Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Cộng hòa Liên bang Đức.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 25 - 28)

hòa Liên bang Đức.

Trong pháp luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Liên bang Đức, vấn đề tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng được qui định thành những căn cứ rõ ràng, cụ thể, các căn cứ để Tòa án áp dụng biện pháp tạm đình chỉ giải quyết vụ án bao gồm:

- Tạm đình chỉ do một đương sự chết: Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự có thể bị chết. Pháp luật tố tụng dân sự của Liên bang Đức qui định khi có một đương sự bị chết, vụ án dân sự phải bị tạm đình chỉ để xác định người thừa kế pháp lý để người này tiếp nhận vị trí kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự bị chết. Nếu người thừa kế pháp lý từ chối tiếp nhận vị trí của đương sự đã chết thì theo yêu cầu của bên đương sự đối lập, Tòa án phải triệu tập người này để họ tiếp nhận vị trí tố tụng và tham gia vào thủ tục tố tụng chính. Người thừa kế pháp lý khơng có mặt vào thời gian triệu tập theo yêu cầu thì phải coi người thừa kế pháp lý đã tiếp nhận vị trí tố tụng và tham gia thủ tục tố tụng chính. Người thừa kế khơng có nghĩa vụ phải tiếp tục tranh chấp trước khi tuyên bố nhận thừa kế32. Như vậy, pháp luật tố tụng dân sự của Liên bang Đức qui định chặt chẽ để buộc người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự phải tiếp nhận vị trí và tham gia tố tụng vào vụ án dân sự. Việc tham gia tố tụng của họ được xác định rõ ràng bằng việc tun bố nhận thừa kế. Họ khơng có nghĩa vụ phải tiếp tục tranh chấp khi mà chưa tuyên bố nhận thừa kế. Vấn đề thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong trường hợp này pháp luật tố tụng dân sự của Liên bang Đức tương tự như pháp luật Việt Nam, nhưng qui định thể hiện trong văn bản luật có phần chi tiết, chặt chẽ hơn. - Tạm đình chỉ do thủ tục phá sản: q trình giải quyết vụ án dân sự có thể xảy ra trường hợp tài sản của một đương sự bị mở thủ tục phá sản. Pháp luật tố tụng dân sự của Liên bang Đức qui định trường hợp này thì vụ án dân sự sẽ bị tạm đình chỉ để chờ kết quả giải quyết thủ tục phá sản, cho đến khi các quyết định về thủ tục phá sản được rút lại hoặc cho tới khi thủ tục phá sản đã kết thúc33 thì vụ án mới được tiếp tục giải quyết. So sánh với pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, với căn cứ “trường hợp tài sản của một đương sự bị mở thủ tục phá sản” thì áp dụng biện pháp

32

Theo Điều 239, BLTTDS Cộng hòa Liên bang Đức.

33

đình chỉ giải quyết vụ án34. Đây là một điểm khác biệt trong việc xử lý trường hợp tài sản của đương sự bị mở thủ tục pháp sản giữa pháp luật tố tụng dân sự của Liên bang Đức và Việt Nam.

- Tạm đình chỉ do mất năng lực về tố tụng: Vấn đề đương sự mất năng lực về tố tụng dân sự trong khi tham gia tố tụng được pháp luật tố tụng dân sự Liên bang Đức qui định tương tự như pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Nếu một đương sự bị mất năng lực về tố tụng hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự bị chết hoặc thẩm quyền đại diện khơng cịn nữa mà đương sự vẫn chưa trở thành người có năng lực về tố tụng thì vụ án dân sự bị tạm đình chỉ. Vụ án dân sự chỉ có thể tiếp tục được giải quyết khi đã khắc phục được vấn đề về người đại diện theo pháp luật của đương sự như khi đã có người đại diện hợp pháp theo pháp luật (do người đại diện theo pháp luật thông báo, do đương sự mời tới Tòa án hoặc do đương sự đối lập thông báo cho Tòa án biết về người đại diện theo pháp luật và Tòa án theo trách nhiệm đã tống đạt thông báo này)35.

