Luật chưa có qui định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu hoặc theo sự thỏa thuận của đương sự.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 54 - 58)

hoặc theo sự thỏa thuận của đương sự.

Trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, có nhiều trường hợp ngun đơn có u cầu tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong một thời gian nhất định. Về quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành cũng qui định cho nguyên đơn có quyền “đề nghị Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án”106. Tuy nhiên trong thực tế do khơng có qui định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu của nguyên đơn nên giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có sự vận dụng khơng thống nhất. Cụ thể như các vụ án sau:

Vụ án: “Tranh chấp hợp đồng thuê nhà xưởng” giữa nguyên đơn là công ty TNHH giấy Yuen Foong Yu (Việt Nam) và bị đơn là Chủ doanh nghiệp tư nhân sản xuất thương mại Phúc Thịnh - bà Đào Thu Phượng. Vụ án được Tòa án nhân dân thị xã Thuận An thụ lý số 27/2011/TLST-KDTM ngày 10/8/2011, đến ngày 14/9/2011 Tịa án có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 22/2011/QĐST-DS với lý do:

“Nguyên đơn có đơn đề nghị Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án từ ngày 14/9/2011 đến ngày 10/10/2011 để các đương sự có thời gian tự thương lượng với nhau107”. Từ lý do và nhận định nêu trên, Tòa án nhân dân thị xã Thuận An tỉnh

Bình Dương đã căn cứ Điều 194 BLTTDS để tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà không căn cứ vào Điều 189 là những căn cứ qui định cho việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Vụ án: “Tranh chấp tài sản chung” giữa nguyên đơn là ông Võ Ngọc Châu, bị đơn là ông Võ Ngọc Anh và 17 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Vụ án được Tòa án nhân dân thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương thụ lý số 25/2010/QĐST- DS ngày 03/2/2010. Q trình giải quyết vụ án Tịa án có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 31/2010/QĐST-DS ngày 26/9/2010 với lý do: “Ngày 26/9/2010

106

Xem thêm: Đặng Văn Hùng (2014), “Một số đánh giá chung về kết quả đạt được của BLTTDS và một số ý kiến đóng góp qui định của BLTTDS về thụ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm”, Tài liệu

Hội nghị tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự, tr.166-167.

107

Quyết định số 22/2011/QĐST-KDTM về “Tranh chấp hợp đồng thuê nhà xưởng”của Tòa án nhân dân thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương.

đại diện ủy quyền của nguyên đơn-bà Võ Thành Cơng có đơn u cầu tạm đình chỉ giải quyết vụ án để cung cấp địa chỉ của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan với thời hạn 01 tháng, u cầu của bà Cơng là hồn toàn tự nguyện và phù hợp với qui định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Bộ luật Tố tụng dân sự108”. Từ lý do và nhận

định nêu trên, Tịa án nhân dân thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương đã căn cứ Điều 59 và Điều 194 BLTTDS để tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà khơng căn cứ Điều 189, vốn là những căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Vụ án: “Tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng” giữa nguyên đơn là bà Chiêm Lạc - Chủ doanh nghiệp tư nhân sản xuất thương mại Vĩnh Mỹ và bị đơn là Công ty TNHH Sản xuất thương mại Nhất Kiến. Vụ án được Tòa án nhân dân thị xã Thuận An thụ lý số 85/2012/TLST-KDTM ngày 01/8/2012. Quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn có đơn “đề nghị Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án từ ngày

17/9/2012 đến ngày 2/10/2012 để các đương sự có thời gian tự thương lượng với nhau109”. Tòa án nhân dân thị xã Thuận An ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 18/2012/QĐST-KDTM ngày 17/9/2012 để tạm đình chỉ giải quyết vụ án nêu trên, nội dung quyết định căn cứ vào Điều 189 và Điều 194 BLTTDS nhưng không nêu rõ căn cứ vào Khoản nào của Điều 189 BLTTDS.

Vụ án “Tranh chấp ly hôn” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Ngọc Linh và bị đơn là ông Nguyễn Trọng Việt. Vụ án được Tòa án nhân dân quận Thủ Đức thụ lý và ban hành quyết định tạm đình chỉ số 03/2012/QĐST-HNGĐ ngày 21/6/2012 để tạm đình chỉ giải quyết vụ án nêu trên với lý do: “Ngày 12/6/2012 nguyên đơn

bà Nguyễn Thị Ngọc Linh có đơn xin tạm đình chỉ giải quyết vụ án đến ngày 31/10/2012 để hàn gắn tình cảm vợ chồng”. Nội dung quyết định căn cứ vào các

Điều 189, 190, 194 BLTTDS. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án nêu trên bị Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức kháng nghị110 với lý do “Điều 189 BLTTDS

không qui định

trường hợp vụ án tạm đình chỉ giải quyết khi ngun đơn có đơn xin tạm đình chỉ”.

