4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT
4.3.4.2 Phân tích nợ xấu qu a3 năm 2010 – 2012 theo ngành nghề
Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tồn tại song song với nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn không đạt hiệu quả, cụ thể:
Ngành nông - lâm - thủy sản
Nợ xấu ngắn hạn qua 3 năm có sự tăng giảm khơng ổn định. Cụ thể, năm 2010 nợ xấu ngành này là 36 triệu đồng. Đến năm 2011 nợ xấu ngành nông lâm - thủy sản không phát sinh. Tuy nhiên đến năm 2012 nợ xấu tăng mạnh đến 1.101 triệu đồng.
Bảng 12: NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ CỦA NHNo&PTNT NINH KIỀU QUA 3 NĂM (2010 – 2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nợ xấu ngắn hạn 3.111 4.151 8.843 1.040 33,43 4.692 113.03 Ngành nông - lâm - thủy sản 36 - 1101 (36) (100,00) 1011 - Ngành TM-DV 1.777 3.583 3.837 1.806 101,63 254 7,09 Ngành xây dựng 6 - - (6) (100,00) - - Ngành CN-TTCN 46 - 1.622 (46) (100,00) 1.622 - Ngành khác 1.246 568 2.373 (678) (54,41) 1.805 317,78
(Nguồn:Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)
Tỷ lệ dư nợ xấu năm 2012 tăng cao là do:
- Quá trình sản xuất kinh doanh của bà con hầu như là tự phát, đầu ra của sản phảm còn bấp bênh, giá cả không ổn định trong khi giá nguyên vật liệu và
phân bón tăng cao. Vì vậy, khi bà con nông dân trúng mùa thì lại rơi vào tình trạng bị ép giá. Hộ nơng dân khơng có điều kiện để tồn trữ chờ khi giá tăng cũng như tự tìm cho mình đầu ra tiêu thụ sản phẩm với giá hợp lý nên đành bán sản phẩm của mình vơi giá rẻ. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến nợ xấu tại ngân hàng
- Cơng việc của cán bộ tín dụng trở nên quá tải, nên việc quản lý nợ trên địa bàn vẫn chưa chặt chẽ.
- Lĩnh vực thủy sản cũng chịu những ảnh hưởng tương tự như nông nghiệp do giá cả thủy sản, nhất là cá tra thường khơng ổn định, cộng thêm tình hình ơ nhiễm mơi trường nước, chi phí thức ăn chăn ni tăng, dịch bệnh bùng phát… làm cho các chủ nụôi thủy sản bị lỗ nhiều. Bên cạnh đó, với tình hình khó khăn của ngành cá tra, một số doanh nghiệp, chế biến, xuất khẩu cá tra trên địa bàn tỉnh Cần Thơ thua lỗ, ngày càng suy giảm về năng lực kinh doanh, không có khả năng trả nợ, tài sản thế chấp tại nhiều ngân hàng nên khơng thể vay mới, khó tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm nên việc thanh toán tiền cá nguyên liệu cho các hộ nông dân nuôi cá chậm trễ. Trong khi đó nguồn vốn của đại đa số hộ nông dân này được vay vốn từ ngân hàng theo chương trình Tam nơng. Vì vậy, ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ ngân hàng, dẫn đến nợ xấu tại ngân hàng tăng trong năm 2012.
Ngành xây dựng
Nhìn chung nợ xấu ngắn hạn đối với ngành này rất nhỏ, không đáng kể không phát sinh trong năm 2011 và 2012.
Ngành CN - TTCN
Năm 2010, nợ xấu ngắn hạn của ngành này là 46 triệu đồng, đến năm 2011 không phát sinh nợ xấu ở lĩnh vực này. Sang năm 2012 nợ xấu ngành CN – TTCN tăng mạnh lên đến 1.622 triệu đồng.
Nợ xấu ngành CN – TTCN chủ yếu là của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trên địa bàn Tỉnh. Như đã phân tích ở trên, năm 2012 là năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu cá tra sang các nước Châu Âu giảm sút, tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng có dấu hiệu chựng lại do các nhà nhập khẩu nước này có xu hướng giảm dần tốc độ nhập khẩu chờ đến lúc Bộ Nông Nghiệp Mỹ công bố kết quả cuối cùng của thuế chống bán phá giá cá tra lần 8. Thị trường xuất
khẩu trì trệ, các doanh nghiệp chế biến khơng tìm được đầu ra, ứ đọng hàng hóa, chậm trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó ngành một số ngành cơng nghiệp nặng như ngành sắt thép, cơ khí trên địa bàn tỉnh cũng gặp khó khăn do bị cạnh tranh từ sắt thép Trung Quốc nên tồn kho ứ đọng hàng hóa, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp ngành này. Chính những khó khăn trên đã làm cho nợ xấu năm 2012 tăng cao.
Ngành thương mại – dịch vụ
Nhìn chung nợ xấu ngắn hạn ngành TM – DV qua 3 năm tăng dần và vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng. Cụ thể năm 2011, nợ xấu ngắn hạn của ngành này là 3.583 triệu đồng, tăng 1.806 triệu đồng so với năm 2010, và tương đương với tốc độ tăng là 101,63%. Sang năm 2012, nợ xấu của ngành tăng 254 triệu đồng so với năm 2011, có chiều hướng tăng chậm lại với tốc độ tăng là 7,09% so với năm 2011.
Nguyên nhân là do các siêu thị, cửa hàng lớn tại Cần Thơ lần lượt hoàn thành thi công đi vào hoạt động (siêu thị sách Cần Thơ, siêu thị BigC, siêu thị điện máy Nguyễn Kim, các cửa hàng điện thoại lớn…) và có nhiều chương trình khuyến mãi thu hút lượng lớn khách hàng. Các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn do còn thiếu kinh nghiệm, năng lực cạnh tranh yếu kém dẫn đến làm ăn khơng có hiệu quả phải tạm thời để nợ quá hạn tại ngân hàng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp vay vốn dự trữ hàng hóa nhưng trong thời gian qua giá cả biến động nên hàng hóa tồn kho nhiều không tiêu thụ kịp điều này tạm thời cũng làm phát sinh nợ xấu tại ngân hàng.
Ngành khác
Đây cũng là ngành thường phát sinh nợ xấu nhiều, chỉ sau ngành TM – DV và tăng giảm không ổn định qua các năm nghiên cứu. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn của ngành này là 568 triệu đồng, giảm 678 triệu đồng, tương đương 54,41% so với năm 2010. Đến năm 2012, nợ xấu lại tăng vọt lên đến 2.373 triệu đồng, tương đương tăng 1805 triệu đồng với tốc độ tăng là 317,78% so với cùng kì năm 2011.
Nợ xấu của ngành này chủ yếu là nợ do hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ. Nguyên nhân là do đời sống vật chất ngày càng khó khăn, tác động của lạm phát, giá các mặt hàng xăng dầu tăng làm cho giá cả tiêu dùng tăng
cao, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Vì thế, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là người nghèo, cán bộ công nhân viên khơng được đảm bảo. Bên cạnh đó, do thu nhập của một số người dân và cán bộ công nhân viên thường thấp và cố định, chỉ đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày và khơng có thêm thu nhập nào khác để chi trả các khỏan nợ đến hạn cho ngân hàng dẫn đến nợ xấu tăng lên. Đồng thời, do một số ít khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vay tiền để kinh doanh chênh lệch vàng, trong khi thị trường này đang chứa đựng rủi ro khá lớn. Chính những điều này đã làm cho nợ xấu năm 2012 tăng mạnh.