Luật chưa có qui định tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự khơng thể có

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 58 - 61)

hợp đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự khơng thể có mặt vì lý do chính đáng.

Trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, có những vụ án đương sự gặp những trường hợp bất khả kháng như tai nạn, bệnh nghiêm trọng,…cần phải tập trung điều trị trong một thời gian nhất định nên không thể có mặt theo sự triệu tập của Tịa án. Những trường hợp này, đương sự có làm thủ tục xin Tịa án tạm dừng việc giải quyết vụ án trong một thời gian nhất định, tuy nhiên trong thực tiễn xét xử, các Tịa án khơng có căn cứ chấp nhận tạm dừng việc giải quyết. Nếu Tòa án kéo dài thời gian giải quyết vụ án chờ đương sự hồi phục sức khỏe thì sẽ vi phạm thời gian giải quyết vụ án, cịn nếu tạm đình chỉ thì thiếu căn cứ do BLTTDS khơng qui định.

Có thể nghiên cứu một số trường hợp xảy ra trong thực tế như sau:

Vụ án “Đòi tài sản” giữa ngun đơn là ơng Nguyễn Đình Th với bị đơn là ơng Trần Đình K116. Khi ơng Th khởi kiện thì vụ án đang cịn thời hiệu. Do ơng Th phải đi công tác xa trong gần 1 tháng, sau đó lại bị ốm đau nặng, khơng kịp làm thủ tục ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Vì phải đầu tư thời gian vào việc chữa bệnh, gia đình ơng Th có đơn gửi Tịa án huyện N đề nghị Tòa án tạm dừng việc giải quyết vụ án cho đến khi ông Th chữa khỏi bệnh. Kèm theo đơn có giấy vào viện và xác nhận của bệnh viện. Tòa án huyện N biết tình trạng bệnh của ơng Th là có thật nhưng khơng có căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Gần hết thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án huyện N liên tiếp có hai giấy triệu tập ơng

116

Xem thêm: Phạm Thị Mai (2010), “Về Điều 189 BLTTDS và nội dung cần sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Tịa

Th đến tham gia phiên tịa nhưng ơng Th vẫn khơng có mặt. Ngày cuối cùng của thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án huyện N ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo qui định tại điểm e Khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Ông Th kháng cáo quyết định tạm đình chỉ của Tịa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm khơng có căn cứ pháp luật để hủy quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của cấp sơ thẩm nên giữ nguyên quyết định. Sau khi ông Th chữa khỏi bệnh thì đã hết thời hiệu khởi kiện.

Vụ án “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” nguyên đơn là ông Nguyễn Văn M và bị đơn là ông Lê Nguyên H117. Tháng 8/2006 Ơng M cho ơng H vay 30 triệu đồng; đến tháng 2/2007, ông H đã trả cho ơng M được 20 triệu đồng, sau đó ơng H khơng tiếp tục trả nữa. Tháng 10/2007 ơng M khởi kiện ra Tịa án huyện L yêu cầu ông H trả số tiền vay 10 triệu đồng. Khi lấy lời khai của ơng H ngày 16/11/2007 thì ơng H có thừa nhận cịn thiếu nợ ông M số tiền 10 triệu đồng nhưng chưa có tiền trả. Tịa án đang giải quyết thì đầu tháng 12/2007 ơng M bị tai nạn giao thông liệt nửa người. Cuối tháng 12/2007, Tịa án có giấy triệu tập ơng M đến giải quyết, gia đình ơng M có đơn đề nghị Tòa án tạm dừng việc giải quyết cho đến khi ơng M bình phục, kèm theo giấy đề nghị có xác nhận của bệnh viện. Do qui định tại Điều 189 khơng có căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án nên Tịa án khơng chấp nhận u cầu của ơng M. Tịa án tiếp tục triệu tập ông M lần thứ hai nhưng ông M vẫn khơng thể có mặt. Ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết vụ án, Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo qui định tại điểm e Khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Do vết thương nặng và bị di chứng sau tai nạn nên thời gian chữa trị của ông M kéo dài. Đến tháng 6/2009, ơng M khởi kiện lại vụ án thì thời hiệu khởi kiện đã hết.

Vụ án “Ly hôn” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Ngọc Huy và bị đơn là bà Nguyễn Ngọc Thùy Dương118. Ông Huy khởi kiện yêu cầu ly hôn với bà Dương. Trong quá trình giải quyết vụ án, ngày 18/8/2013 bà Dương bị tai nạn giao thông gẫy chân. Ngày 4/10/2013, Tòa án triệu tập bà Dương đến tham gia phiên tòa, bà Dương vắng mặt khơng rõ lí do, Tịa án hỗn phiên tịa và triệu tập bà Dương lần thứ hai đến tham gia phiên tòa vào ngày 16/10/2013, trước ngày mở phiên tòa, bà

117

Xem thêm: Phạm Thị Mai (2010), “Về Điều 189 BLTTDS và nội dung cần sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Tịa

án nhân dân, (20), tr. 8.

118

Bản án số 32/2013/HNGĐ-ST ngày 29/11/2013 về việc “ly hơn” của Tịa án nhân dân thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương.

Dương có đơn thơng báo cho Tịa án về việc bị tai nạn và yêu cầu Tòa án tạm dừng giải quyết vụ án cho đến khi bình phục. Do khơng có căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án nên Tịa án khơng chấp nhận u cầu của bà Dương, tiếp tục hỗn phiên tịa lần thứ hai. Tòa án tiếp tục triệu tập bà Dương lần thứ ba đến tham gia phiên tòa vào ngày 15/11/2013, do chưa bình phục nên bà Dương vẫn vắng mặt. Tịa án hỗn phiên tịa lần thứ ba và triệu tập bà Dương đến tham gia phiên tòa lần thứ tư vào ngày 29/11/2013, bà Dương tiếp tục có đơn u cầu tạm đình chỉ giải quyết vụ án kèm theo giấy tái khám của bệnh viện xác nhận bà Dương chưa thể đi lại được. Đến ngày mở phiên tòa, bà Dương tiếp tục vắng mặt, Tòa án đã mở phiên tòa xét xử vắng mặt bị đơn.

Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án đương sự bị ốm đau nặng hoặc bị tai nạn khơng thể có mặt theo giấy triệu tập của Tịa án, nếu có yêu cầu tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng sẽ khơng được Tịa án chấp nhận vì khơng có căn cứ. Đương sự được triệu tập lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, nếu là ngun đơn thì Tịa án đình chỉ giải quyết vụ án, nếu là bị đơn thì Tịa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn, nếu là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì Tịa án sẽ đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập đó.

- Kiến nghị:

Trong nhiều trường hợp, sự có mặt của đương sự là cần thiết cho việc giải quyết vụ án và đương sự khơng thể có mặt tại phiên tịa là do sự kiện khách quan, đột xuất. Trong những trường hợp này, nếu Tòa án cứng nhắc không dừng việc giải quyết vụ án mà xét xử vắng mặt đương sự thì sẽ dẫn đến hậu quả bất lợi cho một bên đương sự do khơng được tham gia phiên tịa, cịn nếu khơng xét xử thì sẽ dẫn đến việc phải hỗn phiên tịa nhiều lần như ví vụ nêu trên, gây tốn kém thời gian, cơng sức và chi phí nhưng cuối cùng cũng phải xét xử vắng mặt đương sự. Nếu Tòa án tạm dừng việc giải quyết thì khơng có căn cứ để tạm đình chỉ. Kéo dài thời gian giải quyết sẽ dẫn đến việc vi phạm thời hạn giải quyết vụ án. Tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 đều có qui định trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi đã hết thời hạn

chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự vắng mặt có lý do chính đáng119. Tuy nhiên, khi ban hành BLTTDS các nhà làm luật đã bỏ qui định này. Nghiên cứu các luật tố tụng khác nhận thấy Luật Tố tụng hành chính năm 2010 cũng có qui định về vấn đề này, Tịa án được quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong trường hợp đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự khơng thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt các đương sự120. Quá trình áp dụng BLTTDS đã cho thấy đây là một hạn chế của pháp luật tố tụng dân sự cần phải được khắc phục. Do vậy, để đáp ứng thực tiễn, pháp luật cần có qui định bổ sung căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo qui định tại Điều 189 BLTTDS trong trường hợp đương sự khơng thể có mặt vì lý do chính đáng.

Theo kiến nghị trên, Điều 189 có thể được bổ sung thêm một khoản sau khoản 3 như sau:

Điều 189. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 1. ...

2. ... 3. ... 3. ...

4. Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự khơng thể có

mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt các đương sự;

5. ... 6. ... 6. ...

7. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)