108

Quyết định số 31/2010/QĐST-DS về “Tranh chấp tài sản chung”của Tòa án nhân dân thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương.

109

Quyết định số 18/2012/QĐST-KDTM về “Tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng”của Tòa án nhân dân thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương.

110

Quyết định số 230/KNPT-DS về “Kháng nghị Quyết định tạm đình chỉ số 03/2012QĐST-HNGĐ”của Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua các vụ án trên cho thấy, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu của đương sự là một nhu cầu của thực tiễn xét xử và Tòa án cũng đã chấp nhận yêu cầu này. Tuy nhiên, các quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp này đều thiếu căn cứ, cho nên có thể khơng được Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận nếu có kháng cáo, kháng nghị111. Pháp luật tố tụng dân sự cũng chưa qui định việc các đương sự tự thỏa thuận với nhau để cùng u cầu Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp các đương sự cùng muốn tạm dừng việc giải quyết vụ án trong một thời gian nhất định để thương lượng với nhau hoặc hai bên cần thu thập, bổ sung chứng cứ cần thiết mà thời gian giải quyết vụ án đã hết112. Tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩn phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn “Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà khơng phụ thuộc vào có hay khơng có u cầu của đương sự khi thuộc một trong các trường hợp qui định tại Điều 189 BLTTDS113”. Với những qui định như trên chưa thực sự tôn trọng và phát huy quyền tự định đoạt của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự114 và cũng làm cho Tòa án cấp sơ thẩm gặp trở ngại trong việc giải quyết vụ án khi thời hạn chuẩn bị xét xử không bảo đảm.

- Kiến nghị:

Trong BLTTDS, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, cần phải được tôn trọng và phát huy. Như vậy, nếu trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn có yêu cầu hoặc các đương sự thỏa thuận với nhau và cùng u cầu Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án, yêu cầu đó khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội thì nên được Tịa án chấp nhận. Mặt khác, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong một thời gian theo yêu cầu của nguyên đơn hoặc thỏa thuận của các bên đương sự nhằm mục đích để các đương sự tìm cơ hội thương lượng, nếu các đương sự thương lượng được với nhau về việc giải quyết vụ án sẽ giúp cho vụ án được giải quyết mà không phải mở phiên

111

Xem thêm: Tòa án nhân dân tối cao (2014), “Báo cáo tổng kế thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự”,

Tài liệu Hội nghị tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự, tr.53-54.

112

Xem thêm: Trần Văn Trung (2006), “Một số vấn đề về áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”,

Tạp chí Kiểm sát, (22), tr. 27-31.

113

Tại khoản 1 Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩn phán Tòa án nhân dân tối cao.

114

Xem thêm: Tống Anh Hào (2014), “Khái quát việc tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự”,

tòa xét xử, tiết kiệm được thời gian, chi phí, cơng sức của Tịa án và của đương sự, đồng thời dung hòa

mâu thuẫn giữa các đương sự với nhau115.

Do đó, để đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, khi nguyên đơn yêu cầu hoặc các đương sự thỏa thuận với nhau và cùng yêu cầu hay một bên đương sự yêu cầu và các bên đương sự khác đều đồng ý Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong một thời gian nhất định thì nên quy định Tịa án có quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để các bên có thêm thời gian tự hòa giải, thương lượng với nhau về giải quyết vụ án. Từ những quan điểm nêu trên, tác giả kiến nghị nên bổ sung vào quy định tại Điều 189 BLTTDS căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn yêu cầu hoặc các đương sự thỏa thuận với nhau và cùng yêu cầu hay một bên đương sự yêu cầu và các bên đương sự khác đều đồng ý Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong một thời gian nhất định. Từ đó, Tịa án sẽ có cơ sở pháp lý để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong những trường hợp này, đáp ứng tình hình giải quyết vụ án dân sự trong thực tiễn hiện nay. Theo kiến nghị nêu trên, Điều 189 sẽ được bổ sung một khoản sau khoản 3 có nội dung như sau:

Điều 189. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.

2. Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.

3. Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế. 4. Khi nguyên đơn yêu cầu hoặc các đương sự thỏa thuận với nhau và cùng yêu cầu hay một bên đương sự yêu cầu và các bên đương sự khác đều đồng ý Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong một thời gian nhất định.

115

Xem thêm: Lê Việt Sơn (2014), “Về nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong tố tụng hành chính”, Tạp chí Kiểm sát, (22), tr. 41-45;

5. Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án.

6. Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết.

7. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)