Luật chưa qui định hoạt động tố tụng trong thời gian vụ án bị tạm đình chỉ.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 72 - 77)

xử

được tạm dừng khi có quyết định tạm đình chỉ và được tính tiếp tục khi vụ kiện được tiếp tục giải quyết.

2. ..

Khi BLTTDS được sửa đổi, bổ sung theo hướng trên thì Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 cũng phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nội dung qui định của điều luật.

2.2.8. Luật chưa qui định hoạt động tố tụng trong thời gian vụ án bị tạm đình chỉ. đình chỉ.

Thực tiễn giải quyết vụ án, trong những trường hợp Tịa án đã có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, theo nguyên tắc thì hoạt động tố tụng phải bị dừng lại, nhưng trong thực tế vẫn có những hoạt động tố tụng như Tòa án lập biên bản xác minh, lấy lời khai của đương sự để xác định căn cứ tạm đình chỉ cịn hay không, hoặc những hoạt động thu thập chứng cứ như tiếp nhận các chứng cứ do cơ quan, tổ chức cung cấp, do đương sự giao nộp... Những hoạt động tố tụng trong thời gian vụ án bị tạm đình chỉ có giá trị pháp lý như thế nào khi giải quyết vụ án, cần phải có qui định để xác định tính chất hợp pháp và giá trị pháp lý của những hoạt động tố tụng trong thời gian vụ án bị tạm đình chỉ. Nếu khơng có qui định chặt chẽ, sẽ dễ bị lạm dụng để kéo dài thời gian giải quyết vụ án như Tòa án sẽ tranh thủ thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chuẩn bị xét xử, khi đã chuẩn bị xong mới quyết định phục hồi giải quyết vụ án134.

134

Xem thêm: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (2014), “Về thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tài liệu Hội nghị tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự, tr.222-223.

- Kiến nghị

Để hoạt động tố tụng trong thời gian vụ án bị tạm đình chỉ được rõ ràng, cần phải bổ sung qui định đối với những hoạt động này trong thời gian vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết. Do đó, kiến nghị sửa đổi, bổ sung vào khoản 2 Điều 179 BLTTDS theo hướng qui định thêm vấn đề trên. Theo đề nghị trên, thì khoản 2 Điều 179 BLTTDS được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 179. Thời hạn chuẩn bị xét xử 1. ...

2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Tòa án ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án; d) Đưa vụ án ra xét xử.

Trong thời gian có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, hoạt động tố tụng nhằm mục đích thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc khôi phục giải quyết vụ án được tiến hành, đối với những hoạt động tố tụng nhằm mục đích khác thì khơng được tiến hành khi chưa có quyết định khơi phục việc giải quyết vụ án dân sự đang bị tạm đình chỉ.

Kết luận chương II

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được pháp luật hiện hành qui định tương đối chi tiết. Những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam chủ yếu trong những trường hợp đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức vì lý do bất khả kháng nên khơng thể có mặt tại Tòa án để tham gia vào việc giải quyết vụ án như trường hợp đương sự là cá nhân chết, mất năng lực hành vi dân sự, đương sự là cơ quan, tổ chức bị sáp nhập, chia, tách, giải thể, chấm dứt đại diện hợp pháp mà chưa có người, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng hoặc thay thế kịp thời. Ngồi ra, căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án còn liên quan đến việc giải quyết của các cơ quan, tổ chức khác như do pháp luật qui định sự việc phải được cơ quan, tổ chức khác hòa giải, giải quyết trước, cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án. Những căn cứ này nhằm bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương sự và cũng bảo đảm cho cơ quan tiến hành tố tụng có điều kiện thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án được toàn diện.

Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn giải quyết vụ án. Những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo qui định của pháp luật hiện hành cơ bản đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng phát sinh một số khó khăn, vướng mắc nhất định. Một số trường hợp thực tế cần phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án chưa được xem xét, bổ sung trong các văn bản luật. Từ đó, việc giải quyết vụ án của Tòa án trong một số trường hợp gặp phải khó khăn nhất định. Do khơng có căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án, dẫn đến Tòa án vi phạm thời hạn giải quyết vụ án hoặc Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án khơng bảo đảm căn cứ pháp luật. Do đó, căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án cần phải sớm được nghiên cứu, sửa chữa, bổ sung trong các văn bản pháp luật qui định về vấn đề tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một nội dung quan trọng trong tố tụng dân sự. Tạm đình chỉ giúp cho q trình giải quyết vụ án của Tịa án các cấp được thuận lợi hơn, nhất là trong những trường hợp cần thiết phải dừng việc giải quyết vụ án trong một thời gian. Tạm đình chỉ vụ án chính xác, đúng pháp luật sẽ góp phần bảo vệ quyền tham gia tố tụng của đương sự, bảo đảm việc giải quyết vụ án của Tòa án được khách quan, chính xác, tồn diện. Ngược lại, không bảo đảm căn cứ pháp luật, tạm đình chỉ giải quyết vụ án sẽ làm cho vụ án kéo dài, gây khó khăn, thiệt hại đến quyền và lợi ích của đương sự, lãng phí thời gian, cơng sức của cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ qui định của pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là rất cần thiết.

Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án đã được qui định trong pháp luật tố tụng dân sự nước ta qua nhiều thời kỳ. Từ những năm 1970, Tòa án nhân dân tối cao trong công tác hướng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp vụ kiện về hơn nhân-gia đình và những tranh chấp về dân sự, đã có những qui định mang tính chất tạm đình chỉ giải quyết vụ án, dưới tên gọi là “tạm xếp vụ kiện”. Sau đó, căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án ngày càng được pháp điển hóa thơng qua các văn bản pháp luật, điển hình là 03 Pháp lệnh về thủ tục giải quyết vụ án: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996. Năm 2004, Bộ luật Tố tụng dân sự ra đời, đã kế thừa và bổ sung các căn cứ tạm đình chỉ vụ án dân sự phù hợp với tình hình thực tế, loại bỏ các căn cứ tạm đình chỉ khơng cịn phù hợp. Năm 2011, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 đã tiếp tục sửa đổi, bổ sung thêm các căn cứ về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án của Tòa án, đảm bảo quyền lợi của người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, các căn cứ tạm đình chỉ vụ án dân sự theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự cũng còn một số vướng mắc, bất cập.

Qua nghiên cứu qui định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, nhận thấy căn cứ đình tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự chưa đáp ứng thực tiễn và tác giả đã nghiên cứu đánh giá, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật trong một số trường hợp như nguyên đơn có đơn yêu cầu Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong một thời gian hoặc có sự thỏa thuận của các đương sự về việc tạm đình

chỉ giải quyết vụ án một thời gian để tự thương lượng, tự hòa giải với nhau; đương sự có thể vì một lý do bất khả kháng mà không thể tham gia giải quyết vụ án trong một thời gian như gặp tai nạn... Một trường hợp khác là trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, chưa qui định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nên có những trường hợp cần phải chờ cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mà thời hạn giải quyết vụ án đã hết, cần phải tạm dừng việc giải quyết vụ án trong một thời hạn nhất định thì Tịa án khơng thể tạm đình chỉ được. Việc qui định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi đương sự là cá nhân chết mà chưa có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp bị đơn là cá nhân chết nhưng không để lại tài sản thừa kế thì việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng khơng có ý nghĩa mà nên đình chỉ giải quyết vụ án. Trong những trường hợp đương sự là đối tượng được trợ giúp pháp lý nhưng người thực hiện trợ giúp pháp lý không thể tham gia tố tụng mà chưa có người thay thế cũng cần phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án để bảo đảm quyền lợi của đương sự. Ngoài ra thủ tục phục hồi giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ khơng cịn cũng chưa được qui định, có thể gây khó khăn cho việc theo dõi, kiểm sát giải quyết vụ án; thời hạn tố tụng trong trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án được tính chưa hợp lý; hoạt động tố tụng trong thời gian vụ án bị tạm đình chỉ cũng chưa được qui định chặt chẽ.

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nếu có những căn cứ xác đáng, những qui định hợp lý sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án trong thực tế đảm bảo thời gian, thủ tục tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên đương sự tham gia tố tụng và bảo đảm cơ sở chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án khi được phục hồi. Do đó, việc nghiên cứu những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án được qui định trong pháp luật Việt Nam hiện hành, sửa đổi, bổ sung những căn cứ cần thiết là rất thiết thực. Chính vì lý do đó, tác giả đã cố gắng nghiên cứu chuyên sâu về căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong pháp luật và thực tiễn áp dụng thời gian qua. Qua việc nghiên cứu này, tác giả mong muốn đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện qui định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự nước ta./.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)