8. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên phát triển
3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Động lực là những nhân tố bên trong kích thích con ngƣời tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức cũng nhƣ bản thân ngƣời lao động.
Để tạo đƣợc động lực cho giáo viên thì phải làm cho giáo viên đó muốn làm việc chứ không phải bị bắt buộc làm việc. Tạo động lực cho giáo viên là dẫn dắt giáo viên đạt mục tiêu đề ra với những nỗ lực lớn nhất.
Động lực làm việc là một trong những yết tố quyết định đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả làm việc, học tập của ĐNGV. Động lực làm việc tốt sẽ thúc đẩy ĐNGV hăng say trong giảng dạy và giáo dục; say mê tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp trong công việc. ĐNGV có động lực làm việc tốt sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong mọi hoạt động, thực sự gắn bó với nhà trƣờng. Khi đó ĐNGV sẽ tự giác, chủ động hoàn thành tốt các công việc, các nhiệm vụ của nhà trƣờng giao phó.
Một ĐNGV có động lực làm việc tốt, có năng lực cao là điều kiện vô cùng quan trọng, là nội lực để nhà trƣờng khắc phục khó khăn, hoàn thành mọi kế hoạch đã đề ra. Yếu tố đó cũng sẽ tạo điều kiện cho các giáo viên trong ĐNGV của nhà trƣờng phát triển năng lực cá nhân, từ đó làm cho ĐNGV của nhà trƣờng không ngừng phát triển.
100
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Lãnh đạo các trƣờng nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên, nắm đƣợc các cách tạo động lực cho ĐNGV và các yếu tố để tạo động lực cho đội ngũ. Từ đó có các biện pháp tác động phù hợp để tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên.
Quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐNGV. Thực hiện đúng, đủ các chế độ, chính sách đối với nhà giáo. Tổ chức tốt các hoạt động tôn vinh nghề dạy học và nhà giáo. Nâng cao vai trò, uy tín của giáo viên trong và ngoài nhà trƣờng.
Thực hiện đúng quy chế dân chủ trong cơ quan. Nêu cao tính dân chủ trong nhà trƣờng để mọi cán bộ giáo viên đều đƣợc tham gia đóng góp ý kiến của mình vào việc xây dựng các kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng, tham mƣu xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng nhà trƣờng.
Làm tốt công tác thi đua, khen thƣởng trong nhà trƣờng. Quan tâm, động viên, ghi nhận và khen thƣởng kịp thời đối với những giáo viên đạt thành tích cao trong các mặt hoạt động.
Phân công nhiệm vụ cho giáo viên hợp lý, công bằng. Giao rõ các chỉ tiêu cần đạt trong từng nhiệm vụ cho giáo viên. Giao nhiệm vụ cho giáo viên phải phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực sở trƣờng của cá nhân giáo viên. Chú trọng tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi cho giáo viên: cung cấp đầy đủ đồ dùng, phƣơng tiện dạy học, tài liệu sách báo, văn phòng phẩm cho giáo viên để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ hoàn thành nhiệm vụ.
Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội học tập nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp.
Chú trọng xây dựng và phát triển văn hoá nhà trƣờng, xây dựng nhà trƣờng trở thành môi trƣờng làm việc tích cực. ĐNGV nếu đƣợc làm việc trong một môi trƣờng tích cực, tràn ngập sự khích lệ sẽ nảy sinh nhiều ý tƣởng sáng kiến hơn. Họ sẽ phát huy đƣợc sự năng động của mình để thích nghi với những
101
thay đổi về yêu cầu và điều kiện giáo dục, qua đó làm cho chất lƣợng, hiệu quả giáo dục đƣợc nâng lên và bản thân giáo viên cũng sẽ tích luỹ đƣợc nhiều kiến thức, kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ.
3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp
Triển khai, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Nhà nƣớc về GD-ĐT và chế độ chính sách đối với nhà giáo, các văn bản của ngành về nhiệm vụ năm học, chế độ làm việc.
Tham mƣu, đề xuất với các cấp chính quyền, với phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, phòng học, cấp phát thiết bị thí nghiệm cho nhà trƣờng.
Thƣờng xuyên phổ biến các văn bản quy định về chính sách, chế độ của Nhà nƣớc đối với giáo dục và nhà giáo đến toàn thể ĐNGV. Đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đối với giáo viên nhƣ: chế độ tiền lƣơng, làm thêm giờ, chế độ nâng lƣơng, chế độ phụ cấp, chế độ thử việc, ốm đau, thai sản, nghỉ ngơi. Tổ chức cho ĐNGV đƣợc đi thăm quan, du lịch nghỉ dƣỡng trong dịp hè. Tổ chức trọng thể các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn nhƣ ngày 20/10, ngày 20/11, ngày 08/03, ngày 01/05 để tôn vinh nghề dạy học và tạo tinh thần phấn khởi cho ĐNGV.
Phổ biến, tập huấn cho ĐNGV nắm đƣợc nội dung Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng để ĐNGV nắm rõ, hiểu đúng và thực hiện tốt quy chế dân chủ. Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải gƣơng mẫu thực hiện đúng quy chế dân chủ, đặc biệt là quy định về trách nhiệm của Hiệu trƣởng nhà trƣờng trong quy chế. Hiệu trƣởng phải luôn lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trƣờng và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nƣớc, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trƣờng và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm đƣợc giao. Thực hiện đúng quy định về những việc Hiệu trƣởng phải lấy ý kiến
102
tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trƣờng trƣớc khi quyết định đƣợc quy định trong quy chế.
Lập kế hoạch phân công giảng dạy, chủ nhiệm đảm bảo đúng quy định về chế độ làm việc của giáo viên, phù hợp với điều kiện, nhiệm vụ của nhà trƣờng. Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của tổ trƣởng chuyên môn và ĐNGV về dự thảo kế hoạch. Phân tích đánh giá các ý kiến so với yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện nhà trƣờng, sau đó chỉnh sửa phân công chuyên môn để trở thành bản phân công chính thức.
Xây dựng quy chế và tiêu chí thi đua rõ ràng, minh bạch, công khai và dân chủ trong nhà trƣờng. Động viên, tạo mọi điều kiện cho ĐNGV đăng ký các danh hiệu thi đua. Tổ chức bình xét các danh hiệu thi đua đúng quy trình, tuyệt đối đảm bảo tính dân chủ, công bằng.
Tổ chức bình xét các cá nhân đƣợc đề nghị nâng lƣơng trƣớc thời hạn theo đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng.
Chú trọng động viên, khích lệ, biểu dƣơng kịp thời những thành tích của giáo viên trong mọi mặt hoạt động. Hạn chế chỉ trích những sai sót của giáo viên (trừ trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng hoặc lỗi cố ý), thay vào đó là hƣớng dẫn giáo viên khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Xây dựng và phổ biến các tiêu chí cử giáo viên đi học nâng cao trình độ để toàn thể giáo viên nắm rõ và phấn đấu. Chú trọng tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất nhà trƣờng xanh - sạch - đẹp; xây dựng nhà trƣờng thành môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, đoàn kết. Kiến tạo bầu không khí làm việc đầm ấm, thân thiện trong nhà trƣờng. Tránh tình trạng quản lý theo mệnh lệnh, áp đặt “kiểu nhà binh”. Quan tâm đến tâm tƣ, nguyện vọng, tình cảm và hoàn cảnh gia đình của từng giáo viên để động viên, sẻ chia kịp thời.
103
Bên cạnh đó cũng cần xây dựng nội quy, quy chế nhà trƣờng chặt chẽ, giữ nghiêm kỷ cƣơng, kỷ luật lao động. Kiên quyết xử lý đúng quy định đối với những cá nhân cố tình vi phạm kỷ luật lao động, quy chế chuyên môn, gây mất đoàn kết nội bộ làm ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển chung của nhà trƣờng.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo nhà trƣờng phải nắm chắc các quy định của Nhà nƣớc và của ngành về chế độ, chính sách đối với nhà giáo; phải đƣợc đào tạo bài bản về nghệ thuật quản lý, về tâm lý học trong quản lý.
Lãnh đạo nhà trƣờng phải luôn quan tâm sâu sắc đến tâm tƣ nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với giáo viên.
Tính dân chủ trong nhà trƣờng phải đƣợc phát huy cao độ; ĐNGV của nhà trƣờng phải đƣợc biết, đƣợc tham gia ý kiến và cùng thực hiện các nhiệm vụ của nhà trƣờng.
Vai trò, vị thế của ĐNGV trong nhà trƣờng phải đƣợc coi trọng, đƣợc nâng cao. Phải làm cho từng cá nhân giáo viên nhận thấy họ là một phần gắn bó của tập thể nhà trƣờng, họ có đóng góp vào thành công chung của nhà trƣờng.
Đời sống vật chất, tinh thần của ĐNGV phải đƣợc quan tâm; các quyền lợi của giáo viên phải đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời. Mỗi cá nhân giáo viên đều phải có cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trƣờng phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhiệm vụ dạy học và giáo dục, đồng thời phải không ngừng đƣợc tăng cƣờng. Cảnh quan môi trƣờng của nhà trƣờng phải thực sự xanh - sạch - đẹp, tạo điều kiện tốt cho hoạt động giáo dục, làm cho giáo viên và học sinh ngày càng yêu trƣờng, muốn đến trƣờng hơn.
Môi trƣờng làm việc trong nhà trƣờng phải đảm bảo thuận lợi, công bằng. Các mối quan hệ trong nhà trƣờng phải thực sự gắn kết. Tinh thần hợp tác trong công việc của ĐNGV phải cao. Tập thể nhà trƣờng phải có tinh thần đoàn kết, đồng thuận; có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc.
104
Tinh thần chấp hành kỷ luật lao động, thực hiện quy chế chuyên môn của ĐNGV phải cao. ĐNGV phải có tính tự giác, có trách nhiệm cao trong công việc giảng dạy và tự học, tự bồi dƣỡng.