Luật qui định thời hạn tố tụng chưa hợp lý trong trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69 - 72)

đình chỉ giải quyết vụ án.

Về thời hạn chuẩn bị xét xử, được qui định là bốn tháng đối với những tranh chấp về dân sự, những tranh chấp về hơn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; hai tháng đối với những tranh chấp về kinh doanh, thương mại, những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tịa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với những tranh chấp về dân sự, những tranh chấp về hơn nhân và gia đình; một tháng đối với những tranh chấp về kinh doanh, thương mại, những tranh chấp về lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc vào ngày ra quyết định tạm đình chỉ. Thời hạn chuẩn bị xét xử được bắt đầu tính lại, kể từ ngày Toà án tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ khơng cịn nữa129. Qui định thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại trong trường hợp vụ án có quyết định tạm đình chỉ được giải quyết tiếp tục như trên cịn chưa hợp lý vì khi lý do tạm đình chỉ khơng cịn, Tịa án chỉ tiếp tục giải quyết vụ án đã được lập hồ sơ trước đó mà khơng phải mới bắt đầu giai đoạn lập hồ sơ, thụ lý vụ án. Tình trạng hồ sơ lúc này đã được lập một phần và thời gian thụ lý, giải quyết vụ án cũng đã chiếm một phần hoặc toàn bộ thời gian Tòa án được chuẩn bị xét xử. Với qui định thời gian chuẩn bị xét xử được tính lại từ đầu, xem như Tịa án được tính thêm thời gian chuẩn bị xét xử một lần nữa (hay nhiều lần hơn nữa nếu tạm đình chỉ nhiều lần). Điều này kéo dài thời gian chuẩn bị xét xử quá mức cần thiết, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự và Tịa án có thể lạm dụng để đối phó, khi sắp hết thời gian chuẩn bị xét xử, Tịa án ra quyết định tạm đình chỉ để hợp thức hóa thời gian, sau đó thụ lý lại để được tính lại thời gian chuẩn bị xét xử tiếp. Thực tiễn giải quyết vụ án, từ khi có hướng dẫn của Nghị quyết 05/2012/NQ- HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, số lượng vụ án được tạm đình chỉ tăng cao nhất là trong những tháng cuối kỳ báo cáo tổng kết năm với những lý do khơng chính đáng như: do nguyên đơn yêu cầu, do chờ cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ mà có khi chỉ là chờ Cơng an phường trả

129

Theo khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

lời xác minh tình trạng cư trú của đương sự vốn không mất nhiều thời gian như một số vụ án sau đây:

Vụ án: “Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ” giữa nguyên đơn là công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ Đông Vinh và bị đơn là Công ty TNHH Thức ăn gia súc Lái Thiêu. Vụ án được Tòa án nhân dân thị xã Thuận An thụ lý số 73/2010/TLST-KDTM ngày 02/11/2010, đến ngày 15/9/2011 Tịa án có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 21/2011/QĐST-DS với lý do: “Ngun đơn có đơn

xin tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong thời hạn hai tháng kể từ ngày 15/9/2011 để khắc phục việc cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của bị đơn, việc xin tạm đình chỉ giải quyết vụ án là sự tự nguyện của nguyên đơn hoàn toàn phù hợp với điểm d khoản 1 Điều 59 Bộ luật tố tụng dân sự130”. Từ lý do và nhận định nêu trên, Tòa án nhân

dân thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương đã căn cứ Điều 189 và Điều 194 BLTTDS để tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Vụ án: “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ơng Trần Quốc Hồn và bị đơn là bà Phạm Thị Diễn. Vụ án được Tòa án nhân dân Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý số 216/2013/TLST-DS ngày 09/7/2013, đến ngày 04/3/2014 Tịa án có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 12/2014/QĐST-DS với lý do: “Cần đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu,

chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được131”. Từ lý do nêu trên, Tòa

án nhân dân Quận 9 đã căn cứ khoản 5 Điều 189, khoản 2, khoản 3 Điều 190, Điều 191, Điều 194 và khoản 2 Điều 245 BLTTDS để tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Vụ án: “Tranh chấp tài sản chung” giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Thảo và bị đơn là ông Võ Văn Phước. Vụ án được Tòa án nhân dân Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý số 75/2013/TLST-DS ngày 21/3/2013, đến ngày 04/3/2014 Tịa án có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 11/2014/QĐST-DS với lý do: “Cần đợi

kết quả đo vẽ132”. Từ lý do nêu trên, Tòa án nhân dân Quận 9 đã căn cứ khoản 5

130

Quyết định số 21/2011/QĐST-DS về “Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ” của Tòa án nhân dân thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương.

131

Quyết định số 12/2014/QĐST-DS về “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của Tòa án nhân dân Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh.

132

Quyết định số 11/2014/QĐST-DS về “Tranh chấp tài sản chung” của Tòa án nhân dân Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 189, khoản 2, khoản 3 Điều 190, Điều 191, Điều 194 và khoản 2 Điều 245 BLTTDS để tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Qua các vụ án được Tịa án tạm đình chỉ giải quyết nêu trên, khi thời hạn giải quyết vụ án đã hết, Tịa án ra quyết định tạm đình chỉ để hợp thức hóa thời hạn giải quyết vụ án, sau đó thụ lý trở lại để được tính lại thời hạn chuẩn bị xét xử. Với cách tính như thế này thì Tịa án có thêm nhiều thời gian để chuẩn bị xét xử. Khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử lần thứ hai, Tịa án cũng có thể tạm đình chỉ giải quyết vụ án rồi thụ lý giải quyết trở lại để được tính lại thời gian chuẩn bị xét xử. Nếu khơng có qui định hạn chế thời gian chuẩn bị xét xử trong trường hợp vụ án có quyết định tạm đình chỉ xét xử thì việc chuẩn bị xét xử của Tịa án có thể khơng có điểm dừng.

- Kiến nghị

Qua nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản, có qui định chặt chẽ hơn về thời hạn giải quyết vụ án trong trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. BLTTDS Nhật Bản qui định “nếu vụ kiện bị tạm đình chỉ, khơng được tiếp tục tính thời hạn”, “tồn bộ thời hạn sẽ bắt đầu tiếp từ khi vụ kiện được tiếp tục”133.

Như vậy thời hạn giải quyết vụ án được tính liên tục, tính tiếp theo sau khi phục hồi tạm đình chỉ chứ khơng tính lại từ đầu như hướng dẫn của Tịa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012. Tại Điều 179 BLTTDS cũng chưa có qui định về việc tính lại thời hạn chuẩn bị xét xử trong trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Do đó, thấy rằng cần phải bổ sung qui định về thời hạn chuẩn bị xét xử trong trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ theo hướng thời hạn sẽ tạm ngừng khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án và được tính tiếp tục khi có quyết định khơi phục giải quyết của Tịa án. Theo hướng trên, Điều 179 BLTTDS có thể sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 179. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

133 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tịa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69 - 72)