Tổ chức nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng cho giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viện trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ở huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 94 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Tổ chức nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng cho giáo viên

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

NCKHSPƢD nhằm nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp, các tác động để thay đổi những hạn chế, yếu kém của hiện trạng giáo dục (trong phạm vi hẹp: môn học, lớp học, trƣờng học…). Đồng thời thông qua NCKHSPƢD, giáo viên, cán bộ quản lý đƣợc nâng cao về năng lực chuyên môn, có cơ hội để chia sẻ, học tập những bài học hay, những kinh nghiệm tốt để áp dụng vào thực tế, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lƣợng giáo dục.

NCKHSPƢD là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sƣ phạm và đánh giá ảnh hƣởng của nó. Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng PPDH, sách giáo khoa, phƣơng pháp quản lý, chính sách mới… của giáo viên, CBQL giáo dục. Ngƣời nghiên cứu (giáo viên, CBQL) đánh giá ảnh hƣởng của tác động một cách có hệ thống bằng phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp.

NCKHSPƢD còn có ý nghĩa quan trọng giúp cho giáo viên, CBQL nhìn lại quá trình để tự điều chỉnh PPDH, PPGD học sinh cho phù hợp với đối tƣợng và hoàn cảnh cụ thể, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Tổ chức cho giáo viên NCKHSPƢD là cung cấp cho giáo viên phƣơng pháp khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng của công tác dạy học và giáo dục, đề xuất các giải pháp, các cách tác động để thay đổi hiện trạng theo chiều hƣớng tích cực.

Qua việc NCKHSPƢD, giáo viên có kỹ năng tốt hơn trong việc tìm hiểu đối tƣợng, môi trƣờng giáo dục; có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về PPDH, trau

86

dồi chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó sẽ làm cho ĐNGV ngày càng đƣợc nâng lên về chất lƣợng.

Quá trình NCKHSPƢD cũng sẽ đòi hỏi ngƣời nghiên cứu phải tìm hiểu các công trình nghiên cứu trƣớc đó về vấn đề đƣợc chọn lựa, tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Do đó, việc NCKHSPƢD sẽ thực sự giúp cho ĐNGV nâng cao hơn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó thúc đẩy sự phát triển ĐNGV.

Các công trình NCKHSPƢD có chất lƣợng sẽ là những tài liệu tốt cho công tác học tập, bồi dƣỡng của ĐNGV. Các kết quả nghiên cứu rất gần với thực tiễn của nhà trƣờng, dễ tiếp thu và dễ ứng dụng trong công tác giảng dạy và giáo dục thực tế.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

- Tuyên truyền, tập huấn làm cho ĐNGV hiểu rõ về vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của NCKHSPƢD trong công tác dạy học và giáo dục.

- Tập huấn cho ĐNGV nắm đƣợc quy trình, phƣơng pháp, các bƣớc của hoạt động NCKHSPƢD.

- Tổ chức cho ĐNGV đăng ký lựa chọn vấn đề nghiên cứu sát với thực tế dạy học và giáo dục của nhà trƣờng.

- Hỗ trợ giáo viên về cơ sở vật chất, tài liệu và các yếu tố khác tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên tiến hành NCKHSPƢD.

- Tổ chức nghiệm thu đề tài, phổ biến những đề tài NCKHSPƢD có chất lƣợng tốt cho toàn trƣờng học hỏi, áp dụng.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

Tập huấn cho toàn bộ đội ngũ CBQL và ĐNGV nhà trƣờng về việc NCKHSPƢD. Qua tập huấn, làm cho đội ngũ CBQL giáo dục và ĐNGV hiểu rõ vai trò, mục đích, ý nghĩa, phƣơng pháp NCKHSPƢD; hiểu rõ cách thức tiến hành NCKHSPƢD. Do NCKHSPƢD đƣợc thực hiện theo quy trình khoa học, bài bản; các vấn đề nghiên cứu bám sát thực tiễn, nảy sinh từ thực tiễn và giải

87

quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn dạy học và giáo dục của giáo viên nên việc NCKHSPƢD sẽ có tác dụng trực tiếp, thiết thực đến chất lƣợng giáo dục. Đây là con đƣờng phù hợp nhất để đƣa việc nghiên cứu khoa học vào nhà trƣờng phổ thông.

Tập huấn cho đội ngũ CBQL và ĐNGV nắm rõ 7 bƣớc của quy trình NCKHSPƢD đƣợc mô tả bởi bảng sau:

Bảng 3.1. Quy trình NCKHSPƯD

Bƣớc Hoạt động

1. Tìm hiểu hiện trạng

Giáo viên - ngƣời nghiên cứu tìm ra những hạn chế của hiện trạng trong việc dạy - học, quản lý giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trƣờng.

Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, lựa chọn 01 nguyên nhân mà mình muốn thay đổi

2. Chọn giải pháp thay thế

Giáo viên - ngƣời nghiên cứu suy nghĩ về các giải pháp thay thế cho giải pháp hiện tại và liên hệ với các ví dụ đã đƣợc thực hiện thành công có thể áp dụng vào tình huống hiện tại.

3. Xác định vấn đề nghiên cứu

Giáo viên - ngƣời nghiên cứu xác định các vấn đề cần nghiên cứu (dƣới dạng câu hỏi) và nêu các giả thuyết.

4. Thiết kế

Giáo viên - ngƣời nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu.

5. Đo lƣờng Giáo viên - ngƣời nghiên cứu xây dựng công cụ đo lƣờng và thu thập dữ liệu theo thiết kế nghiên cứu.

6. Phân tích

Giáo viên - ngƣời nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu đƣợc và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ thống kê.

