Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viện trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ở huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 83 - 131)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải phù hợp với quy định của pháp luật, quy định của ngành và nội quy của nhà trƣờng. Nội dung của các biện pháp đề xuất phải nằm trong phạm vi khuôn khổ đƣợc pháp luật cho phép, phù hợp với quyền hạn của ngƣời thực hiện là Hiệu trƣởng trƣờng THCS, không trái với các quy định của cấp trên.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, phải có luận cứ khoa học đầy đủ. Các biện pháp đề xuất phải có cơ sở khoa học nói chung, đặc biệt là khoa học quản lý giáo dục. Khi đề xuất các biện pháp phải hết sức tránh rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, nhằm giải quyết các vấn đề của thực tiễn và phù hợp với thực tiễn trong quá trình triển khai áp dụng. Nhƣ vậy, các biện pháp quản lý phải căn cứ từ đòi hỏi của thực tiễn khách quan của công tác quản lý phát triển ĐNGV. Ngƣời CBQL phải cập nhật thông tin mới nhất, số liệu mới nhất từ thực tiễn quản lý để đề ra biện pháp phù hợp. Tuyệt đối tránh việc lý luận suông, quan liêu duy ý chí trong đề xuất các biện pháp quản lý.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho các biện pháp đề xuất phải thực hiện đƣợc trong điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Các biện pháp đặt ra phải phù hợp với

75

điều kiện kinh tế, xã hội, tập quán của địa phƣơng; điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trƣờng, phù hợp với đặc điểm tâm lý, nguyện vọng của ĐNGV và với năng lực trình độ của đội ngũ CBQL.

Các biện pháp đề xuất trong luận văn phải phù hợp với điều kiện chung của huyện Thuỷ Nguyên và phù hợp với các đặc điểm của giáo dục THCS của huyện Thuỷ Nguyên.

3.2. Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL giáo dục, giáo viên, các lực lƣợng bên trong và bên ngoài nhà trƣờng về tầm quan trọng của việc quản lý phát triển ĐNGV

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL về tầm quan trọng của việc quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học nhằm làm cho đội ngũ CBQL quan tâm sâu sắc đến vấn đề này. Đội ngũ CBQL nhận thức đúng về tầm quan trọng của phát triển ĐNGV thì sẽ quan tâm và có những biện pháp quản lý phù hợp để tạo điều kiện cho ĐNGV ngày càng phát triển.

- Nâng cao nhận của ĐNGV về tầm quan trọng của việc quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học nhằm làm cho các giáo viên tự giác hơn, chủ động hơn trong học tập, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Chất lƣợng giáo dục của ĐNGV chỉ đƣợc nâng lên khi họ nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của bản thân mình. Trình độ, năng lực của ĐNGV đƣợc nâng lên khi bản thân họ nhận thức đƣợc đó là nhu cầu của chính mình.

- Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng bên trong và bên ngoài nhà trƣờng về tầm quan trọng của việc quản lý phát triển ĐNGV nhằm làm cho các lực lƣợng đó hiểu đúng về vai trò của giáo dục và vai trò của quản lý phát triển ĐNGV trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Từ đó làm cho mọi lực lƣợng

76

trong xã hội quan tâm đầu tƣ, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác phát triển ĐNGV nói riêng.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL các trƣờng về vai trò của ĐNGV trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Đội ngũ CBQL của các nhà trƣờng cần phải nhận thức sâu sắc nhất về vai trò của ĐNGV và tầm quan trọng của phát triển ĐNGV. Trong tất cả các yếu tố góp phần thúc đẩy chất lƣợng giáo dục, yếu tố chất lƣợng đội ngũ là quan trọng nhất. Là nhà quản lý giáo dục, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất, có tính chiến lƣợc là phát triển ĐNGV. Một ĐNGV đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, có tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi là điều kiện thuận lợi nhất để đƣa nhà trƣờng vƣợt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL các trƣờng về tầm quan trọng của việc quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. - Nâng cao kiến thức về quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cho đội ngũ CBQL các trƣờng.

- Làm cho ĐNGV xác định rõ sứ mệnh của mình nhƣ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là: đào tạo thế hệ trẻ thành những “Ngƣời công dân tốt, ngƣời lao động tốt, ngƣời chiến sĩ tốt, ngƣời cán bộ tốt của Nhà nƣớc”.

- Làm cho ĐNGV nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong nhiệm vụ GD-ĐT hiện nay. Nhận thức đúng đắn của ĐNGV về việc nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò hết sức quan trọng. Nó là động lực thúc đẩy giáo viên hăng say trau dồi về mọi mặt để ngày càng hoàn thiện hơn. Chất lƣợng giáo dục của ĐNGV chỉ đƣợc nâng lên khi họ nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của bản thân mình. Trình độ, năng lực của ĐNGV đƣợc nâng lên khi bản thân họ nhận thức đƣợc đó là nhu cầu của chính mình.

77

đầy đủ và có quan điểm đúng đắn rõ ràng về vai trò của giáo dục trong sự nghiệp đổi mới mà Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo. Làm cho mọi lực lƣợng nhận thức rõ quan điểm của Đảng: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển” và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trƣờng và nhân dân để hoàn thành thắng lợi đó. Giáo dục nhằm đào tạo những ngƣời kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phƣơng phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trƣờng về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta lên những bƣớc phát triển mới”, “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ CBQL về tầm quan trọng của phát triển ĐNGV. Đánh giá đúng vai trò của ĐNGV trong việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo của nhà trƣờng. Làm cho đội ngũ CBQL các trƣờng THCS xác định đƣợc nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lƣợc đối với nhà trƣờng là phát triển ĐNGV.

Tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL trong các nhà trƣờng về mục tiêu, ý nghĩa của quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Trang bị cho đội ngũ CBQL các kiến thức về quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

Thƣờng xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên các trƣờng học tập, nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, các chủ trƣơng của Đảng về phát triển GD-ĐT; các văn bản chỉ đạo của nhà nƣớc về việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là giáo viên THCS.

78

cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo” trong toàn thể ĐNGV. Từ đó, mỗi giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp giáo dục. Xây dựng lòng tự hào nghề nghiệp, tinh thần lạc quan, tạo động lực phấn đấu cho ĐNGV.

Thƣờng xuyên tham mƣu cho Đảng uỷ, chính quyền địa phƣơng về công tác GD-ĐT, về đƣờng lối quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nƣớc đối với giáo dục. Tham mƣu cho Đảng và chính quyền địa phƣơng xây dựng các nghị quyết, kế hoạch chuyên đề mang tính chiến lƣợc về phát triển GD-ĐT của địa phƣơng.

Cùng với Đảng uỷ và chính quyền địa phƣơng làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn. Phát động sâu rộng công tác khuyến học, khuyến tài đến từng thôn, từng dòng họ và từng gia đình. Biểu dƣơng, khen thƣởng các tập thể và cá nhân có đóng góp tích cực cho công tác khuyến học. Chú trọng biểu dƣơng, tôn vinh các dòng họ, gia đình có truyền thống hiếu học; các thầy cô giáo và học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập.

Thông qua các hội nghị, các hoạt động tại cộng đồng để đẩy mạnh truyền thông, tƣ vấn giáo dục cho ngƣời dân. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, chính trị xã hội tại địa phƣơng để đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục đến mọi tầng lớp nhân dân.

Làm cho các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhận thức đầy đủ về sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc đối sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và ĐNGV nói riêng nhƣ trong Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thƣ về xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đã lƣu ý “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục có chất lƣợng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi

79

dƣỡng nhân tài”. Nâng cao và phát huy hơn nữa về truyền thống “Tôn sƣ trọng đạo” của dân tộc đối với các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng.

Xây dựng nhà trƣờng trở thành một trung tâm văn hoá của địa phƣơng. Nâng cao vị thế và uy tín của nhà trƣờng và đội ngũ các thầy cô giáo trong nhân dân. Xây dựng và phát triển mối quan hệ gắn bó giữa nhà trƣờng và các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, kinh tế trên địa bàn địa phƣơng.

