8. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn
chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng
2.2.2.1. Lập kế hoạch phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Việc lập kế hoạch phát triển ĐNGV đã đƣợc Hiệu trƣởng các trƣờng THCS của huyện Thuỷ Nguyên quan tâm thực hiện. Các trƣờng đều có kế hoạch phát triển ĐNGV từng năm học theo đúng quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. Nội dung kế hoạch đã bám sát các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo của cấp trên, bám sát thực trạng ĐNGV và các điều kiện khác của nhà trƣờng. Kế hoạch phát triển ĐNGV của các nhà trƣờng cũng đã quan tâm đến các hoạt động nhƣ tạo điều kiện cho giáo viên học trên chuẩn, chú trọng bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho giáo viên, tổ chức cho giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đây là điều kiện rất cần thiết cho việc quản lý phát triển ĐNGV của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Thuỷ Nguyên trong những năm qua.
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, việc lập kế hoạch phát triển ĐNGV của các nhà trƣờng cũng còn bộc lộ một số hạn chế. Để đánh giá khách quan về mặt này, tác giả đã điều tra bằng phiếu hỏi (phụ lục 1) đối với 75 CBQL và giáo viên các trƣờng. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 2.11. Kết quả điều tra việc lập kế hoạch của các trường
S TT Nội dung Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Có kế hoạch phát triển ĐNGV từng năm học 52 69,3 23 30,7 0 0,0
2 Có quy hoạch phát triển ĐNGV
trong các năm tiếp theo 8 10,7 19 25,3 48 64,0
3
Nội dung kế hoạch bám sát chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo
41 54,7 31 41,3 3 4,0
4
Biện pháp thực hiện trong kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng
56 S TT Nội dung Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Chƣa tốt SL % SL % SL % 5
Nội dung kế hoạch đã cụ thể hoá các tiêu chuẩn, tiêu chí trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
15 20,0 21 28,0 39 52,0
6 Nội dung kế hoạch thể hiện tầm
nhìn dài hạn 9 12,0 25 33,3 41 54,7
7 Kế hoạch có tính sáng tạo 18 24,0 25 33,3 32 42,7 Phân tích kết quả khảo sát trong bảng trên cho thấy: mặc dù việc lập kế hoạch phát triển ĐNGV của lãnh đạo các trƣờng đã đƣợc chú trọng, song cũng còn nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm, đó là:
- Có 64% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng kế hoạch phát triển ĐNGV của các nhà trƣờng chƣa thực sự chú ý đến nội dung quy hoạch phát triển ĐNGV cho các năm sau. Nhận xét này sát thực tế bởi vì các trƣờng mới chỉ xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV theo từng năm học, do đó, kế hoạch thiếu tầm nhìn, chƣa phân tích đánh giá đƣợc nhu cầu sử dụng giáo viên trong tƣơng lai xa.
- Kế hoạch phát triển ĐNGV của các nhà trƣờng chƣa thực sự bám sát, cụ thể hoá các tiêu chuẩn, tiêu chí trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
- Nội dung kế hoạch thiếu tầm nhìn dài hạn.
- Kế hoạch phát triển ĐNGV của các nhà trƣờng chƣa có tính sáng tạo. Theo nhận xét, đánh giá của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Thuỷ Nguyên tại hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm học 2011-2012 thì việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ của các trƣờng còn các mặt hạn chế nhƣ sau:
- Chƣa đánh giá đúng thực trạng phát triển ĐNGV, do đó chƣa chỉ ra đƣợc những hạn chế yếu kém, phân tích đúng nguyên nhân thực trạng cũng nhƣ đề xuất biện pháp khắc phục.
- Việc dự báo phát triển giáo dục THCS của các nhà trƣờng trong khoảng thời gian 5 năm sau chƣa đƣợc tốt. Do đó, các trƣờng chƣa xây dựng đƣợc đề án về nhu cầu sử dụng giáo viên cho khoảng thời gian 5 năm tới. Hầu hết các
57
nhà trƣờng chỉ làm quy hoạch giáo viên theo từng năm học và báo cáo lên cấp trên. Nếu thiếu giáo viên thì làm tờ trình đề nghị cấp trên điều động, thừa thì báo cáo.
- Kế hoạch của một số trƣờng chỉ đƣợc chỉnh sửa sơ sài từ nội dung kế hoạch năm trƣớc. Các nội dung trọng tâm về bồi dƣỡng phát triển năng lực đội ngũ tại chỗ chƣa đƣợc chú trọng, còn lệ thuộc vào sự chỉ đạo, sắp xếp, tổ chức của cấp trên.
- Việc cử giáo viên đi học nâng cao trình độ trong kế hoạch phát triển ĐNGV mới chỉ nêu chỉ tiêu phấn đấu, biện pháp thực hiện mới chỉ là “tạo điều kiện”, chƣa có cơ chế chính sách rõ ràng để khuyến khích giáo viên học trên chuẩn. Số lƣợng giáo viên đi học trên chuẩn thƣờng tập trung nhiều ở các bộ môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.
- Nhận thức của một bộ phận CBQL về xây dựng phát triển ĐNGV chƣa đúng và chƣa làm tốt các nội dung phục vụ việc xây dựng phát triển ĐNGV.
2.2.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Phỏng vấn lãnh đạo và các chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo Thuỷ Nguyên phụ trách khối THCS về việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sƣ phạm cho ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Thuỷ Nguyên cho kết quả nhƣ sau:
Bồi dưỡng Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Việc bồi dƣỡng tiêu chuẩn 1 cho ĐNGV đƣợc các trƣờng triển khai đầy đủ. Nội dung bồi dƣỡng này đƣợc thực hiện khá tốt ở các mặt sau:
- Các trƣờng đã tổ chức cho toàn thể giáo viên học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đến cho giáo viên từ năm học 2010-2011. Các nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, thị trấn; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thuỷ Nguyên lần thứ XXIII, Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIV, Đại
58
hội Đảng toàn quốc lần thức XI đều đƣợc tổ chức cho giáo viên học tập, quán triệt. Nghị quyết số 19-NQ/HU của Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ Thuỷ Nguyên ngày 09/08/2011 về phát triển GD-ĐT huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 cũng đã đƣợc các trƣờng triển khai chi tiết đến giáo viên. Tinh thần các nghị quyết Trung ƣơng Đảng khoá XI cũng đƣợc thông tin đầy đủ đến ĐNGV.
- Các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gƣơng về đạo đức, tự học và sáng tạo, cuộc vận động “Hai không” đã đƣợc các nhà trƣờng triển khai sâu rộng trong ĐNGV và nhận đƣợc sự hƣởng ứng mạnh mẽ từ các thầy cô giáo. Nhiều tập thể và cá nhân ở các trƣờng THCS trong huyện đã đƣợc Phòng Giáo dục và Đào tạo Thuỷ Nguyên, UBND huyện Thuỷ Nguyên khen thƣởng trong các phong trào này.
- Các kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp, với học sinh đƣợc các trƣờng tổ chức bồi dƣỡng cho ĐNGV thông qua các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Trong nội dung hoạt động của tổ chuyên môn của các trƣờng đều có triển khai nội dung xử lý tình huống sƣ phạm. Hƣởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, các mối quan hệ cơ bản trong nhà trƣờng nhƣ quan hệ giữa Ban giám hiệu và giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh luôn đƣợc các trƣờng quan tâm xây dựng và phát triển.
Đánh giá chung: nội dung bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn 1 đƣợc các trƣờng thực hiện khá tốt.
Bồi dưỡng tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.
Nội dung này cũng đƣợc các trƣờng triển khai song còn khá hạn chế. Việc bồi dƣỡng các năng lực này mới dừng lại ở mức độ trao đổi kinh nghiệm trong ĐNGV các nhà trƣờng, chƣa tổ chức đƣợc các lớp bồi dƣỡng, tập huấn
59 bài bản cho giáo viên.
