Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 47 - 50)

2.1.2.1. Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm

Trong tố tụng dân sự Việt Nam, việc giải quyết vụ án dân sự được bảo đảm thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Theo nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. “Phúc thẩm dân sự là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tịa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị98”. Trong quá trình giải quyết tại Tịa án cấp phúc thẩm, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cũng được áp dụng khi có những căn cứ tạm đình chỉ. Căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được qui định theo những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đó là các trường hợp: Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó; đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế; cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án; cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết99.

Ở cấp phúc thẩm, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cũng được thực hiện tại hai thời điểm là trước khi mở phiên tòa và tại phiên tòa. Trước khi mở phiên

98

Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân-Hà Nội, tr. 303.

99

tòa, trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự khi có những căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết vụ án100. Tại phiên tịa phúc thẩm, nếu có những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án cũng được ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự101. Khi lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án khơng cịn, Tịa án cấp phúc thẩm phải có trách nhiệm khơi phục việc tạm đình chỉ và tiếp tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm.

2.1.2.2. Thẩm quyền, thủ tục tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tịa án cấp phúc thẩm

- Thẩm quyền tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm

Về thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa phúc thẩm. Tại giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công cho một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tịa. Thẩm phán được phân cơng làm chủ tọa phiên tịa có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm này, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền ra các quyết định, trong đó có tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự khi có căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án102. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thuộc về Tòa án cấp phúc thẩm mà cụ thể là Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án103. Tại phiên tòa phúc thẩm, việc quyết định về vụ án thuộc Hội đồng xét xử phúc thẩm. Do đó, khi cần phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án, thì thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án thuộc về Hội đồng xét xử phúc thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ nghị án và ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự ngay tại phiên tòa phúc thẩm, khi có những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo qui định của pháp luật.

100

Theo điềm a khoản 1 Điều 258 Bộ luật Tố tụng dân sự.

101

Theo Điều 265 Bộ luật Tố tụng dân sự.

102

Theo điểm a khoản 1 Điều 258 Bộ luật Tố tụng dân sự.

103

- Thủ tục tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm là một trong những quyết định của Tịa án cấp phúc thẩm. Về hình thức, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm phải được thể hiện dưới hình thức văn bản, là một loại quyết định tố tụng. Tùy theo thời điểm ban hành quyết định tạm đình chỉ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hay tại phiên tòa mà quyết định tạm đình chỉ có thủ tục ban hành và hình thức khác nhau.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án được ban hành dưới hình thức “Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự104”. Quyết định do Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án ký ban hành.

Tại phiên tòa phúc thẩm, việc tạm đình chỉ cũng được ban hành dưới hình thức “Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự105”. Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án lúc này là do Hội đồng xét xử quyết định nên quyết định tạm đình chỉ là của Hội đồng xét xử, Thẩm phán-chủ tọa phiên tòa ký ban hành với tư cách thay mặt Hội đồng xét xử.

Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự phải được Tòa án gửi cho đương sự và Viện kiểm sát trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

2.1.1.3. Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có hậu quả pháp lý chung là làm cho vụ án dân sự bị ngừng lại một thời gian. Do đó, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại Tịa án cấp phúc thẩm cũng có hậu quả pháp lý là làm cho việc xét xử vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm bị ngừng lại một thời gian nhất định. Khi căn cứ tạm đình chỉ khơng cịn nữa thì vụ án sẽ được tiếp tục xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, do tính chất và phạm vi xét xử phúc thẩm khác sơ thẩm là chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị. Cho nên, khi có quyết định tạm đình chỉ

104

Theo mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

105

Theo mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xét xử phúc thẩm thì vụ án dân sự chỉ ảnh hưởng đến phần bản án cần phải xét xử phúc thẩm (tức có kháng cáo, kháng nghị), mà khơng ảnh hưởng đến phần bản án sơ thẩm khơng có kháng cáo, kháng nghị. Ngay cả trường hợp có kháng cáo, kháng nghị tồn bộ vụ án thì khi Tịa án cấp phúc thẩm ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự cũng không đồng nghĩa với tạm đình chỉ giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm do vụ, việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định sơ thẩm. Thực chất, việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm chỉ là tạm dừng việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm đối với bản án hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 47 - 50)