- Tạm đình chỉ khi có người thừa kế thế vị: Trong vụ tranh chấp dân sự, nếu xảy ra trường hợp thừa kế thế vị thì vụ án cũng phải được tạm đình chỉ giải quyết để xác định và làm thủ tục thừa kế thế vị36. So sánh với pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, tuy không qui định rõ trường hợp thừa kế thế vị là một căn cứ tạm đình chỉ nhưng trong những trường hợp chưa có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì Tịa án cũng được quyền tạm đình chỉ giải quyết vụ án37.

- Tạm đình chỉ do khơng cịn Luật sư: Tố tụng dân sự của Liên bang Đức bảo đảm sự tham gia của Luật sư trong những trường hợp thủ tục tố tụng bắt buộc phải có Luật sư. Trong những trường hợp này, nếu Luật sư bị chết hoặc bị mất năng lực tiếp tục làm đại diện cho đương sự thì pháp luật cho phép Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án cho tới khi có Luật sư hợp pháp của đương sự. Đương sự phải có trách nhiệm thơng báo cho Tịa án về việc đã mời Luật sư mới. Nếu đương sự khơng thơng báo thì theo u cầu của đương sự đối lập, đương sự sẽ bị triệu tập tham gia

34

Theo qui định tại điểm g khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) của Việt Nam thì vụ án dân sự được đình chỉ giải quyết khi “đã có quyết định của Tịa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó”.

35

Theo Điều 241 BLTTDS Cộng hịa Liên bang Đức.

36

Theo Điều 242 BLTTDS Cộng hòa Liên bang Đức.

37

thủ tục tố tụng chính hoặc bị buộc phải mời một Luật sư mới trong một thời hạn do Thẩm phán chủ tọa ấn định. Và nếu u cầu này khơng được thực hiện thì tố tụng được coi là đang tiếp tục tiến hành tới khi có thơng báo đã mời Luật sư mới38. Như vậy, tố tụng dân sự của Liên bang Đức, một mặt bảo đảm sự tham gia tố tụng của Luật sư (trong những trường hợp bắt buộc phải có Luật sư), tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự mời Luật sư bằng cách tạm đình chỉ giải quyết vụ án một thời gian. Mặt khác, để tránh sự lạm dụng của đương sự nhằm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, pháp luật cũng qui định những biện pháp Tòa án phải áp dụng để đương sự mời Luật sư mới như ấn định thời hạn nhất định hoặc triệu tập đương sự tham gia tố tụng chính. Đây là những điểm khác biệt với pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam. Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam không qui định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đối với trường hợp khơng cịn Luật sư của đương sự (đối với những trường hợp thủ tục tố tụng bắt buộc phải có Luật sư) mà chỉ qui định chung đối với những trường hợp chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế39.

- Tạm đình chỉ do ngừng hoạt động tư pháp: Trong tố tụng dân sự Liên bang Đức, có dự liệu trường hợp do chiến tranh hoặc do một sự kiện nào đó mà hoạt động của Tịa án phải ngừng lại, thì lúc này, vụ án sẽ bị tạm đình chỉ trong suốt thời gian Tòa án ngừng hoạt động40. Đây là một căn cứ tạm đình chỉ mới so với pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam. Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam khơng có qui định căn cứ tạm đình chỉ do ngừng hoạt động tư pháp như nêu trên.

Trong tố tụng dân sự của Liên bang Đức, hậu quả pháp lý của tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng làm cho hoạt động tố tụng bị ngừng lại, sau khi hết tạm đình chỉ thì tồn bộ thời gian của thời hạn giải quyết vụ án được tính lại từ đầu như đối với các trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo qui định của pháp luật Việt Nam. Trong thời gian tạm đình chỉ, các hành vi tố tụng liên quan tới nội dung chính của vụ tranh chấp có một đương sự thực hiện khơng có giá trị pháp lý đối với đương sự kia41.

38

Theo Điều 244 BLTTDS Cộng hòa Liên bang Đức.

39

Theo khoản 3 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011.

40

Theo Điều 245 BLTTDS Cộng hòa Liên bang Đức.

41

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)