Nâng cao vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trƣờng, thu hút sự ủng hộ, tham gia của cha mẹ học sinh và các lực lƣợng giáo dục khác trên địa bàn vào các hoạt động giáo dục do nhà trƣờng tổ chức.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có sự quan tâm ủng hộ của các cấp lãnh đạo và các tổ chức, ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp GD-ĐT.

Đội ngũ CBQL giáo dục, đặc biệt là đội ngũ quản lý các trƣờng phải đƣợc đào tạo về khoa học quản lý giáo dục, phải có năng lực quản lý, năng lực tham mƣu, năng lực tổ chức tốt. CBQL và giáo viên của các nhà trƣờng phải nắm rõ, hiểu sâu về tâm tƣ nguyện vọng, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán của nhân dân địa phƣơng.

Chất lƣợng giáo dục của các nhà trƣờng phải đáp ứng đƣợc đòi hỏi của xã hội. Uy tín của nhà trƣờng trong nhân dân phải đƣợc nâng lên. Mối quan hệ giữa nhà trƣờng với chính quyền địa phƣơng và các ban ngành, đoàn thể, tổ chức phải thực sự gắn bó, mật thiết.

ĐNGV của nhà trƣờng phải có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng quan tâm, thƣơng yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh. Phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò, trách nhiệm vẻ vang của ngƣời làm nghề dạy học. ĐNGV phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có năng lực tốt theo các quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

Công tác giáo dục là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục và lâu dài. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này đòi

80

hỏi phải có lòng kiên trì, có đủ kinh phí, phƣơng tiện để tổ chức các hoạt động; có đội ngũ tuyên truyền viên giỏi và nhiệt tình, có phƣơng pháp tổ chức tham mƣu, vận động, tuyên truyền, tƣ vấn tốt.

3.2.2. Tổ chức đào tạo và bồi dƣỡng ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học giáo viên trung học

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

- Tổ chức đào tạo cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hon nữa về trình độ đào tạo cho ĐNGV, đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay.

- Tổ chức bồi dƣỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; năng lực dạy học, giáo dục và các năng lực khác cho ĐNGV đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

- Tổ chức đào tạo và bồi dƣỡng ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học có mục tiêu chính là nâng cao chất lƣợng ĐNGV đáp ứng tốt các quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.

- Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ĐNGV là một trong những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng và hiệu quả giáo dục của nhà trƣờng. Đào tạo, bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ĐNGV là yêu cầu mang tính tất yếu trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV là nhiệm vụ mang tính chiến lƣợc của các nhà quản lý giáo dục. Nhiệm vụ này phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục và lâu dài nhằm xây dựng một ĐNGV đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lƣợng cao, phục vụ cho chiến lƣợc phát triển lâu dài của nhà trƣờng.

- Việc tham gia học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là quyền và nghĩa vụ của ĐNGV. Điều này đƣợc quy định tại các văn bản pháp quy nhƣ Luật Giáo dục, Điều lệ trƣờng trung học, Quy định về

81

đạo đức nhà giáo, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, Thông tƣ số 28/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, Thông tƣ 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 08 năm 2011 ban hành Chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên trung học cơ sở và các văn bản khác.

- Việc triển khai tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển đội ngũ giáo viên huyện Thuỷ Nguyên thể hiện ở các mặt sau đây:

+ Nâng dần tỷ lệ ĐNGV có trình độ đào tạo trên chuẩn (trình độ Đại học trở lên) cho ĐNGV hiện có, xoá bỏ tình trạng giáo viên chƣa đạt chuẩn ở một số trƣờng THCS huyện Thuỷ Nguyên hiện nay.

+ Cập nhật kịp thời kiến thức mới, các thành tựu về KH-CN, kinh tế, xã hội cho ĐNGV, nhất là các giáo viên giảng dạy các bộ môn KHXH. Cập nhật các PPDH hiện đại cho ĐNGV.

+ Nâng cao các năng lực cho ĐNGV theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các nội dung quy định của Chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên trung học cơ sở.

+ Nâng cao kỹ năng khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, phƣơng tiện hiện đại trong dạy học, giáo dục học

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viện trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ở huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 83 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)