8. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
Quản lý phát triển ĐNGV là hệ thống những tác động có kế hoạch, hợp quy luật của nhà quản lý (Hiệu trƣởng) tới ĐNGV nhằm làm cho ĐNGV đủ về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng và đồng bộ về cơ cấu.
Quản lý phát triển ĐNGV là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các nhà quản lý giáo dục, từ quản lý vĩ mô đến quản lý vi mô. Ở cấp vĩ mô (quản lý nhà nƣớc về giáo dục), các nhà quản lý đã có những chính sách, văn bản chỉ đạo về việc quản lý phát triển ĐNGV. Văn kiện các Đại hội Đảng luôn vạch rõ đƣờng lối phát triển giáo dục, trong đó có những nội dung định hƣớng về phát triển ĐNGV. Đảng ta cũng đã đề ra những nghị quyết, kết luận riêng về phát triển giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL. Qua từng thời kỳ, Nhà nƣớc ta cũng luôn quan tâm đề ra các chính sách về phát triển giáo viên phù hợp. Nhà nƣớc ta đã ban hành Luật giáo dục, Luật Thi đua Khen thƣởng, Luật Viên chức
19
và đang tiếp tục hoàn thiện các bộ luật khác liên quan đến giáo dục đào tạo; ban hành Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam 2001 - 2010, Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam 2011 - 2020. Các chính sách phát triển giáo dục của Nhà nƣớc đã quan tâm nhiều đến việc phát triển ĐNGV từ khâu đào tạo, bồi dƣỡng đến chế độ chính sách về tiền lƣơng và các đãi ngộ khác. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản chi tiết về bồi dƣỡng phát triển ĐNGV nhƣ văn bản chỉ đạo về bồi dƣỡng thƣờng xuyên đối với giáo viên, đánh giá xếp loại giáo viên (Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học), điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi, quy định về đạo đức nhà giáo; phát động phong trào thi đua Xây dựng trƣờng học thân thiện và học sinh tích cực, phát động cuộc vận động Hai không,… Ở cấp vi mô, các nhà quản lý cũng luôn quan tâm xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV của các nhà trƣờng, các cơ sở giáo dục, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu của từng đơn vị.
Quản lý phát triển ĐNGV trong chiến lƣợc CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế bao gồm đồng bộ 3 mặt chủ yếu: quản lý làm cho ĐNGV phát triển (đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lƣợng); sử dụng ĐNGV đó và xây dựng môi trƣờng cho sự phát triển ĐNGV. Trong đó, sự phát triển ĐNGV đƣợc coi là cơ sở để sử dụng đội ngũ có hiệu quả và mở rộng, cải thiện môi trƣờng cho ĐNGV phát triển.
Hình 1.2. Sơ đồ quản lý phát triển ĐNGV
1.2.2.1. Quản lý làm cho đội ngũ giáo viên phát triển
Đòi hỏi thực tiễn đặt ra đối với mỗi cơ sở giáo dục, mỗi nhà trƣờng hoặc hệ thống giáo dục là phải có đƣợc một ĐNGV đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN QUẢN LÝ LÀM CHO
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHÁT TRIỂN
XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
20
cấu và có chất lƣợng đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhiệm vụ GD-ĐT.
Về số lƣợng, đối với cấp học THCS, hệ số giáo viên/1 lớp đƣợc quy định tại Thông tƣ liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV. Các yếu tố để xác định số lƣợng giáo viên cần có của mỗi cơ sở giáo dục, mỗi nhà trƣờng chính là số lớp học thực tế. Thông tƣ liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV đã quy định rõ hệ số giáo viên đối với cấp THCS là 1,90 giáo viên/1 lớp. Căn cứ vào số lớp học, các trƣờng xác định đƣợc số lƣợng giáo viên cần có theo công thức:
(Số giáo viên cần có) = (Số lớp học) x (1,90 giáo viên/1 lớp).
Từ đó, căn cứ vào số giáo viên hiện có sau khi đã trừ đi số giáo viên đang nghỉ bảo hiểm xã hội, chết, bỏ việc, thuyên chuyển ra bên ngoài và cộng thêm số thuyên chuyển từ ngoài vào, các trƣờng xác định đƣợc số giáo viên cần bổ sung.
Cơ cấu ĐNGV là một tiêu chí có liên quan đến việc phát triển ĐNGV. Để xây dựng ĐNGV có cơ cấu hợp lý cần chú ý đến các yếu tố cơ bản sau đây:
- Cơ cấu bộ môn: là tỉ lệ giáo viên của các môn học hiện có ở cấp THCS, vấn đề thừa, thiếu giáo viên ở mỗi môn học. Để xác định cơ cấu bộ môn phù hợp đối với cấp học THCS cần căn cứ vào số tiết giảng dạy thực tế của các bộ môn đƣợc quy định trong phân phối chƣơng trình giảng dạy và quy định tại Thông tƣ số 28/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
- Cơ cấu theo trình độ đào tạo: Cơ cấu giáo viên theo trình độ đào tạo là tỉ lệ giáo viên tính theo trình độ đào tạo. Trình độ đào tạo của giáo viên THCS theo quy định của Luật Giáo dục có thể có là trình độ Cao đẳng Sƣ phạm, Đại học Sƣ phạm (hoặc trình độ Cao đẳng, Đại học ở các ngành và có chứng chỉ sƣ phạm), Thạc sĩ, Tiến sĩ. Việc xây dựng ĐNGV có cơ cấu về trình độ đào tạo hợp lý là nhiệm vụ rất cần thiết để phát triển ĐNGV.
- Cơ cấu ĐNGV theo độ tuổi: thống kê, phân tích giáo viên theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi, là cơ sở để đánh giá thực
21
trạng đội ngũ, chiều hƣớng phát triển về số lƣợng của ĐNGV làm cơ sở cho việc đào tạo, tuyển dụng và quy hoạch phát triển đội ngũ.
- Cơ cấu ĐNGV theo giới tính: là tỷ lệ giáo viên tính theo giới tính. Đối với đội ngũ giáo viên THCS, số giáo viên nữ thƣờng chiếm một tỉ lệ cao hơn nam giới. Việc thống kê cơ cấu giáo viên theo giới tính sẽ cung cấp số liệu cần thiết cho nhà quản lý xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng; xây dựng cơ cấu vị trí việc làm cho nhà trƣờng.
Để phát triển về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng ĐNGV, chúng ta phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Khảo sát và dự báo chính xác sự phát triển về số lƣợng học sinh ở các địa phƣơng, xây dựng đƣợc đề án về nhu cầu sử dụng giáo viên THCS ở từng bộ môn, từng trƣờng và cả huyện trong giai đoạn từ 5 năm và dự báo trong khoảng thời gian xa hơn. Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên của địa phƣơng cho từng năm.
- Song song với nhiệm vụ đào tạo mới ĐNGV, các nhà quản lý giáo dục cũng cần quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ cho ĐNGV hiện có. Căn cứ trên trình độ thực tế của ĐNGV, nhà quản lý cần đề ra các cơ chế, chính sách khuyến khích giáo viên đăng ký học nâng cao trình độ đào tạo.
- Tổ chức bồi dƣỡng ĐNGV hiện có của địa phƣơng, của đơn vị. Đối với cấp quản lý giáo dục vĩ mô cần xây dựng chƣơng trình, kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tƣ số 31/2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 08 năm 2011 ban hành Chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên trung học cơ sở. Thông tƣ đã quy định rõ khối kiến thức bắt buộc và khối kiến thức tự chọn trong nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng. Đây là căn cứ để các cấp quản lý giáo dục ở các địa phƣơng và các trƣờng THCS xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ hàng năm. Căn cứ vào Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và tình hình thực tế của ĐNGV, các địa phƣơng và các trƣờng THCS cần tổ chức bồi dƣỡng cho giáo viên để đáp ứng đƣợc các yêu
22
cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Ngoài ra, các địa phƣơng và nhà trƣờng THCS cần tổ chức bồi dƣỡng chuyên đề cho giáo viên dựa trên đòi hỏi thực tiễn của nhiệm vụ dạy học, giáo dục nói chung và điều kiện, đặc điểm riêng của mỗi địa phƣơng, mỗi trƣờng.
- Chỉ đạo tốt hoạt động tự học, tự bồi dƣỡng của ĐNGV: việc tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên là hết sức cần thiết và quan trọng để ĐNGV nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ, năng lực dạy học. Nó có tác dụng thiết thực trong việc thƣờng xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn cho giáo viên, nâng cao năng lực và tích luỹ kinh nghiệm cho đội ngũ; làm gƣơng cho học sinh noi theo, thực hiện giáo dục học sinh qua lối sống, đạo đức của nhà giáo và thực hiện tốt cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gƣơng về đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học trong nhà trƣờng THCS: tổ chức các hội thảo khoa học ở các bộ môn, các chủ đề sƣ phạm và tổ chức nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng trong nhà trƣờng.
- Tổ chức hoặc tạo điều kiện cho ĐNGV đƣợc mở rộng việc giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm các đồng nghiệp ở trƣờng bạn thông qua việc tổ chức thăm quan, học tập mô hình các trƣờng có nhiều thành tích trong công tác phát triển ĐNGV.
1.2.2.2. Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên
Để phát triển ĐNGV cần phải có cách sử dụng đội ngũ hợp lý, khoa học. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả ĐNGV sẽ phát huy mọi tiềm năng sẵn có của cả đội ngũ cũng nhƣ mỗi cá nhân giáo viên trong quá trình hoạt động. Chỉ có qua thực tế giảng dạy mỗi giáo viên mới không bị mai một về mặt kiến thức và sẽ giúp cho cả ĐNGV ngày một hoàn thiện hơn, phát triển hơn về chất lƣợng.
Việc sử dụng ĐNGV ở trƣờng THCS đƣợc thực hiện qua các khâu: tuyển chọn, xây dựng ĐNGV cốt cán; sắp xếp, bố trí phân công giảng dạy; kiểm tra đánh giá và khen thƣởng, kỷ luật.
23
Căn cứ trên kết quả đánh giá giáo viên hàng năm, Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần tuyển chọn ĐNGV có năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt để xây dựng đội ngũ cốt cán chuyên môn của nhà trƣờng. Cần xây dựng quy chế tuyển chọn, sử dụng sau tuyển chọn chi tiết, cụ thể cho đơn vị. Các giáo viên cốt cán cần đƣợc bố trí sắp xếp vào các vị trí chủ chốt nhƣ tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn, ƣu tiên đƣa vào diện quy hoạch cán bộ kế cận.
Trên cơ sở năng lực thực tế của các giáo viên và yêu cầu nhiệm vụ từng năm học, Hiệu trƣởng nhà trƣờng phân công nhiệm vụ giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với năng lực, sở trƣờng của từng giáo viên. Phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trƣờng của giáo viên sẽ tạo thuận lợi cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ và thúc đẩy giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào cuối năm học. Trong quá trình đánh giá cần thực hiện đúng quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và công văn hƣớng dẫn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hƣớng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tƣ số 30/2009/TT-BGDĐT. Việc đánh giá khách quan, công bằng theo đúng quy trình quy định sẽ làm cho giáo viên nhìn nhận đúng mặt mạnh, mặt hạn chế cần khắc phục của bản thân để có phƣơng hƣớng phấn đấu. Từ đó có vai trò thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ.
Phát động phong trào thi đua sâu rộng trong nhà trƣờng trong các năm học. Hƣớng dẫn giáo viên đăng ký các danh hiệu thi đua theo quy định tại Thông tƣ số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hƣớng dẫn công tác thi đua, khen thƣởng trong ngành Giáo dục và các văn bản hƣớng dẫn khác. Tổ chức bình xét thi đua theo đúng quy trình, đảm bảo tính khách quan, minh bạch và công bằng. Công tác thi đua, khen thƣởng có vai trò động viên, biểu dƣơng, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá
24
nhân trong quá trình công tác. Do đó, làm tốt công tác thi đua khen thƣởng trong nhà trƣờng sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ĐNGV.
1.2.2.3. Xây dựng môi trường cho sự phát triển của ĐNGV
Để tạo điều kiện cho ĐNGV phát triển cần xây dựng môi trƣờng nuôi dƣỡng sự phát triển của đội ngũ. Xây dựng môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng sƣ phạm, hoàn thiện cơ chế chính sách hợp lý đối với nhà giáo sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ĐNGV.
Trong các năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về GD-ĐT. Cơ chế chính sách ƣu đãi đối với nhà giáo và ngành giáo dục cũng luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm. Đây là điều kiện thuận lợi cho ĐNGV yên tâm công tác, phấn đấu cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục.
Xây dựng môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, xây dựng văn hoá nhà trƣờng. Trong nhà trƣờng, ngƣời có ảnh hƣởng lớn nhất, trực tiếp trong việc lãnh đạo phát triển văn hóa nhà trƣờng chính là Hiệu trƣởng nhà trƣờng. Hiệu trƣởng có vai trò quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin của nhà trƣờng; là ngƣời xác định và chia sẻ tầm nhìn. Hiệu trƣởng hình thành văn hóa nhà trƣờng thông qua các hoạt động tƣơng tác hàng ngày với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh và cộng đồng. Phong cách lãnh đạo của Hiệu trƣởng nhà tƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả công việc của ĐNGV; tác động trực tiếp đến bầu không khí làm việc trong nhà trƣờng. Hiệu trƣởng phải là ngƣời luôn luôn nuôi dƣỡng văn hóa nhà trƣờng thông qua những việc làm cụ thể nhƣ: chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trƣờng với cán bộ, giáo viên, nhân viên; giữ vai trò dẫn dắt (bằng các định hƣớng, chiến lƣợc, mục tiêu…) đối với ĐNGV. Khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để giáo viên phát triển tối đa khả năng của họ.
Xây dựng bầu không khí thân thiện, cởi mở, hợp tác; xây dựng các mối quan hệ gắn bó, thân thiết, lành mạnh trong nhà trƣờng gồm các quan hệ thầy -
25
thầy, thầy - trò, trò - trò chuẩn mực. Xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhà trƣờng và các lực lƣợng giáo dục bên ngoài nhà trƣờng nhƣ quan hệ với chính quyền địa phƣơng, quan hệ với các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức kinh tế trên địa bàn; với các trƣờng bạn và với gia đình học sinh.
Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên. Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm tƣ nguyện vọng, tình cảm của ĐNGV.
Xây dựng cảnh quan trƣờng lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn. Nhà trƣờng có cơ sở vật chất tốt, có cảnh quan đẹp sẽ tạo ấn tƣợng tốt cho cha mẹ học sinh, làm cho cha mẹ học sinh an tâm hơn, tin tƣởng hơn khi con cái họ học tại trƣờng. Đồng thời, yếu tố này cũng làm cho ĐNGV và học sinh tự hào về trƣờng, yêu trƣờng và gắn bó với trƣờng hơn; tạo nên điều kiện tốt, tinh thần phấn chấn trong mọi mặt hoạt động của đội ngũ.
Mặt khác, cũng cần xây dựng nội quy, quy chế và các quy định khác trong nhà trƣờng chặt chẽ, phù hợp; thực hiện đúng quy chế chuyên môn và các quy định khác của ngành, của cấp trên về kỷ luật lao động. Xây dựng và thực hiện tốt kỷ cƣơng, nền nếp hoạt động của nhà trƣờng.
Xây dựng môi trƣờng cho sự phát triển ĐNGV có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý phát triển ĐNGV. Nó tạo điều kiện cho ĐNGV yên tâm công tác, tiếp tục phấn đấu, học tập, cống hiến và phát triển không ngừng.
1.2.3. Quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên