Tổng dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh hậu giang. (Trang 46 - 51)

2.2.2.3 .P hương pháp đánh giá toàn diện

4.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN

4.1.2.3. Tổng dư nợ

Tổng dư nợ có sự tăng giảm biến động trong 3 năm, cụ thể năm 2009 tổng dư nợ là 348.149 triệu đồng, năm 2010 tổng dư nợ tăng 69.554 triệu đồng, tương ứng tăng 19,98% so với năm 2009. Dư nợ năm 2010 tăng lên 19,98% so với năm 2009 so với con số tăng lên của toàn ngành là 27,65% như vậy Sacombank chi nhánh Hậu Giang cần cố gắng hơn nửa để thu hút được nhiều khách hàng nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Đến năm 2011 tổng dư nợ giảm 66.262 triệu đồng tương ứng giảm 15,86% so với năm 2010. Tổng dư nợ năm 2011 giảm là vì tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay năm 2011 chậm hơn sự tăng lên của doanh số thu nợ. Cũng như phần trên đã nói dư nợ năm 2011 giảm xuống là

do ảnh hưởng của chỉ thị 01/CT-NHNN về việc không cho ngân hàng cho vay vào các hoạt động phi sản xuất, đầu tư vào bất động sản nên đã làm cho doanh số cho vay giảm xuống dẫn đến tổng dư nợ bị giảm.

Trong tổng dư nợ thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cụ thể năm 2009 tổng dư nợ ngắn hạn là 296.232 triệu đồng chiếm 85,11% tổng dư nợ, năm 2010 dư nợ ngắn hạn chiếm 85,85% tổng dư nợ và tăng so với năm 2009 là 62.293 triệu đồng tương ứng tăng 21,02%, đến năm 2011 dư nợ ngắn hạn chiếm 62,29% tổng dư nợ, giảm 23,44% so với năm 2010. Dư nợ ngắn hạn giảm là do doanh số cho vay tăng lên nhưng thấp hơn so với doanh số thu nợ, một phần là do chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng Nhà nước, lãi suất cao và hạn chế cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất, cùng với việc áp dụng mức lãi trần huy động làm ngân hàng khó khăn hơn trong việc huy động vốn nên ngân hàng xem xét kỹ hơn khi cho vay điều này dẫn đến dư nợ cuối năm giảm. Nhưng chúng ta khơng thể bỏ qua mặt tích cực của ngân hàng đó chính là việc dư nợ ngắn hạn giảm là do cơng tác tín dụng của ngân hàng tốt, ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định khi cho vay, và cán bộ ngân hàng luôn làm tốt công tác thu hồi nợ nên các khoản nợ cho vay đều thu hồi được đúng hạn. Đồng thời việc giảm tổng dư nợ ngắn nợ cũng cho thấy được hiệu quả kinh doanh của khách hàng, khách hàng đã nhờ vốn của ngân hàng mà kinh doanh mau chóng có lợi nhuận và trả nợ vay cho ngân hàng một cách nhanh chóng.

Trong khi dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm trong năm 2011 thì dư nợ trung và dài hạn vẫn tăng qua 3 năm, cụ thể dư nợ trung và dài hạn năm 2009 là 51.826 triệu đồng, năm 2010 dư nợ trung và dài hạn tăng 7.261, tương ứng tăng 14,01% sang năm 2011 dư nợ trung và dài hạn tăng 17.793 triệu đồng, tương ứng tăng 30,11% so với năm 2010. Sự tăng lên này phù hợp với tính chất của khoản mục cho vay trung và dài hạn bởi vì các khoản mục này có thời gian cho vay dài. Đồng thời Hậu Giang đang dần phát triển nên nhu cầu sản xuất kinh doanh được nâng cao vì thế ngày càng có nhiều dự án đầu tư vì thế nhu cầu vay trung và dài hạn ngày càng nhiều. Đây cũng là điều thuận lợi để chi nhánh Sacombank Hậu Giang mở rộng đối với hoạt động cho vay trung và dài hạn.

Qua phân tích chung về tình doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dư nợ qua 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 đã cho ta cái nhìn khái quát về tình

hình hoạt động tín dụng của ngân hàng nhưng để thấy rỏ hơn hiệu quả sử dụng vốn của Sacombank chi nhánh Hậu Giang cần phân tích:

Bảng 4.4. TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM

2009 NĂM 2010 NĂM 2011 Vốn huy động Triệu đồng 360.835 393.798 362.819

Doanh số cho vay Triệu đồng 1.928.455 3.306.553 4.346.406

Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.741.327 3.236.998 4.412.668

Tổng dư nợ Triệu đồng 348.149 417.703 351.441

Dư nợ bình quân Triệu đồng 330.148 382.926 384.572

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 433.309 551.011 566.874

Nợ quá hạn Triệu đồng 2.359 1.745 1.146

1.Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 0,68 0,42 0,33

2. Doanh số thu nợ/doanh số cho vay (%) 90,30 97,9 101,52

3. Dư nợ/Tổng nguồn vốn (%) 80,35 75,81 62,00

4. Tổng dư nợ/ Vốn huy động (lần) 0,96 1,06 0,97

5. Vịng quay vốn tín dụng (vòng) 5,27 8,5 11,47

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản -Phịng kế tốn Sacombank Hậu Giang)

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng rất thấp và liên tục giảm xuống qua 3 năm. Năm 2009 tỷ lệ dư nợ/ nợ quá hạn là 0,68%, tức trong 100 đồng khách hàng đang nợ thì có 0,68 đồng bị q hạn. Năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,42% và năm 2011 thì tỷ lệ dư nợ/nợ quá hạn giảm còn 0,32%. Điều này chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh Hậu Giang hoạt động rất tốt, đặc biệt trong công tác thẩm định cho vay, công tác quản lý nợ của cán bộ ngân hàng. Điều này chứng tỏ năng lực và sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang.

Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay

Hệ số thu nợ đánh giá công tác thu hồi nợ của ngân hàng, chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt. Hệ số thu nợ của ngân

hàng liên tục tăng qua 3 năm và luôn ở mức rất cao, cụ thể năm 2009 hệ số thu nợ là 90,3%, năm 2010 hệ số thu nợ là 97,9% và đạt 101,52% vào năm 2011. Qua hệ số thu nợ cho thấy rằng trong một thời điểm ngân hàng cho vay 100 đồng thì trong lúc đó cũng thu hồi được 90,3 đồng nợ vào năm 2009, năm 2010 con số này tăng lên khi ngân hàng giải ngân cho vay 100 đồng thì ngân hàng cũng thu về được 97,9 đồng nợ, và 101,52 đồng vào năm 2011 cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là rất cao. Điều này giúp ngân hàng có nguồn vốn nhanh để luân triển đáp ứng tốt nhu cầu vay tiền của khách hàng.

Dư nợ /tổng nguồn vốn.

Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng giảm qua 3 năm, cụ thể năm 2009 tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn là 85,35%, năm 2010 tỷ lệ này giảm còn 75,81% và năm 2011 tiếp tục giảm xuống cịn 62%. Tuy tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn có giảm nhưng vẫn cịn ở mức cao. Tỷ lệ này cho thấy ngân hàng chủ yếu đầu tư vào hoạt động cho vay. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn giảm là do dư nợ năm 2010 tăng chậm hơn sự tăng lên của tổng nguồn vốn và năm 2011 tỷ lệ dư nợ giảm trong khi tổng nguồn vốn tăng lên. Tuy tỷ lệ dư nợ /tổng nguồn vốn có giảm nhưng vẫn ở mức cao đủ để đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng nhưng ngày càng đảm bảo an tồn hơn tính thanh khoản của ngân hàng.

Dư nợ/ Vốn huy động.

Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động cũng biến động qua 3 năm, theo bảng số liệu ta có dư nợ/vốn huy động năm 2009 là 96%, năm 2010 tăng lên 106%, tức tăng 10% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 thì tỷ lệ này giảm xuống cịn 97% tức giảm 9% so với năm 2010. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng khá cao vào năm 2009, trong 100 đồng vốn huy động thì đã có 96 đồng được cho vay, năm 2010 thì khi huy động được 100 đồng thì ngân hàng cho vay được đến 106 đồng, đến năm 2011 con số này giảm so với năm 2010 nhưng vẫn ở mức cao nếu 100 đồng vốn huy động được thì ngân hàng cho vay được 97 đồng. Trong khi đó theo quy định của ngân hàng Nhà nước thì ngân hàng chỉ có thể cho vay 80% nguồn vốn huy động được. Như vậy nguồn vốn ngân hàng huy động chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay. Qua chỉ tiêu này cho thấy rằng ngân hàng nên đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tạo tạo ra lợi nhuận cao hơn từ hoạt

động tín dụng. Đồng thời cho thấy nguồn vốn ngân hàng huy động được đều để đầu tư cho hoạt động tín dụng vì thế lợi nhuận đem lại từ nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng là rất cao vì chúng được đảm bảo bằng nguồn vốn huy động với mức chi phí huy động thấp nhưng cho vay với lãi suất cao hơn. Tuy nhiên tỷ lệ này quá cao cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng, như vậy sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng. Vì thế ngân hàng nên xây dựng một tỷ lệ hợp lý nhất nhằm vừa đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Vịng quay vốn tín dụng

Vịng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ tăng trưởng vốn tín dụng, thời gian thu nợ nhanh hay chậm. Qua bảng số liệu trên ta thấy vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng nhanh qua các năm, cụ thể năm 2009 là 5,27 vòng, năm 2010 tăng lên 8,5 vòng và năm 2011 vịng quay vốn tín dụng là 11,47 vịng. Vịng quay vốn tín dụng tăng nhanh qua các năm cho khả năng thu hồi nợ của ngân hàng rất tốt, có được thành tích như thế này là do sự nổ lực khơng ngừng của cán bộ nhân viên ngân hàng không ngừng học hỏi nâng cao kinh nghiệm trong công tác thẩm định tài sản thế chấp, dự án đầu tư và xem xét khả năng trả nợ của khách hàng vì thế ngân hàng ln tìm được những khách hàng tốt, kinh doanh có hiệu quả do đó những khoản cho vay được thu hồi một cách nhanh chóng.

Nhìn chung hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang hoạt động thật sự có hiệu quả, doanh số cho vay, doanh số thu nợ luôn tăng cao qua các năm, trong khi tỷ lệ nợ quá hạn/trên tổng dư nợ thì gần bằng khơng, tốc độ ln chuyển của vốn tín dụng ln ở mức cao và tăng nhanh qua các năm. Nhưng liệu hoạt động tín dụng hiệu quả như thế có thật sự đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng hay khơng. Để thấy được điều này cần phân tích các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Sacombank chi nhánh Hậu Giang.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh hậu giang. (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)