8. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát triển
triển ĐNGV nhà trƣờng
3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
94
cho đội ngũ CBQL có đƣợc hệ thống thông tin quản lý tốt nhất phục vụ hoạt động quản lý phát triển ĐNGV.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý phát triển ĐNGV nhằm làm cho hiệu quả hoạt động quản lý trong nhà trƣờng đƣợc nâng cao. Nhà quản lý nắm bắt và kiểm soát toàn diện các hoạt động trong nhà trƣờng.
- Ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục nhằm tạo ra cơ sở dữ liệu tốt nhất cho hoạt động quản lý nhà trƣờng. Nó cung cấp nhanh chóng, kịp thời các nội dung chỉ đạo của cấp trên cho đội ngũ CBQL, tạo điều kiện cho CBQL các trƣờng triển khai các nội dung chỉ đạo đến giáo viên nhanh nhất, hiệu quả nhất; giúp nhà quản lý lƣu trữ và xử lý các dữ liệu quản lý.
- Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học thúc đẩy đổi mới phƣơng pháp dạy học của giáo viên, làm tăng tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục. Ứng dụng CNTT trong dạy học là điều kiện để giáo viên thay đổi phƣơng pháp và hình thức dạy học. Nhờ có CNTT, giáo viên dễ dàng đƣa vào bài giảng của mình các kênh thông tin nhƣ văn bản, hình ảnh, âm thanh, video làm tăng sức hấp dẫn của bài dạy, dễ dàng triển khai các phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣ phƣơng pháp dạy học tình huống, phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề. CNTT tạo điều kiện đổi mới hình thức dạy học nhƣ dạy học từ xa, dạy học theo nhóm…
- Ứng dụng CNTT tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự học, tự bồi dƣỡng của ĐNGV, hỗ trợ giáo viên tốt hơn trong việc tìm kiếm thông tin, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ. Nhờ có sự hỗ trợ của CNTT, những rào cản về không gian có thể bị xoá nhoà, giáo viên có thể trao đổi với đồng nghiệp trên mọi miền đất nƣớc, trao đổi với các chuyên gia về các vấn đề cùng quan tâm. Giáo viên có thể tham gia các diễn đàn trao đổi về chuyên môn, truy cập vào các kho tƣ liệu, các thƣ viện số để tìm tài liệu.
- Ứng dụng CNTT dễ dàng tạo ra nguồn tài nguyên dạy học phong phú cho ĐNGV. Các nhà trƣờng và giáo viên có thể dễ dàng tạo ra những kho tƣ
95
liệu dạy học phong phú, đa dạng, có giá trị cao phục vụ dạy học và trao đổi với đồng nghiệp.
- CNTT tạo ra môi trƣờng thông tin liên lạc thuận lợi phục vụ dạy học, giáo dục và bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên. Thông tin liên lạc giữa gia đình và nhà trƣờng, giữa các giáo viên, giữa giáo viên và lãnh đạo nhà trƣờng sẽ rất thuận lợi nhờ sự hỗ trợ của thƣ điện tử, gọi điện qua mạng internet.
- Ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên. Hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh sẽ đƣợc hỗ trợ đắc lực bởi CNTT từ khâu ra đề, lƣu đề, xây dựng ngân hàng đề đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, xử lý kết quả kiểm tra, làm các thống kê, báo cáo.
- Ứng dụng CNTT sẽ làm giảm chi phí về tài chính cho giáo viên và nhà trƣờng. Nó sẽ làm giảm việc in ấn, trao đổi tài liệu dƣới dạng văn bản; tiết kiệm thời gian, công sức cho ĐNGV, làm tăng tính chính xác, hiệu quả trong công việc. Với sự hỗ trợ của CNTT, các thí nghiệm có tính nguy hiểm cao, khó thực hiện, có chi phí cao sẽ dễ dàng đƣợc mô phỏng bằng các phần mềm chuyên dụng chính xác, hiệu quả và hấp dẫn.
- CNTT làm tăng hứng thú, kích thích sự say mê sáng tạo của giáo viên; hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong hoạt động NCKHSPƢD, đặc biệt là trong khâu thu thập và phân tích, xử lý số liệu.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý là xu thế tất yếu của giáo dục. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với GD-ĐT, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phƣơng pháp, phƣơng thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phƣơng tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Vai trò, hiệu quả của CNTT trong giáo dục đã đƣợc chứng minh bằng thực tiễn trong những năm qua. Nó tạo nên những thay đổi lớn trong GD-ĐT, thực sự thúc đẩy sự phát triển của ĐNGV, nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục.
96
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
Nâng cao nhận thức của ĐNGV về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của CNTT trong giáo dục hiện nay. Từ đó làm cho ĐNGV thấy rõ việc ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng là tất yếu; làm cho ĐNGV nhận thấy việc tìm hiểu, học tập nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT là nhu cầu tự thân.
Tăng cƣờng cơ sở vật chất, hệ thống máy tính, máy chiếu, nối mạng internet, xây dựng hệ thống email, Website của nhà trƣờng.
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong nhà trƣờng dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT. Xây dựng quy chế thông tin báo cáo và nhận thông tin chỉ đạo từ Ban giám hiệu nhà trƣờng trên hệ thống e-mail nội bộ và các phƣơng tiện thông tin khác.
Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của ĐNGV trong nhà trƣờng. Đẩy mạnh việc bồi dƣỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho ĐNGV. Phát huy vai trò hạt nhân của nhóm giáo viên Tin học trong việc hƣớng dẫn, tập huấn khai thác CNTT cho đội ngũ giáo viên. Tăng cƣờng sử dụng CNTT trong quản lý nhân sự, tài chính, chuyên môn của nhà trƣờng. Nâng cao kỹ năng sử dụng mạng internet để khai thác, trao đổi thông tin chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV.
Chú trọng ứng dụng CNTT trong việc xây dựng kho tƣ liệu dạy học, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra; ứng dụng CNTT trong đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.
Đẩy mạnh việc sử dụng phần mềm tin học trong dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh và trong quản lý.
3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp
Hiệu trƣởng nhà trƣờng thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng gồm có Ban giám hiệu, các tổ trƣởng chuyên môn và các giáo viên Tin học. Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT có trách nhiệm giúp Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT của nhà trƣờng, tham mƣu cho Hiệu trƣởng về việc mua sắm thiết bị, bồi dƣỡng giáo viên, triển khai các chuyên đề
97 ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.
Tuyên truyền, giải thích cho ĐNGV hiểu rõ về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục hiện nay. Làm cho ĐNGV hiểu rõ việc ứng dụng CNTT là xu thế tất yếu, là yếu tố thuận lợi nhất để nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán về ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng với nòng cốt là các giáo viên Tin học. Chỉ đạo các giáo viên này nghiên cứu, xây dựng các chuyên bồi dƣỡng về ứng dụng CNTT cho ĐNGV.
Song song với việc xây dựng đội giáo viên cốt cán về ứng dụng CNTT, lãnh đạo các trƣờng cần quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất cho việc ứng dụng CNTT, lập phòng Tin học, nối mạng internet, mua sắm, biên soạn tài liệu tập huấn về CNTT cho đội ngũ giáo viên.
Lập kế hoạch bồi dƣỡng cho ĐNGV về ứng dụng CNTT. Tổ chức tập huấn các kỹ năng ứng dụng CNTT cho toàn thể giáo viên. Tuỳ theo năng lực thực tế của ĐNGV và điều kiện cơ sở vật chất, nội dung tập huấn sẽ đƣợc nâng dần từ thấp tới cao. Ban đầu là bồi dƣỡng những kỹ năng cơ bản nhất, tiếp theo đó là bồi dƣỡng các kỹ năng khai thác các phần mềm chuyên dụng, các phần mềm mô phỏng thí nghiệm. Khuyến khích giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng Tin học ở các cơ sở giáo dục.
Triệt để ứng dụng CNTT trong quản lý ở các khâu: triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ, nhận thông tin báo cáo và các thông tin quản lý khác để tạo nhu cầu sử dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên.
Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong khâu soạn giáo án, ra đề kiểm tra, thông tin báo cáo của giáo viên. Từng bƣớc thay thế hình thức thông tin chỉ đạo, điều hành trong nhà trƣờng qua hệ thống email nội bộ. Giới thiệu cho giáo viên các trang Web, các diễn đàn về giáo dục trên mạng để giáo viên khai thác, trao đổi tƣ liệu chuyên môn, tra cứu thông tin nhƣ math.com, violet.vn, http://www.dayhocintel.net, http://edu.net.vn.
98
Đƣa ứng dụng CNTT vào nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; vào nội dung tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên. Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên viết các đề tài NCKHSPƢD về ứng dụng CNTT trong dạy học. Phát động phong trào thi đua viết các chƣơng trình ứng dụng, các phần mềm Tin học phục vụ giảng dạy và học tập trong nhà trƣờng.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng và sử dụng ngân hàng đề kiểm tra, kho tƣ liệu dạy học nội bộ, giáo án điện tử, phần mềm dạy học, các tài liệu bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ trên máy tính. Khai thác các trang web lƣu trữ trực tuyến miễn phí nhƣ Google Drive, Box.com, Mediafire,… để lƣu trữ và trao đổi dữ liệu. Chỉ đạo nhân viên thƣ viện của nhà trƣờng số hoá các tài liệu chuyên môn; sƣu tầm, giới thiệu các trang web, ebook cho giáo viên.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Các cấp quản lý giáo dục phải có sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các trƣờng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.
Đội ngũ CBQL các trƣờng phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng. Ban giám hiệu các trƣờng phải nắm chắc các văn bản chỉ đạo của Nhà nƣớc và của ngành giáo dục về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT để xây dựng kế hoạch chỉ đạo phù hợp cho nhà trƣờng. Lãnh đạo các trƣờng phải quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất, có cơ chế chính sách và biện pháp quản lý phù hợp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng.
ĐNGV phải xác định rõ việc ứng dụng CNTT trong giáo dục là xu thế tất yếu, là điều kiện thuận lợi để đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Giáo viên phải nhận thức đƣợc việc ứng dụng CNTT là con đƣờng thuận lợi nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả giáo dục và phát triển nghề nghiệp.
Các trƣờng phải có cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho việc ứng dụng CNTT. Phải có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng nhân lực; đầu tƣ, mua sắm máy
99
tính và các phần mềm ứng dụng hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho ĐNGV. Việc ứng dụng CNTT trong các nhà trƣờng phải đƣợc phát triển thành phong trào thi đua. Các trƣờng cần hết sức quan tâm phát hiện và biểu dƣơng những cá nhân điển hình, có thành tích cao trong ứng dụng CNTT để xây dựng thành hạt nhân của phong trào, thúc đẩy toàn thể ĐNGV hăng hái học hỏi, khắc phục khó khăn, đầu tƣ thời gian, công sức và kinh phí cho hoạt động này.