Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh hậu giang. (Trang 71)

2.2.2.3 .P hương pháp đánh giá toàn diện

4.2. 1.2 Thu từ hoạt động dịch vụ

4.2.2.3. Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối

Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối có xu hướng giảm trong 3 năm. Do năm 2011 mọi hoạt động về kinh doanh ngoại hối đều được chuyển về hội sở nên khơng thể phân tích chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2011. Vậy trong năm 2009 và năm 2010 thì chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối có xu hướng tăng, cụ thể chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2009 là 26 triệu đồng, đến năm 2010 chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 32 triệu đồng, tương ứng tăng 123,08%. Cụ thể tình hình kinh doanh ngoại hối như sau:

Bảng 4.12. TÌNH HÌNH CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản – Phịng kế tốn Sacombank CN Hậu Giang)

CHỈ TIÊU

NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 CHÊNH LỆCH 2010/2011 CHÊNH LỆCH 2011/2010 Số

tiền

Tỷ trọng

(%)

Số Tiền trọng(%) Tỷ Tiền Số trọng(%) Tỷ Số tuyệt đối Số tương đối(%) tuyệt Số đối

Số tương đối(%) Chi phí hoạt động kinh doanh

ngoại hối 26 100,00 58 100,00 0 - 32 123,08 -58 -100,00

Chi về kinh koanh ngoại tệ 23 88,46 2 3,45 0 - -21 -91,30 -2 -100,00

Chi về kinh doanh vàng 3 11,54 29 50,00 0 - 26 866,67 -29 -100,00

Trong khoản chi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối có sự biến động trong năm 2009 và năm 2010. Năm 2009 hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng chỉ bao gồm kinh doanh vàng và kinh doanh ngoại tệ. Trong năm 2009 chi cho hoạt động kinh doanh vàng chiếm tỷ trọng 88,46% trong khoản chi về kinh doanh ngoại hối, với con số là 23 triệu đồng, trong khi chi cho hoạt động kinh doanh vàng chỉ khoản 3 triệu đồng. Đến năm 2010 thì chi về hoạt động kinh doanh ngoại hối có thêm sự xuất hiện của cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Đồng thời khoản chi cho hoạt động kinh doanh vàng tăng cao và vượt qua khoản chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cụ thể chi cho hoạt động kinh doanh vàng là 29 triệu đồng và chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ chỉ 2 triệu đồng, trong khi thu cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì vẫn tăng cao. Điều này chứng tỏ năm 2010 là năm mà hoạt động kinh doanh ngoại tệ đem lại lợi nhuận cao hơn hoạt động kinh doanh vàng của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động có tiềm năng phát triển cao ở Hậu Giang vì địa bàn Hậu Giang ngày càng có nhiều người sang nước ngồi để lập gia đình, lập việc vì thế lượng tiền kiều hối ngày càng nhiều tạo điệu kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng phát triển. Vì thế ngân hàng cần củng cố và phát huy lĩnh vực này. 4.2.2.4. Chi hoạt động.

Khoản chi hoạt động cũng chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi phí của ngân hàng. Chi cho hoạt động bao gồm chi nộp thuế và các khoản phí, chi cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý, công cụ và chi về tài sản. Khoản chi này cũng không ngừng tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2009 chi hoạt động là 9.160 triệu đồng, chiếm 6,26% tổng chi phí, năm 2010 chi hoạt động tăng 2.563 triệu đồng tương ứng tăng 27,98% so với năm 2009 và chiếm 28,56% tổng chi phí, đến năm 2011 chi hoạt động tăng 3.519 triệu đồng, tương ứng tăng 30,02% so với năm 2010 và chiếm 25,99% tổng chi phí.

Bảng 4.13. TÌNH HÌNH CHI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản - Phịng kế tốn Sacombank chi nhánh Hậu Giang)

CHỈ TIÊU

NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 CHÊNH LỆCH 2010/2009 CHÊNH LỆCH 2011/2010 Số

tiền trọng(%) Số Tiền Tỷ trọng(%) Tỷ Tiền Số trọng(%) Tỷ

Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) Chi hoạt động 9.160 100,00 11.723 100,00 15.242 100,00 2.563 27,98 3.519 30,02

Chi nộp thuế và các khoản phí lệ

phí 71 0,78 274 2,34 251 1,65 203 285,92 -23 -8,39

Chi phí cho nhân viên 5.451 59,51 6.852 58,45 9.545 62,62 1.401 25,70 2.693 39,30

Chi cho hoạt động quản lý và

công cụ 1.712 18,69 1.797 15,33 2.538 16,65 85 4,96 741 41,24

Trong đó chi cho nhân viên chiếm tỷ trọng cao và tăng cao qua các năm, cụ thể năm 2009 chi phí cho nhân viên là 5.451 triệu đồng, năm 2010 chi phí cho nhân viên tăng 25,7%, với số tuyệt đối tăng 1.401 triệu đồng so với năm 2009 và đến năm 2011 chi phí nhân viên tăng 2.693 triệu đồng, tương ứng tăng 39,3% so với năm 2010. Sự tăng lên của chi phí nhân viên là do chính sách tăng lương của nhân viên được tăng lên đồng thời là do chi nhánh xây dựng trụ sở mới và mở rộng mạng lưới ở các huyện nên số lượng nhân viên tăng lên. Bên cạnh chi phí nhân viên thì chi phí cho hoạt động quản lý, công cụ và chi tài sản cũng tăng lên, sự tăng lên cũng là do việc xây dựng mới trụ sở, mở rộng mạng lưới hoạt động đồng thời với việc lạm phát tăng cao, giá cả leo thang cũng góp phần làm cho chi phí tăng lên. Ngồi ra ngân hàng cịn phải chịu các khoản thuế và phí chủ yếu là thuế giá trị gia tăng từ các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối nhưng các nguồn thu này có xu hướng giảm trong năm 2011 nên các khoản thuế và phí cũng có sự sụt giảm trong năm 2011.

Nhìn chung tình hình chi phí của ngân hàng tăng lên qua các năm là hợp lý với tình hình thực tế của đơn vị. Nhưng chi nhánh vẫn nên quản lý chặt chẽ hơn các khoản mục chi phí, có biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí, và sử dụng chúng một cách hợp lý nhằm tối thiểu hóa chi phí đến mức thấp nhất để nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

4.2.3. Tình hình lợi nhuận.

Mục tiêu cuối cùng của NH là lợi nhuận vì vậy để thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH không thể bỏ qua việc phân tích lợi nhuận của Ngân hàng. Lợi nhuận của NH bao gồm các khoản sau: lợi nhuận từ lãi, lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và lợi nhuận từ hoạt động khác.

Bảng 4.14. CƠ CẤU LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

ĐVT : Triệu đồng

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản - Phịng kế tốn Sacombank Hậu Giang)

CHỈ TIÊU

NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 CHÊNH LỆCH

2010/2009 CHÊNH LỆCH 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) Tổng lợi nhuận thuần 14.987 100,00 26.671 100,00 35.057 100,00 11.684 77,96 8.386 31,44

Thu nhập lãi thuần 13.618 90,87 21.837 81,88 33.758 96,29 8.219 60,35 11.921 54,59

Lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ 529 3,53 2.118 7,94 896 2,56 1.589 300,38 -1.222 -57,70

