Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viện trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ở huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 42 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.4.Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn

chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Xét trong phạm vi các nhà trƣờng và cơ sở giáo dục, cụ thể là các trƣờng THCS có các yếu tố cơ bản nhất đó là: cơ chế chính sách đối với giáo dục và nhà giáo, sự chỉ đạo của cấp trên, trình độ năng lực của đội ngũ quản lý, thực trạng ĐNGV, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng và yêu cầu của xã hội đối với nhà trƣờng.

Cơ chế chính sách của Nhà nƣớc tạo ra môi trƣờng cho việc quản lý phát triển ĐNGV. Các cơ chế chính sách đối với nhà giáo và CBQL giáo dục sẽ tạo

34

điều kiện cho Hiệu trƣởng đề ra hệ thống biện pháp phát triển ĐNGV của nhà trƣờng. Các cơ chế chính sách có ảnh hƣởng trực tiếp đến quản lý phát triển ĐNGV gồm có:

- Phân quyền, phân cấp quản lý cho Hiệu trƣởng.

- Chính sách về tiền lƣơng và các chế độ đãi ngộ khác đối với nhà giáo. - Các quy định về đào tạo, tuyển dụng giáo viên.

- Các nội dung chỉ đạo về bồi dƣỡng thƣờng xuyên, NCKHSPƢD; - Quy định về chƣơng trình dạy học, SGK.

- Quy định về đánh giá, xếp loại giáo viên.

- Các quy định về tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động của nhà trƣờng. Hoạt động chỉ đạo của cấp trên có ảnh hƣởng trực tiếp đến quản lý phát triển ĐNGV gồm có:

- Luân chuyển, điều động giáo viên.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học trên chuẩn.

- Tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm và các kỹ năng khác. - Chỉ đạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Chỉ đạo về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. - Chỉ đạo về làm và sử dụng đồ dùng dạy học.

- Chỉ đạo về thi đua, khen thƣởng.

Trình độ năng lực của đội ngũ quản lý, đặc biệt là trình độ năng lực của Hiệu trƣởng, có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động quản lý phát triển ĐNGV của nhà trƣờng. Ngƣời Hiệu trƣởng phải không ngừng học tập nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý để thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao trong đó có nhiệm vụ quan trọng là quản lý phát triển ĐNGV của đơn vị. Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải luôn nắm bắt kịp thời các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các văn bản chỉ đạo về giáo dục đào tạo của nhà nƣớc và các nội dung chỉ đạo trực tiếp của cấp trên để triển khai trong công tác quản lý tại đơn vị. Đồng thời, ngƣời Hiệu trƣởng phải là ngƣời hiểu rõ, hiểu sâu

35

về điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình thực tế của địa phƣơng, tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời học và gia đình ngƣời học; hiểu rõ về thực trạng của nhà trƣờng, trình độ năng lực thực tế và tâm tƣ nguyện vọng của giáo viên, nhân viên. Từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp trong quản lý phát triển ĐNGV.

Hiệu trƣởng trƣờng phổ thông nói chung và trƣờng THCS nói riêng là nhà quản lý đồng thời cũng là nhà lãnh đạo. Vai trò của Hiệu trƣởng thể hiện ở các điểm sau:

- Là đại diện cho chính quyền về mặt thực thi chính sách, điều lệ, quy chế giáo dục và thực hiện các quy định về mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, đánh giá chất lƣợng giáo dục phổ thông.

- Là hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực, hỗ trợ sƣ phạm và hỗ trợ quản lý cho đội ngũ nhân lực giáo dục của nhà trƣờng để mọi hoạt động của nhà trƣờng thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, PPGD.

- Là ngƣời chủ chốt trong việc tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất nhằm đáp ứng các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trƣờng.

- Là tác nhân (là ngƣời tạo lập, kích thích mối quan hệ phát triển) xây dựng mối quan hệ giữa giáo dục nhà trƣờng với giáo dục gia đình và xã hội nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trƣờng trong một môi trƣờng lành mạnh; đồng thời tổ chức vận hành hệ thống tin quản lý giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục của nhà trƣờng.

- Là ngƣời chỉ đƣờng và hoạch định: vạch ra tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và các giá trị nhà trƣờng (xây dựng chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng).

- Đề xƣớng sự thay đổi: chỉ ra những lĩnh vực cần thay đổi để phát triển nhà trƣờng theo đƣờng lối và chính sách phát triển GD-ĐT của Đảng và Nhà nƣớc.

36

- Là ngƣời thu hút, dẫn dắt: tập hợp, thu hút, huy động và phát triển các nguồn lực tạo ra sự thay đổi, lập kế hoạch chiến lƣợc phát triển, phát triển đội ngũ,… nhằm phát triển toàn diện học sinh.

- Là ngƣời thúc đấy phát triển: đánh giá, uốn nắn, khuyến khích, phát huy thành tích, tạo ra các giá trị mới cho nhà trƣờng.

Hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL nói chung và Hiệu trƣởng nhà trƣờng nói riêng có ảnh hƣởng trực tiếp, sâu sắc tới việc phát triển ĐNGV của nhà trƣờng. Trình độ quản lý, việc nhận thức và thực hiện các biện pháp phát triển ĐNGV của đội ngũ CBQL sẽ quyết định trực tiếp đến chiều hƣớng phát triển, tốc độ phát triển của ĐNGV.

Thực trạng ĐNGV có vai trò quan trọng trong việc quản lý phát triển ĐNGV. Thực trạng ĐNGV sẽ ảnh hƣởng đến quản lý phát triển ĐNGV ở các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ, sử dụng đội ngũ và cả vấn đề xây dựng môi trƣờng làm việc thuận lợi trong nhà trƣờng. Thực trạng đội ngũ thể hiện ở các mặt sau:

- Tƣ tƣởng chính trị, lòng yêu nghề của ĐNGV: tƣ tƣởng chỉ đạo hành động, do đó, nếu ĐNGV có tƣ tƣởng chính trị tốt, quán triệt tốt đƣờng lối, quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo thì ĐNGV đó sẽ luôn cố gắng quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn đề cao việc giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ nhà giáo, những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tƣ tƣởng. Một ĐNGV giàu lòng yêu nghề, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao sẽ luôn sáng tạo, tìm giải pháp để nâng cao chất lƣợng giáo dục, nâng cao trình độ bản thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhận thức của ĐNGV về vai trò, nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. ĐNGV có nhận thức đúng đắn về việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ luôn tự giác học hỏi, rèn luyện, trau dồi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngƣợc lại, ĐNGV nhận thức không

37

đúng đắn, đầy đủ về vấn đề này thì sẽ bằng lòng với thực tại, không có tƣ tƣởng phấn đấu bồi dƣỡng năng lực chuyên môn, dẫn tới hậu quả là kiến thức ngày càng mai một, tụt hậu.

- Trình độ năng lực về chuyên môn - nghiệp vụ của ĐNGV: là yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng và là điều kiện quan trọng để tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển ĐNGV. Một ĐNGV có trình độ chuyên môn - nghiệp vụ tốt là điều kiện thuận lợi để đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng đạt hiệu quả tốt và ngƣợc lại. Do đó, Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần quan tâm đến yếu tố này để xây dựng kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV.

- Số lƣợng, cơ cấu của ĐNGV: đây là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến việc quy hoạch phát triển, sử dụng, bồi dƣỡng, đào tạo ĐNGV.

- Độ tuổi, giới tính của ĐNGV: yếu tố này cũng ảnh hƣởng lớn đến hoạt động giáo dục của nhà trƣờng trong các mặt nhƣ quy hoạch đội ngũ, phân công nhiệm vụ cho đội ngũ, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ.

Yếu tố cơ sở vật chất của nhà trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc sử dụng, bồi dƣỡng ĐNGV; ảnh hƣởng đến tâm lý làm việc của giáo viên. Cơ sở vật chất là điều kiện thiết yếu để tổ chức các hoạt động của nhà trƣờng. Do đó, để phát triển ĐNGV và nâng cao chất lƣợng dạy học, các CBQL phải hết sức chú ý tăng cƣờng cơ sở vật chất cho nhà trƣờng.

Yếu tố yêu cầu của xã hội đối với nhà trƣờng có thể hiểu là yêu cầu của cấp trên, của gia đình học sinh và của bản thân ngƣời học đối với chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, buộc nhà trƣờng phải đáp ứng. Yêu cầu này cao hay thấp, thiên về hƣớng nào đối với sản phẩm giáo dục của nhà trƣờng có tác động mạnh đến hoạt động dạy học và sự phát triển của ĐNGV.

38

Tiểu kết chƣơng 1

ĐNGV là yếu tố then chốt để nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung và mỗi nhà trƣờng nói riêng. Nhiệm vụ phát triển ĐNGV là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động quản lý của hiệu trƣởng nhà trƣờng. Do đó, việc nghiên cứu và đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV phù hợp đối với mỗi nhà trƣờng là vô cùng quan trọng, cấp thiết và mang tính tất yếu.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là sự tác động hợp quy luật của nhà quản lý làm cho ĐNGV đƣợc nâng lên về phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn - nghiệp vụ, đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Biện pháp tác động này sẽ nâng cao chất lƣợng của ĐNGV, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay và trong tƣơng lai ở các trƣờng THCS huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Các khái niệm, nội dung của Chƣơng 1 sẽ là cơ sở khoa học để tác giả nghiên cứu thực trạng của ĐNGV và hoạt động quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của lãnh đạo các trƣờng THCS huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng trong Chƣơng 2.

39

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viện trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ở huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (Trang 42 - 48)