Luật chưa có qui định tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 65 - 67)

giám đốc thẩm, tái thẩm

Trong tố tụng dân sự, ngoài hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm, cịn có hoạt động xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khi có kháng nghị của Viện kiểm sát, Tịa án có thẩm quyền. Trong quá trình xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, đối với những vụ án có tình tiết phức tạp, Tòa án cũng cần phải yêu cầu cơ quan, tổ chức trả lời xác minh, cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan mới có cơ sở xem xét giải quyết. Đối với những trường hợp này, thời hạn xem xét giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có thể kéo dài, khơng bảo đảm theo qui định của pháp luật. Cụ thể như một số vụ án sau:

Vụ án “Tranh chấp tài sản gắn liền quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Sỏi và 17 người khác với bị đơn là Hội Phật giáo tỉnh Bình Dương. Vụ án được Tòa án nhân dân thị xã Thuận An xét xử sơ thẩm tại bản án số 53/2008/DSST ngày 26/9/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm tại bản án số 87/2009/DSPT ngày 3/4/2009. Ngày 27/4/2010 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành Quyết định kháng nghị số 52/QĐ- KNGĐT-V5 kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Ngày 29/4/2010, Tòa dân sự Tòa án nhân dân Tối cao nhận được hồ sơ vụ án và quyết định kháng nghị. Trong q trình chuẩn bị mở phiên tịa giám đốc thẩm, ngày 30/6/2010 Tòa dân sự Tòa án nhân dân Tối cao có cơng văn số 314/DS yêu cầu Tòa án nhân dân thị xã Thuận An xác minh, thu thập tài liệu về một số vấn đề liên quan đến vụ án. Ngày 30/7/2010, Tòa án nhân dân thị xã Thuận An hoàn tất việc xác minh, thu thập tài liệu và gửi cho Tòa án nhân dân Tối cao. Ngày 15/10/2010 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao rút quyết định kháng nghị. Vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Phạm Ngọc Xuân và bị đơn là ơng Hồ Thái Châu. Vụ án được Tịa án nhân dân thị xã Thuận An xét xử sơ thẩm tại Bản án số 28/2008/DSST ngày 18/7/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm tại Bản án số 92/2009/DSPT ngày 7/4/2009. Ngày

06/4/2012 Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao có Quyết định kháng nghị số 113/2012/KN-DS, đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại vì có vi phạm nghiêm trọng trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ. Ngày 25/4/2012, Tòa dân sự Tòa án nhân dân Tối cao nhận được hồ sơ vụ án và quyết định kháng nghị. Trong quá trình chuẩn bị mở phiên tòa giám đốc thẩm, ngày 18/12/2012 Tòa dân sự Tịa án nhân dân Tối cao có cơng văn số 1385/CV-UTĐT u cầu Tòa án nhân dân thị xã Thuận An xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ về một số vấn đề liên quan đến vụ án. Ngày 25/01/2013, Tịa án nhân dân thị xã Thuận An hồn tất việc xác minh, thu thập tài liệu và gửi cho Tòa án nhân dân Tối cao. Ngày 25/6/2013 Tòa dân sự Tòa án nhân dân Tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án trên.

Như vậy, trong quá trình xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cũng có những trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm tạm dừng việc giải quyết để yêu cầu cơ quan, tổ chức xác minh, cung cấp tài liệu, chứng cứ mới có cơ sở giải quyết vụ án. Thế nhưng, pháp luật hiện hành không qui định việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Từ tình trạng trên cho thấy, khi xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Tịa án khơng thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong một số trường hợp cần thiết mặc dù thực tế phải tạm dừng giải quyết vụ án trong một thời gian, dẫn đến việc không đảm bảo thời hạn giải quyết vụ án. Điều này, gây khơng ít trở ngại cho việc giải quyết những vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm có tính chất phức tạp. Nếu Tịa án được tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì trong những trường hợp này có thể áp dụng biện pháp tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Khi lý do tạm đình chỉ khơng cịn, vụ án được tiếp tục giải quyết, thời hạn giải quyết vụ án được bảo đảm hơn, hạn chế tình trạng quá hạn trong quá trình xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

- Kiến nghị

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong một số trường hợp cũng rất cần thiết cho Tòa án khi xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Do BLTTDS khơng qui định tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nên một số vụ án thực chất đã được tạm dừng giải quyết trong một thời

gian khi xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng Tịa án khơng có căn cứ để ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, dẫn đến thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, q hạn luật định nhưng Tịa án khơng có cách xử lý. Vì vậy, để bảo đảm cơ sở pháp lý cho Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, cần bổ sung quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với một số trường hợp cần thiết như chờ kết quả giải quyết vụ án khác, chờ kết quả xác minh, thu thập chứng cứ... mà thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm đã hết. Theo hướng đề xuất như trên, có thể bổ sung việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm như sau:

Điều 293. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm

Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để giám đốc thẩm vụ án. Trong thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm, khi xét thấy cần thiết và có căn

cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án qui định tại Điều 189 Bộ luật này, Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm có thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Do quy định về thời hạn mở phiên tòa và một số qui định khác trong thủ tục tái thẩm được thực hiện như thủ tục giám đốc thẩm127 nên việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong thủ tục tái thẩm cũng được áp dụng theo qui định nêu trên.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 65 - 67)