Lãi/lỗ từ HĐKD ngoại hối 359 2,40 2.337 8,76 0 0,00 1.978 550,97 -2.337 -100,00

Trong các nguồn đem lại lợi nhuận thì lợi nhuận từ lãi chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2009 lợi nhuận từ lãi là 13.618 triệu đồng chiếm 90,87% tổng lợi nhuận từ các nguồn, đến năm 2010 lợi nhuận từ lãi là 21.837 triệu đồng, tăng 60,35% tương ứng tăng 8.219 triệu đồng và chiếm 81,88% tổng lợi nhuận từ các nguồn. Đến năm 2011 lãi từ hoạt động tín dụng tiếp tục tăng lên với số tuyệt đối là 11.921 triệu đồng, tương ứng tăng 54,59% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 96,29% tổng lợi nhuận từ các nguồn của ngân hàng. Về số tuyệt đối lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng so với số tương đối thì lợi nhuận năm 2011 có xu hướng tăng chậm hơn năm 2010. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm 2011 tăng chậm hơn năm 2010 là do hoạt động tín dụng bị hạn chế bởi chỉ thị 01/CT-NHNN về việc mức tăng trưởng tín dụng dưới 20% và hạn chế cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất. Vì thế năm 2011 muốn phát triển được mảng tín dụng phải đẩy vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhưng đối với lĩnh vực này ngân hàng đứng trước sức ép cạnh tranh lãi suất, trong khi chi phí vốn khó có thể hạ thấp trong ngắn hạn vì NHNN đã quy định mức lãi suất trần 14%/năm, điều này khiến biên lợi nhuận ngày càng thu hẹp. Do đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2011 thấp hơn năm 2010. Mặc dù trong điều kiện khó khăn nhưng lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng cao điều này là nhờ vào khả năng chỉ đạo tài tình của ban lãnh đạo ngân hàng cùng với sự năng nổ nhiệt tình của nhân viên ngân hàng đã tiếp thị đến từng khách hàng để thu hút được những khách hàng mới và dịch vụ chăm sóc khách hàng của ngân hàng ln làm hài lịng khách hàng nên ngân hàng cũng giữ chân được những khách hàng cũ. Vì thế lợi nhuận của ngân hàng luôn giữ vững và tăng cao.

13.618 21.837 33.758 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Năm

Thu nhập lãi thuần

Thu nhập lãi thuần

Bên cạnh lợi nhuận từ lãi thì lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ cũng góp một phần vào lợi nhuận của Ngân hàng. Năm 2009 lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ là 592 triệu đồng, sang năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ tăng lên 1.589 triệu đồng, đây là sự tăng lên vượt bậc với mức độ tăng 300,38%. Đây là một điều đáng mừng cho hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang. Sự tăng lên này là do năm 2010 NH đã đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, giới thiệu đến người dân về nhiều sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng từ đó Ngân hàng thu được nhiều nguồn tiền từ hoạt động dịch vụ. Trong đó chủ yếu từ thu từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh. Bên cạnh đó Ngân hàng cịn kí liên kết với nhiều cơng ty để thực hiện thanh toán trả tiền qua ngân hàng, từ đó nguồn thu phí từ dịch vụ của Ngân hàng tăng lên làm cho lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ tăng lên nhiều so với năm 2010. Nhưng đến năm 2011 lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ giảm 1.222 triệu đồng, tương ứng giảm 57,7% so với năm 2010. Năm 2011 lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ giảm chủ yếu là do thu từ hoạt động tư vấn, từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản và cho thuê giảm, trong khi chi phí cho hoạt động hoa hồng mơi giới tăng cao. Ngân hàng có chính sách miễn một số loại phí cho các đơn vị liên kết chi lương trong 2 năm đầu, do đó lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng thấp nhưng với chính sách này để thu hút được khách hàng và ngân hàng sẽ giử chân được khách hàng và thu được nguồn thu lớn trong tương lai. Ngân hàng đang đầu tư cao cho hoạt động dịch vụ vì Sacombank chi nhánh Hậu Giang đã thấy được tiềm năng của nguồn thu này và đây là một nguồn thu an tồn, ít rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng. Đồng thời để phát huy được lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ Ngân hàng nên liên kết được với nhiều ngân hàng, để thu hút được nguồn tiền gửi của thị trường liên ngân hàng, mở rộng hoạt động thanh toán với nhiều ngân hàng trong nước và kể cả ngoài nước. Bên cạnh việc liên kết được với nhiều ngân hàng cũng chứng tỏ ngân hàng mình là một ngân hàng lớn có uy tín.

529 2.118 896 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Năm

Lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ

Lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ

Hình 8. Tình hình lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng qua 3 năm

Ngân hàng cịn có nguồn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và lợi nhuận từ hoạt động khác nhưng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận và ảnh hưởng không nhiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng đây cũng là những khoản lợi nhuận tiềm năng vì kinh doanh ngoại hối ngày càng gia tăng, số lượng người Việt Nam sống ở nước ngoài ngày càng nhiều cùng với đời sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu đi du học hay du lịch ngày càng cao vì vậy nhu cầu trao đổi ngoại tệ cũng ngày càng nhiều vì vậy đây là một nguồn thu tiềm năng, ngân hàng cần phát triển.

4.3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. KINH DOANH.

4.3.1. Phân tích khả năng sinh lời của NHTMCP Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang.

Kinh doanh có hiệu quả tạo ra được đồng lời cao là mục tiêu của tất cả các nhà kinh doanh, khi phân tích lợi nhuận chúng ta chỉ thấy được ngân hàng kinh doanh lời hay lỗ nhưng không thật sự biết được nguồn lợi nhuận tạo ra có thật sự xứng đáng với nguồn vốn của ngân hàng bỏ ra hay chưa. Việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời cho cái nhìn cụ thể hơn về khả năng sinh lời của ngân hàng.

Bảng 4.15. TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG.

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011

Tổng tài sản 433.309 551.011 566.874 Lợi nhuận ròng 5.827 14.948 19.815 Thu nhập từ lãi 34.459 50.326 75.350 Chi phí từ lãi 20.841 28.489 41.592 Tổng Doanh thu 36.602 55.998 78.048 Lãi ròng biên tế (%) 3,14 3,96 5,96 ROA(%) 1,34 2,71 3,50 ROS(%) 15,92 26,69 25,39

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản - phịng kế tốn Sacombank Hậu Giang)

Vốn chủ sở hữu của các chi nhánh không được thể hiện, chi nhánh chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển nên khơng thể phân tích chỉ số ROE. Chính vì vậy ở Sacombank chi nhánh Hậu Giang chủ yếu nghiên cứu về các chỉ số ROA và ROS.

Hệ số ROA

Hệ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) biểu hiện tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, sự điều chuyển uyển chuyển, linh hoạt các hạng mục tài sản và hình thức sở hữu tài sản khác để sinh lời. Trị số ROA của Sacombank chi nhánh Hậu Giang có xu hướng tăng qua 3 năm và luôn ở mức cao. ROA năm 2009 là 1,34%, có nghĩa cứ một trăm đồng tài sản đầu tư vào thì sẽ tạo ra được 1,34 đồng lợi nhuận. Đến năm 2010 trị số ROA tăng lên hơn 2 lần so với năm 2009 với ROA là 2,71%, trị số này cho thấy cứ một trăm đồng tài sản đầu tư vào thì ngân hàng tạo ra được 2,71 đồng lợi nhuận, điều này thể hiện khả năng sinh lời khá cao, nhưng trị số ROA của ngân hàng khơng dừng lại ở đó mà tiếp tục tăng cao trong năm 2011 với con số 3,50%, có nghĩa là khi ngân hàng đầu tư 100 đồng tài sản thì sẽ tạo ra được 3,50 đồng lợi nhuận. Nhìn vào bảng trên ta thấy chỉ số ROA luôn tăng qua các năm là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng cao hơn tốc độ tăng tổng tài sản. Điều này chứng tỏ trong những năm vừa qua, không những chi nhánh tăng về quy mô hoạt động mà cịn tăng hiệu quả hoạt động. Từ đó cho thấy ngân hàng đã có chiến lược kinh doanh tốt, có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự

điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước biến động thị trường và chứng tỏ hiệu quả quản lý tài sản của ngân hàng là rất tốt. Đồng thời cho thấy nguồn lợi thu về cân xứng với chi phí ngân hàng đã bỏ ra. Bên cạnh đó hệ số ROA cịn thể hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng – ngân hàng đã có một chiến lược kinh doanh mạnh mẽ, táo bạo nhưng vững chắc. Tuy nhiên hệ số ROA quá cao cũng kéo theo rủi ro của ngân hàng cao vì ngân hàng đã đầu tư vào những nghiệp vụ sinh lãi cao, mà lãi suất cao thì rủi ro cũng biến đổi cùng chiều. Do đó, Chi nhánh nên chấp nhận chỉ số này ở một mức độ vừa phải để có thể duy

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh hậu giang. (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)