7. Đánh giá kết quả

Giáo viên - ngƣời nghiên cứu đƣa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đƣa ra các kết luận và khuyến nghị.

Tập huấn cho ĐNGV nắm vững các kỹ năng cơ bản nhƣ phân tích hiện trạng, đề xuất giải pháp thay thế và lựa chọn vấn đề nghiên cứu một cách khoa học. Từ đó giúp giáo viên có năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn dạy học, giáo dục. Các bƣớc tiếp theo của quy trình NCKHSPƢD sẽ giúp cho giáo viên có đƣợc những kiến thức, kỹ năng hiện đại để giải quyết vấn đề

88

nghiên cứu đã chọn. Quy trình NCKHSPƢD sẽ cung cấp cho giáo viên phƣơng pháp khoa học, hiện đại để giải quyết vấn đề nghiên cứu, giúp giáo viên lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập thông tin, đo lƣờng và phân tích số liệu bằng các công cụ, phƣơng pháp phù hợp. Do đó, việc NCKHSPƢD sẽ cho kết quả tin cậy, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa có tính thực tiễn cao, góp phần nâng cao kết quả dạy học và giáo dục của các trƣờng.

Chỉ đạo, định hƣớng cho ĐNGV phân tích, lựa chọn vấn đề nghiên cứu sát với thực tiễn nhà trƣờng, giải quyết những vấn đề còn hạn chế của thực tiễn công tác giáo dục của nhà trƣờng hoặc những năng lực, kỹ năng còn nhiều hạn chế của đội ngũ giáo viên. Muốn vậy, cần tổ chức cho giáo viên đăng ký tên đề tài nghiên cứu từ đầu năm học, tổ chức duyệt đề tài và triển khai thực hiện.

Nhà trƣờng tổ chức nghiệm thu đề tài NCKHSPƢD của CBQL và giáo viên trong từng năm học. Việc nghiệm thu, đánh giá đề tài NCKHSPƢD cần phải đánh giá đƣợc các yếu tố sau:

- Đề tài nghiên cứu đã đƣợc thực hiện đúng phƣơng pháp, đúng quy trình hay chƣa? Các khâu, các bƣớc nghiên cứu đã đƣợc tiến hành thực sự khoa học hay chƣa?

- Kết quả nghiên cứu đã đề ra đƣợc các giải pháp, biện pháp tác động hợp lý, phù hợp với đối tƣợng học sinh, phù hợp với điều kiện nhà trƣờng chƣa? Phạm vi ứng dụng của đề tài nhƣ thế nào? Đề tài có thể áp dụng toàn khối, toàn trƣờng hoặc trong các môn học khác hay không? Có thể nhân rộng đƣợc không?

Sau khi đánh giá kết quả NCKHSPƢD của giáo viên hàng năm, Ban giám hiệu nhà trƣờng chọn các đề tài ƣu việt nhất để triển khai cho ĐNGV toàn tổ, toàn trƣờng học tập, áp dụng vào thực tế công tác giảng dạy của giáo viên hoặc chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn trong các năm học sau. Mặt khác, lãnh đạo nhà trƣờng cũng cần tăng cƣờng tổ chức cho giáo viên giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm NCKHSPƢD của các trƣờng bạn.

89

Hằng năm, các nhà trƣờng cần tổ chức tổng kết, đánh giá công tác NCKHSPƢD để đánh giá đúng những kết quả đạt đƣợc, rút kinh nghiệm những điểm còn hạn chế và biểu dƣơng những cá nhân điển hình, thúc đẩy phong trào ngày một phát triển sâu rộng.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đội ngũ CBQL giáo dục của các nhà trƣờng phải thực sự hiểu rõ đƣợc tầm quan trọng của công tác NCKHSPƢD trong việc giải quyết các vấn đề con tồn tại của thực tiễn giáo dục và vai trò của nó trong việc phát triển ĐNGV nhà trƣờng. Từ đó, đội ngũ CBQL các trƣờng có sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn đối với công tác này.

ĐNGV các trƣờng phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác NCKHSPƢD đối với giáo viên trong việc tìm ra các giải pháp, biện pháp tác động nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn dạy học, giáo dục cũng nhƣ vai trò của nó trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. Từ đó, ĐNGV sẽ khắc phục khó khăn, tin tƣởng và hăng hái thực hiện những đề tài NCKHSPƢD đã chọn.

Công tác NCKHSPƢD đòi hỏi phải có kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian tiến hành, do đó các trƣờng cần bố trí, phân công giáo viên thật hợp lý, phù hợp với năng lực trình độ của mỗi giáo viên, tạo điều kiện về thời gian để giáo viên thuận lợi hơn trong việc NCKHSPƢD. Mặt khác, các nhà trƣờng cũng cần quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất, kinh phí tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ĐNGV trong quá trình NCKHSPƢD.

Việc triển khai NCKHSPƢD trong các nhà trƣờng phổ thông hiện nay còn là vấn đề khá mới mẻ nên quá trình tiếp cận, tìm hiểu về vấn đề này của đội ngũ CBQL giáo dục và ĐNGV các trƣờng không tránh khỏi khó khăn, lúng túng. Do đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo cần thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn cho đội ngũ CBQL và ĐNGV các trƣờng, giới thiệu các mô hình triển khai NCKHSPƢD có hiệu quả tốt để các trƣờng

90

học tập kinh nghiệm. Mặt khác, các cấp quản lý giáo dục cũng cần tổ chức sơ kết, đánh giá và biểu dƣơng những đơn vị cá nhân điển hình để khuyến khích, thúc đẩy phong trào.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viện trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ở huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)