập từ lương của họ tăng lên. Trong khi đó, các món vay ngắn hạn chủ yếu là từ hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ, nên khi các doanh nghiệp chi trả lương cho người lao động qua thẻ thì ngân hàng tự động thu nợ khi có tiền báo có qua tài khoản của chủ thẻ. Chính vì vậy những tài khoản nợ q hạn cũng được ngân hàng thu hồi, từ đó góp phần làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2011 tăng lên.

Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2012 đối với hộ sản xuất, cá nhân tăng lên là do doanh số cho vay ngắn hạn của thành phần kinh tế này cũng tăng lên trong năm này, đồng thời, ln có sự theo dõi sát sao của cán bộ tín dụng. Trong những năm qua ngân hàng rất quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm sốt, và coi đây là cơng việc hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, an toàn kho quỹ, quản lý tài sản, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm. Đồng thời theo dõi tiến độ thực hiện kế họach thu nợ của từng phường, nắm bắt kịp thời các hộ chưa trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, để đôn đốc nhắc nhở kịp thời. Hàng tháng, hàng quý thực hiện tốt việc phân nhóm nợ theo quy định, đồng thời tổ chức phân nhóm nợ cịn tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro, xác định nguyên nhân từ đó có biện pháp thu nợ có hiệu quả. Xét về tỷ trọng, doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất, cá nhân nhìn chung ln cao hơn doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp. Nguyên nhân là do tỷ trọng doanh số cho vay của hộ sản xuất và cá nhân cao hơn so với doanh nghiệp và cũng đang dần thay đổi, xích lại gần nhau hơn.

4.3.2.2 Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn qua 3 năm 2010 – 2012 theo ngành nghề ngành nghề

Cũng như doanh số cho vay ngắn hạn nếu chúng ta chỉ xem xét đánh giá doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế thì ta khơng thể thấy được công tác thu hồi nợ đối với từng ngành nghề trong địa bàn qua các năm tăng giảm như thế nào có tốt hay chưa ngành nào cần phải duy trì doanh số cho

vay ngành nào cần giảm doanh số cho vay cũng như việc đưa ra chính sách cấp tín dụng sao cho hợp lí. Do đó ta cũng cần phải đi vào phân tích doanh số thu nơ ngắn hạn phân theo ngành nghề.

Dựa vào bảng số liệu dưới đây doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề tại NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều ta thấy doanh số thu nợ đối với từng ngành nghề trên địa bàn vẫn cịn chưa ổn định, có những ngành doanh số thu nợ tăng cũng có những ngành doanh số thu nợ giảm.

Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ CỦA NHNo&PTNT NINH KIỀU QUA 3 NĂM (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 - 2010 2012 - 2011 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Doanh số thu nợ 1.126.328 1.166.540 1.189.856 40.212 3,57 23.316 2,00 Nông - lâm - thủy sản 20.435 68.014 47.424 47.579 232,83 (20.590) (30,27) TM-DV 324.096 318.933 287.834 (5.163) (1,59) (31.099) (9,75) Xây dựng 189.977 225.337 200.992 35.360 18,61 (24.345) (10,80) CN-TTCN 37.801 65.761 94.799 27.960 73,97 29.038 44,16 Ngành khác 554.019 488.495 558.807 (65524) (11,83) 70.312 14,39

Ngành nông - lâm - thủy sản

Đây là lĩnh vực mà ngân hàng tập trung thu hồi vốn nhưng kết quả chưa mấy khả quan. Qua bảng phân tích ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp có sự tăng giảm khơng ổn định qua 3 năm.

Năm 2011 doanh số thu nợ ngành này tăng mạnh đạt 68.014 triệu đồng tăng 47.579 triệu đồng về số tương đối tức tăng 232,83% về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2010. Sang năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn ngành này lại giảm còn 47.424 triệu đồng tương đương giảm 30,27% so với năm 2011. Nguyên nhân có sự tăng giảm này là do:

- Giai đoạn 2010 – 2011: doanh số cho vay ngắn hạn ngành nông lâm thủy tăng lên một cách mạnh mẽ nên doanh số thu nợ cũng tăng lên là tất yếu. Bên cạnh đó kinh tế thành phố trong giai đoạn này đang trên đà phát triển, người dân dư dã hơn, trồng trọt và chăn nuôi thuận lợi nên thu được lợi nhuận vì vậy trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Cịn về phía ngân hàng thì nhờ vào chính sách thu nợ được thắt chặt, đặc biệt là đối với nợ tồn đọng mà doanh số thu nợ ngắn hạn trong giai đoạn này tăng lên. Còn đối với lĩnh vực thủy sản, nhờ đến sự phát triển của nền kinh tế, mở cửa kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới, phát triển khoa học, kỹ thuật, giao thông thuận lợi… một phần nào làm cho hiệu quả của việc chăn nuôi thủy sản được nâng cao. Mặt khác, nhờ xuất khẩu tốt, giá thành thủy sản nuôi trồng của người dân được tăng lên đáng kể. Từ đó người dân có tiền để trả nợ cho ngân hàng đó cũng là nguyên nhân đưa đến doanh số thu nợ tăng trong năm qua.

- Giai đoạn 2011 – 2012: doanh số cho vay giảm nhẹ nên từ đó doanh số thu nợ cũng giảm. Nguyên nhân là do trong giai đọan này tình hình kinh tế trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, giá cả vật tư sản xuất nông nghiệp tăng cao trong khi giá đầu ra sụt giảm trong thời gian dài, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, làm ăn thua lỗ nên không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngồi ra, trước tình hình khó khăn như vậy nên ngân hàng tiến hành gia hạn nợ cho nhiều hộ nơng dân. Do đó doanh số thu nợ giảm là điều hợp lý. Thêm vào đó, lĩnh vực thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn khơng kém như giá thành thấp trong khi giá thức ăn, nhân công ngày càng tăng cao trong năm 2012. Mặt khác, do các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trên

địa bàn thành phố cần thơ gặp nhiều khó khăn về tài chính dẫn đến phá sản nên chưa thanh toán tiền cho các nông dân nuôi cá ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nơng dân. Từ đó, doanh số thu nợ giảm xuống trong giai đọan này.

Ngành xây dựng

Năm 2011 doanh số thu nợ ngành này đạt 225.337 triệu đồng tăng 35.360 triệu đồng (18,61%) so cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ ngành này tăng là do ngân hàng có những biện pháp chặt chẽ trong việc thu hồi nợ và thành phần này giải ngân được những khỏan đầu tư nên có thể trả nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn.

Năm 2012 doanh số thu nợ ngành xây dựng đạt 200.992 triệu đồng giảm 24.345 triệu đồng (10,81%) so năm 2011. Nguyên nhân là do DSCV ngắn hạn lĩnh vực này giảm so với năm 2011 nên làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn ngành xây dựng cũng giảm theo.

Ngành CN - TTCN

Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn ngành CN – TTCN tăng dần qua 3 năm nghiên cứu. Điều này một phần nói lên ngành cơng nghiệp của thành phố đang phát triển rất tốt làm cho bộ mặt kinh tế của thành phố được khởi sắc. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ ngành CN - TTCN đạt 65.761 triệu đồng tăng 27.960 triệu đồng với tốc độ tăng 73,97% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn ngành này tiếp tục tăng dù DSCV trong năm này có phần giảm nhẹ và đạt 94.799 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 29.038 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 44,16% so năm 2011. Đạt được kết quả trên là nhờ vào chính sách của ngân hàng như: ngân hàng gắn trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng với kết quả thẩm định, thường xuyên thăm hỏi, trao đổi công việc kinh doanh với khách hàng hay thậm chí xuống tận cơ sở để thu nợ khách hàng…nên ngân hàng đã không ngừng nâng cao thu nợ đối với ngành này. Bên cạnh đó, các ngành chủ lực như chế biến thủy hải sản các lọai, may mặc, bánh kẹo… có sự hỗ trợ tích cực từ phía cơ quan địa phương cũng như ngân hàng nên phát triển ổn định, là những khách hàng có tình hình trả nợ khá tốt cho ngân hàng.

Ngành thương mại – dịch vụ

Doanh số thu nợ qua 3 năm nghiên cứu có chiều hướng giảm dần, cụ thể như sau: Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn ngành này đạt 318933 triệu đồng

giảm nhẹ so với năm 2010 với tốc độ giảm là 1,59%. Năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn ngành này đạt được 287.834 triệu đồng, tiếp tục giảm với tốc độ 9,75%, tốc độ giảm có phần nhanh hơn năm 2011. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn ngành TM – DV giảm dần qua 3 năm nên làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn ở lĩnh vực này cũng giảm theo. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, ngành TM – DV thành phố Cần thơ cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hoạt động bán buôn bán lẻ tại các trung tâm thương mại, các siêu thị và chợ truyền thống. Phần lớn các siêu thị, chợ truyền thống tập trung chủ yếu tại trung tâm thành phố bán kính chưa đầy 1 km. Bên cạnh đó, năm 2012 một số siêu thị đã hồn thành xây dựng và đi vào hoạt đơng như: siêu thị BigC, siêu thị điện máy Nguyễn Kim… Vì thế, sức cạnh tranh vô cùng khốc liệt, một số siêu thị và cửa hàng bán lẻ đã đóng cửa vì kinh doanh khơng hiệu quả ảnh hưởng khả năng trả nợ ngân hàng. Chính vì những khó khăn trên, ảnh hưởng đến cơng tác thu nợ ngắn hạn của ngân hàng làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn ngành TM – DV giảm dần qua 3 năm.

Ngành khác

Nhìn chung doanh số thu nợ ngành khác biến động theo hướng giảm trong năm 2011 và tăng lại vào năm 2012, cụ thể như sau: Năm 2011 doanh số thu nợ ngành khác đạt 488.495 triệu đồng giảm 65.524 triệu đồng tương đương 11,83%) so với năm 2010, năm 2012 doanh số thu nợ tăng trở lại đạt 558.807 triệu đồng tăng 70.312 triệu đồng với tốc độ tăng 14,39% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số thu nợ năm 2011 giảm là do doanh số cho vay ngắn hạn giảm và có ít món vay đến hạn thu hồi. Sang năm 2012, cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, các món vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng đã đến hạn thu hồi trong năm này. Bên cạnh đó, cơng tác thẩm định cho vay của ngân hàng thực hiện khá tốt dẫn đến doanh số thu nợ ngắn hạn ngành này tăng lên.

Tóm lại: Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn của từng ngành nghề biến đông không ổn định qua 3 năm 2010 – 2012. Tuy nhiên, nhìn chung, tổng DSTN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh ninh kiều, cần thơ (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)