Nhật Bản.
Trong pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng được qui định thành những căn cứ rõ ràng. Các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản qui định cụ thể như sau:
- Một bên chết;
- Chấm dứt pháp nhân là một bên của vụ kiện do sáp nhập;
- Một bên mất năng lực tố tụng, hoặc người đại diện hợp pháp chết hoặc chấm dứt quyền đại diện;
- Kết thúc trách nhiệm ủy thác của người được ủy thác mà họ là một bên của vụ kiện;
- Những người có năng lực nhất định là một bên của vụ kiện nhân danh mình hay nhân danh người khác chết hoặc mất năng lực đó do bất kỳ lý do gì;
- Tất cả các bên được chỉ định của vụ kiện chết hoặc bị mất tiêu chuẩn hoặc vì bất kỳ lý do nào khác.
Tương ứng với mỗi trường hợp tạm đình chỉ nêu trên, BLTTDS Nhật Bản qui định cụ thể người tiếp nhận vụ kiện42.
Ngoài ra, liên quan đến khối tài sản phá sản, BLTTDS Nhật Bản qui định: Nếu một bên của vụ kiện bị tuyên bố phá sản, vụ kiện liên quan đến khối tài sản phá sản sẽ bị tạm đình chỉ. Trong trường hợp này, nếu thủ tục phá sản đã bị bãi bỏ trước khi vụ kiện được tiếp nhận theo qui định tại Luật Phá sản (Luật số 71, 1922) thì doanh nghiệp phá sản sẽ đương nhiên tiếp nhận vụ kiện. Nếu thủ tục phá sản bị bãi bỏ sau khi vụ kiện liên quan đến tài sản phá sản được tiếp nhận theo qui định tại Luật Phá sản, thì vụ kiện sẽ bị tạm đình chỉ. Trong trường hợp này doanh nghiệp phá sản sẽ tiếp nhận vụ kiện43. Trường hợp này, pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản qui định tương tự như pháp luật tố tụng dân sự của Liên bang Đức, là vụ kiện bị
42
Theo Điều 124 Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản.
43
tuyên bố phá sản là một căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án, trong khi pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam lại qui định là căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án dân sự44.
Như vậy, xét về các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Nhật Bản, nhận thấy có nhiều nét tương đồng với qui định về các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Phần lớn các trường hợp là do một bên đương sự chết, mất năng lực, hay khơng thể tham gia tố tụng được mà chưa có người tiếp nhận, thay thế. Trong khi chờ đợi người tiếp nhận, thay thế, vụ án cần thiết phải được tạm đình chỉ.
Về hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ, BLTTDS Nhật Bản cũng qui định
“nếu vụ kiện bị tạm đình chỉ, khơng được tiếp tục tính thời hạn”. Tuy nhiên, “tồn
bộ thời hạn sẽ bắt đầu tiếp từ ngày có thơng báo về việc tiếp nhận vụ kiện, hoặc từ khi vụ kiện được tiếp tục”45. Điểm qui định về thời hạn trong trường hợp tạm đình
chỉ giải quyết vụ án của Nhật Bản có khác biệt so với pháp luật Việt Nam và một số nước như Liên bang Nga, Liên bang Đức, là qui định thời hạn sẽ được tính tiếp tục khi vụ kiện được tiếp nhận chứ khơng được tính lại từ đầu.
44
Theo điểm g khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2004, sửa đổi, bổ sung 2011.
45
Kết luận chương I
Trong q trình giải quyết vụ án dân sự, có thể phát sinh một số tình tiết làm cho vụ án không thể được tiếp tục tiến hành giải quyết được. Những trường hợp đó, cần phải có những qui định cho việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong một thời hạn nhất định. Do đó, qui định của pháp luật tố tụng dân sự về tạm đình chỉ giải quyết vụ án là rất cần thiết. Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong lịch sử xây dựng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam được qui định tương đối muộn nhưng ngày càng được quan tâm hoàn thiện. Cùng với việc hoàn thiện thủ tục về tố tụng dân sự, các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ngày càng được bổ sung theo hướng rõ ràng, chi tiết và ngày càng mở rộng hơn. Những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Việt Nam nhằm bảo đảm quyền tham gia vào việc giải quyết vụ án của đương sự, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự được công bằng, khách quan, tồn diện.
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cũng là một vấn đề khá phổ biến trong pháp luật tố tụng dân sự các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tùy theo cách thức tổ chức mà pháp luật của từng nước qui định những căn cứ tạm đình chỉ vụ án dân sự khác nhau. Nhìn chung, những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của các nước cũng nhằm vào mục đích bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương sự, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia tố tụng dân sự. Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo pháp luật các nước cũng là tạm dừng việc giải quyết vụ án trong một thời hạn nhất định.
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật ngày nay, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một vấn đề quan trọng trong tố tụng dân sự. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tốt hơn. Bên cạnh đó, tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án dân sự một cách thuận lợi hơn. Do đó, qui định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về việc tạm đình chỉ vụ án ngày càng được hồn thiện.