Bồi dưỡng tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học
Việc bồi dƣỡng tiêu chuẩn 3 đều đƣợc các trƣờng quan tâm thực hiện. Các nội dung bồi dƣỡng đã tập trung vào kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học (kế hoạch dạy học năm học và giáo án), tìm hiểu kiến thức môn học, vận dụng chuẩn kiến thức kỹ năng trong dạy học, đổi mới PPDH, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.
Về cơ bản, việc bồi dƣỡng giáo viên theo tiêu chuẩn 3 đƣợc các nhà trƣờng thực hiện khá tốt.
Bồi dưỡng tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
Việc bồi dƣỡng năng lực cho giáo viên theo tiêu chuẩn 4 đã đƣợc các nhà trƣờng thực hiện, tuy nhiên, phần lớn nội dung bồi dƣỡng tại các trƣờng mới chỉ tập trung vào tiêu chí 17: Giáo dục qua môn học, tiêu chí 18: Giáo dục qua các hoạt động giáo dục, tiêu chí 20: Vận dụng các nguyên tắc, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục và tiêu chí 21: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.
Tiêu chí 16: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục, tiêu chí 19: Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng chƣa đƣợc tổ chức bồi dƣỡng liên tục cho giáo viên hoặc chƣa đƣợc chú trọng tổ chức thực hiện. Các giáo viên nhiều năm không tham gia công tác chủ nhiệm lớp hoặc công tác Đoàn - Đội thƣờng bị mai một về các năng lực này. Họ khá lúng túng khi phải thực hiện các nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giáo dục hoặc thực hiện các hoạt động giáo dục trong cộng đồng.
Bồi dưỡng tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội.
Tiêu chuẩn này có 2 tiêu chí gồm Tiêu chí 22: Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng; Tiêu chí 23: Tham gia hoạt động chính trị, xã hội. Đây là tiêu chuẩn quan trọng đối với giáo viên. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục và các mặt khác nhƣ xây dựng uy tín cho giáo viên, cho nhà trƣờng.
60
Các trƣờng cũng đã tổ chức bồi dƣỡng năng lực này cho ĐNGV. Tuy nhiên, kết quả bồi dƣỡng còn khá hạn chế do các nguyên nhân sau:
- Các trƣờng chƣa tổ chức tập huấn bài bản cho giáo viên về nội dung tiêu chí 22. Việc bồi dƣỡng giáo viên theo tiêu chí 22 thƣờng đƣợc triển khai qua các cuộc họp giáo viên chủ nhiệm lớp. Do đó, việc bồi dƣỡng chƣa thực sự thu hút toàn thể giáo viên tham gia. Do chƣa tập huấn bài bản về các kỹ năng cần thiết nên về tiêu chí này nên năng lực của phần lớn giáo viên mới dừng lại ở mức 2 theo Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo hƣớng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Một bộ phận giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức 1: Thực hiện đƣợc việc phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua hình thức hội nghị cha mẹ học sinh, liên lạc với gia đình và thăm gia đình học sinh nhằm hỗ trợ và giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh.
- Nhiều giáo viên chƣa nhận thức đầy đủ về việc bồi dƣỡng năng lực này nên việc tự bồi dƣỡng hoặc tham gia bồi dƣỡng chỉ qua loa, chiếu lệ.
Bồi dưỡng tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn này có 2 tiêu chí gồm tiêu chí 24: Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện; tiêu chí 25: Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.
Việc bồi dƣỡng tiêu chí 24 cho giáo viên còn khá hạn chế. Việc tự học của nhiều giáo viên chỉ mang tính hình thức, thực hiện cho đủ chỉ tiêu là 2 nội dung tự học trong 1 tháng. Nội dung tự học rời rạc, phần lớn là sƣu tầm các bài viết có liên quan đến chuyên môn giảng dạy trên sách báo, internet vào sổ tự học. Giáo viên chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch tự học phù hợp cho bản thân.
