8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề
chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL giáo dục, giáo viên, các lực lƣợng bên trong và bên ngoài nhà trƣờng về tầm quan trọng của việc quản lý phát triển ĐNGV
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL về tầm quan trọng của việc quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học nhằm làm cho đội ngũ CBQL quan tâm sâu sắc đến vấn đề này. Đội ngũ CBQL nhận thức đúng về tầm quan trọng của phát triển ĐNGV thì sẽ quan tâm và có những biện pháp quản lý phù hợp để tạo điều kiện cho ĐNGV ngày càng phát triển.
- Nâng cao nhận của ĐNGV về tầm quan trọng của việc quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học nhằm làm cho các giáo viên tự giác hơn, chủ động hơn trong học tập, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Chất lƣợng giáo dục của ĐNGV chỉ đƣợc nâng lên khi họ nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của bản thân mình. Trình độ, năng lực của ĐNGV đƣợc nâng lên khi bản thân họ nhận thức đƣợc đó là nhu cầu của chính mình.
- Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng bên trong và bên ngoài nhà trƣờng về tầm quan trọng của việc quản lý phát triển ĐNGV nhằm làm cho các lực lƣợng đó hiểu đúng về vai trò của giáo dục và vai trò của quản lý phát triển ĐNGV trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Từ đó làm cho mọi lực lƣợng
76
trong xã hội quan tâm đầu tƣ, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác phát triển ĐNGV nói riêng.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL các trƣờng về vai trò của ĐNGV trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Đội ngũ CBQL của các nhà trƣờng cần phải nhận thức sâu sắc nhất về vai trò của ĐNGV và tầm quan trọng của phát triển ĐNGV. Trong tất cả các yếu tố góp phần thúc đẩy chất lƣợng giáo dục, yếu tố chất lƣợng đội ngũ là quan trọng nhất. Là nhà quản lý giáo dục, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất, có tính chiến lƣợc là phát triển ĐNGV. Một ĐNGV đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, có tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi là điều kiện thuận lợi nhất để đƣa nhà trƣờng vƣợt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL các trƣờng về tầm quan trọng của việc quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. - Nâng cao kiến thức về quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cho đội ngũ CBQL các trƣờng.
- Làm cho ĐNGV xác định rõ sứ mệnh của mình nhƣ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là: đào tạo thế hệ trẻ thành những “Ngƣời công dân tốt, ngƣời lao động tốt, ngƣời chiến sĩ tốt, ngƣời cán bộ tốt của Nhà nƣớc”.
- Làm cho ĐNGV nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong nhiệm vụ GD-ĐT hiện nay. Nhận thức đúng đắn của ĐNGV về việc nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò hết sức quan trọng. Nó là động lực thúc đẩy giáo viên hăng say trau dồi về mọi mặt để ngày càng hoàn thiện hơn. Chất lƣợng giáo dục của ĐNGV chỉ đƣợc nâng lên khi họ nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của bản thân mình. Trình độ, năng lực của ĐNGV đƣợc nâng lên khi bản thân họ nhận thức đƣợc đó là nhu cầu của chính mình.
77
đầy đủ và có quan điểm đúng đắn rõ ràng về vai trò của giáo dục trong sự nghiệp đổi mới mà Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo. Làm cho mọi lực lƣợng nhận thức rõ quan điểm của Đảng: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển” và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trƣờng và nhân dân để hoàn thành thắng lợi đó. Giáo dục nhằm đào tạo những ngƣời kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phƣơng phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trƣờng về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta lên những bƣớc phát triển mới”, “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ CBQL về tầm quan trọng của phát triển ĐNGV. Đánh giá đúng vai trò của ĐNGV trong việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo của nhà trƣờng. Làm cho đội ngũ CBQL các trƣờng THCS xác định đƣợc nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lƣợc đối với nhà trƣờng là phát triển ĐNGV.
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL trong các nhà trƣờng về mục tiêu, ý nghĩa của quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Trang bị cho đội ngũ CBQL các kiến thức về quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
Thƣờng xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên các trƣờng học tập, nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, các chủ trƣơng của Đảng về phát triển GD-ĐT; các văn bản chỉ đạo của nhà nƣớc về việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là giáo viên THCS.
78
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo” trong toàn thể ĐNGV. Từ đó, mỗi giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp giáo dục. Xây dựng lòng tự hào nghề nghiệp, tinh thần lạc quan, tạo động lực phấn đấu cho ĐNGV.
Thƣờng xuyên tham mƣu cho Đảng uỷ, chính quyền địa phƣơng về công tác GD-ĐT, về đƣờng lối quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nƣớc đối với giáo dục. Tham mƣu cho Đảng và chính quyền địa phƣơng xây dựng các nghị quyết, kế hoạch chuyên đề mang tính chiến lƣợc về phát triển GD-ĐT của địa phƣơng.
Cùng với Đảng uỷ và chính quyền địa phƣơng làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn. Phát động sâu rộng công tác khuyến học, khuyến tài đến từng thôn, từng dòng họ và từng gia đình. Biểu dƣơng, khen thƣởng các tập thể và cá nhân có đóng góp tích cực cho công tác khuyến học. Chú trọng biểu dƣơng, tôn vinh các dòng họ, gia đình có truyền thống hiếu học; các thầy cô giáo và học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
Thông qua các hội nghị, các hoạt động tại cộng đồng để đẩy mạnh truyền thông, tƣ vấn giáo dục cho ngƣời dân. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, chính trị xã hội tại địa phƣơng để đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục đến mọi tầng lớp nhân dân.
Làm cho các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhận thức đầy đủ về sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc đối sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và ĐNGV nói riêng nhƣ trong Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thƣ về xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đã lƣu ý “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục có chất lƣợng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
79
dƣỡng nhân tài”. Nâng cao và phát huy hơn nữa về truyền thống “Tôn sƣ trọng đạo” của dân tộc đối với các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng.
Xây dựng nhà trƣờng trở thành một trung tâm văn hoá của địa phƣơng. Nâng cao vị thế và uy tín của nhà trƣờng và đội ngũ các thầy cô giáo trong nhân dân. Xây dựng và phát triển mối quan hệ gắn bó giữa nhà trƣờng và các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, kinh tế trên địa bàn địa phƣơng.
Nâng cao vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trƣờng, thu hút sự ủng hộ, tham gia của cha mẹ học sinh và các lực lƣợng giáo dục khác trên địa bàn vào các hoạt động giáo dục do nhà trƣờng tổ chức.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Phải có sự quan tâm ủng hộ của các cấp lãnh đạo và các tổ chức, ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp GD-ĐT.
Đội ngũ CBQL giáo dục, đặc biệt là đội ngũ quản lý các trƣờng phải đƣợc đào tạo về khoa học quản lý giáo dục, phải có năng lực quản lý, năng lực tham mƣu, năng lực tổ chức tốt. CBQL và giáo viên của các nhà trƣờng phải nắm rõ, hiểu sâu về tâm tƣ nguyện vọng, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán của nhân dân địa phƣơng.
Chất lƣợng giáo dục của các nhà trƣờng phải đáp ứng đƣợc đòi hỏi của xã hội. Uy tín của nhà trƣờng trong nhân dân phải đƣợc nâng lên. Mối quan hệ giữa nhà trƣờng với chính quyền địa phƣơng và các ban ngành, đoàn thể, tổ chức phải thực sự gắn bó, mật thiết.
ĐNGV của nhà trƣờng phải có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng quan tâm, thƣơng yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh. Phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò, trách nhiệm vẻ vang của ngƣời làm nghề dạy học. ĐNGV phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có năng lực tốt theo các quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
Công tác giáo dục là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục và lâu dài. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này đòi
80
hỏi phải có lòng kiên trì, có đủ kinh phí, phƣơng tiện để tổ chức các hoạt động; có đội ngũ tuyên truyền viên giỏi và nhiệt tình, có phƣơng pháp tổ chức tham mƣu, vận động, tuyên truyền, tƣ vấn tốt.