tái thẩm
Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là một thủ tục tố tụng đặc biệt, xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Do là một thủ tục tố tụng đặc biệt, nên việc thực hiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cũng có những qui định đặc thù hơn so với thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm.
Theo nguyên tắc hai cấp xét xử, một vụ việc có thể được xem xét theo hai cấp giải quyết, đó là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm nếu không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực thi hành. Nếu bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ được xem xét giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Sau khi được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm thì bản án, quyết định phúc thẩm là chung thẩm, có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, trong thực tế có thể cịn có những vi phạm pháp luật xảy ra sau khi vụ án đã được giải quyết qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm hoặc vụ án có những tình tiết mới, có thể làm thay đổi bản chất vụ án mà tại cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa được xem xét đến. Do đó, pháp luật tố tụng dân sự qui định vụ án dân sự có thể được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Thủ tục giám đốc thẩm nhằm sửa chữa những sai lầm, vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm, thủ tục tái thẩm là nhằm xem xét những tình tiết mới được phát hiện mà có thể làm thay đổi bản chất của vụ án. Khi xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Hội đồng giám đốc hoặc Hội đồng tái thẩm ban hành văn bản giải quyết dưới hình thức quyết định. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ban hành.
Bản chất của giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị, nhằm kiểm tra tính hợp pháp trong việc giải quyết vụ án về nội dung và thủ tục tố tụng. Việc xét lại bản án, quyết định dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chủ yếu dựa trên hồ sơ vụ án, khơng bắt buộc phải có đương sự tham gia tố tụng. Thời gian giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là rất ngắn, tối đa là bốn tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm cũng rất hạn chế, là chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Do đó, pháp luật tố tụng dân sự chưa đặt ra việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, thực tế cũng có những nguyên nhân làm cho việc xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải tạm thời dừng lại, khơng có căn cứ để tiếp tục tiến hành việc giải quyết. Cho nên, cũng cần phải nghiên cứu, bổ sung những qui định về tạm đình chỉ vụ án trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cho phù hợp.