Luật chưa qui định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án do người thực hiện trợ giúp pháp lý cho đương sự là đối tượng được trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 61 - 63)

thực hiện trợ giúp pháp lý cho đương sự là đối tượng được trợ giúp pháp lý khơng thể tham gia tố tụng mà khơng có người thay thế.

Nhà nước ta vừa mới ban hành Hiến pháp mới. Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm tiến bộ hơn các Hiến pháp trước, trong đó có việc ghi nhận bảo đảm

119

Điểm b khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, điểm b khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, điểm b khoản 1 Điều 40 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996.

120

quyền con người121. Bảo đảm quyền con người không chỉ trong lĩnh vực hình sự mà cịn phải được thể hiện trong lĩnh vực dân sự. Thực tiễn tư pháp về bảo đảm quyền con người trên thế giới cho thấy hoạt động trợ giúp pháp lý là một hoạt động góp phần quan trọng trong việc bảo đảm và hiện thực hóa các quyền con người. ở Việt Nam, trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong giai đoạn hiện nay, còn một số lượng lớn là người nghèo, người ở vùng sâu, vùng xa và đối tượng chính sách thì việc bảo đảm điều kiện trợ giúp pháp lý thuận lợi cho các đối tượng này càng phải được đặc biệt quan tâm. Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm cơng bằng xã hội, phịng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật122. Trợ giúp pháp lý là chỗ dựa của người nghèo, nhóm người yếu thế trong xã hội trong các trường hợp tranh chấp pháp lý. Những đối tượng được trợ giúp pháp lý ở nước ta bao gồm: Người nghèo, người có cơng với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn123. Trong tố tụng dân sự, những đối tượng trợ giúp pháp lý nêu trên có quyền có người thực hiện trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia tố tụng. Người thực hiện trợ giúp pháp lý ở Việt Nam có thể được xem như những Luật sư bắt buộc trong tố tụng dân sự một số nước trên thế giới. Khi tham gia trợ giúp pháp lý, những người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể có những lý do chính đáng mà khơng thể tiếp tục tham gia tố tụng để đại diện hay bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý như trường hợp bị chết, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị ngưng thực hiện công tác trợ giúp pháp lý... Trong các trường hợp này, để bảo vệ quyền được trợ giúp pháp lý, vụ án dân sự nên được tạm dừng việc giải quyết, cho đến khi có người thực hiện trợ giúp pháp lý khác thay thế. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam chưa qui định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường

121

Điều 14 Hiến pháp 2013 qui định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

122

Theo Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2007.

123

hợp này. Qua nghiên cứu pháp luật nước ngoài, nhận thấy trong pháp luật tố tụng dân sự của Liên bang Đức có qui định nhằm bảo đảm sự tham gia của Luật sư trong những trường hợp thủ tục tố tụng bắt buộc phải có Luật sư. Trong những trường hợp này, nếu Luật sư bị chết hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì pháp luật cho phép Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án cho tới khi có Luật sư hợp pháp của đương sự124. Chính nhờ qui định này, vừa bảo đảm cho đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, vừa bảo đảm cho Tịa án về thời hạn giải quyết vụ án.

- Kiến nghị

Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam không qui định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án đối với trường hợp khơng cịn người thực hiện trợ giúp pháp lý trong những trường hợp đương sự được quyền có người trợ giúp pháp lý là chưa thỏa đáng, chưa triệt để bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của đương sự. Do đó, cần phải có qui định bổ sung căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong những trường hợp này. Từ những lý do trên, kiến nghị bổ sung Điều 189 căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án như sau:

Điều 189. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 1. ...

2. ...

3. Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.

Người thực hiện trợ giúp pháp lý cho đương sự là đối tượng được trợ giúp pháp lý không thể tham gia tố tụng mà chưa có người thay thế.

4. ...

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 61 - 63)