Việc phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục theo tiêu chí 25 của giáo viên khá thụ động. Khá nhiều giáo viên hạn chế về khả năng nghiên cứu phát hiện một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp và đề xuất các giải pháp giải quyết. Các trƣờng chƣa có nội
61
dung bồi dƣỡng về năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục trong kế hoạch bồi dƣỡng, phát triển ĐNGV.
Nhìn chung, công tác bồi dƣỡng ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã đƣợc các trƣờng THCS huyện Thuỷ Nguyên triển khai song chƣa đồng bộ, chƣa toàn diện. Nếu các nội dung bồi dƣỡng đƣợc tiến hành một cách khoa học thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng ĐNGV, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển ĐNGV của các nhà trƣờng.
2.2.2.3. Hoạt động chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của Hiệu trưởng các trường THCS
Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của các trƣờng THCS của huyện Thuỷ Nguyên trong thời gian vừa qua đã đƣợc nhiều trƣờng thực hiện khá tốt. Nhiều nội dung chính trong kế hoạch phát triển ĐNGV của nhà trƣờng đã đƣợc Hiệu trƣởng nhà trƣờng trực tiếp chỉ đạo nhƣ tổ chức các hội thảo khoa học về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. Phòng Giáo dục và Đào tạo Thuỷ Nguyên và các nhà trƣờng cũng đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng chủ nhiệm lớp cho giáo viên, tập huấn năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trƣởng, tổ phó chuyên môn.
Tuy nhiên, hoạt động này ở một số trƣờng chƣa đƣợc Hiệu trƣởng thực sự đƣợc quan tâm đúng mức. Theo đánh giá của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Thuỷ Nguyên tại Hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2012-2013 cấp THCS, hoạt động này ở một số trƣờng còn có hạn chế nhƣ sau:
- Việc phân công, phân nhiệm trong khâu triển khai thực hiện kế hoạch chƣa rõ ràng. Sau khi xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV, Hiệu trƣởng các nhà trƣờng thƣờng giao cho Phó Hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo thực hiện hoặc giao hầu nhƣ toàn bộ việc tổ chức thực hiện cho các tổ trƣởng chuyên môn. Việc chỉ đạo triển khai kế hoạch đến các giáo viên chỉ là giao
62
nhiệm vụ tự học, tự bồi dƣỡng mà chƣa có các biện pháp hỗ trợ thiết thực. Trong các năm học, hầu hết các trƣờng đều chƣa quan tâm đến việc tổ chức các lớp tập huấn, tổ chức các hội thảo khoa học cho ĐNGV.
- Khâu kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV của Hiệu trƣởng một số trƣờng cũng chƣa đƣợc quan tâm sâu sát, thể hiện ở nội dung kiểm tra, đánh giá của Ban giám hiệu các trƣờng khá đơn điệu. Nội dung kiểm tra cơ bản tập trung vào kiểm tra việc bồi dƣỡng giáo viên ở tổ, nhóm chuyên môn qua dự sinh hoạt tổ hoặc kiểm tra hồ sơ tổ. Đối với giáo viên, việc kiểm tra chỉ tập trung ở nội dung tự học bằng cách kiểm tra sổ tự học. Tần suất kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV của Ban giám hiệu cũng khá thấp. Các trƣờng tiến hành kiểm tra từ 1 đến 4 lần trong 1 năm học. Việc đánh giá sau kiểm tra thƣờng đƣợc thực hiện chiếu lệ, còn tình trạng nể nang, chƣa phản ánh đúng thực chất.
- Nhiều nội dung trong kế hoạch phát triển ĐNGV chƣa đƣợc triển khai hoặc triển khai không mang lại hiệu quả nhƣng chƣa đƣợc chỉnh sửa bổ sung kịp thời. Các nội dung này gồm cử giáo viên đi học trên chuẩn, triển khai các chuyên đề bồi dƣỡng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học hoặc theo Thông tƣ số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên