8. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng ĐNGV và quản lý phát triển đội ngũ
Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng
2.2.3.1. Mặt mạnh
- ĐNGV THCS của huyện Thuỷ Nguyên đủ về số lƣợng, có trình độ đào tạo khá cao. Phong trào học tập nâng trình độ đào tạo của ĐNGV khá mạnh. Việc tham gia học tập nâng cao trình độ của giáo viên đƣợc xuất phát từ chính nhu cầu của ĐNGV.
- ĐNGV có lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị của vững vàng, yêu nghề, gắn bó với nghề; có lối sống trung thực, lành mạnh, là tấm gƣơng sáng cho học sinh noi theo; thƣơng yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh
69
khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện; có tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, xây dựng tập thể sƣ phạm tốt.
- Phần lớn giáo viên THCS của huyện Thuỷ Nguyên đang ở trong độ tuổi từ 31 đến 40, độ tuổi hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề nghiệp. Đây là độ tuổi rất thuận lợi cho việc tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- ĐNGV năng động và sáng tạo, có ý thức vƣơn lên trong cuộc sống, khẳng định đƣợc chuyên môn; phần lớn thích ứng nhanh với sự đổi mới của ngành giáo dục về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, chƣơng trình giáo dục.
- ĐNGV dạy giỏi các cấp của huyện khá cao, phản ánh năng lực giảng dạy của đội ngũ khá tốt.
- Các nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc ĐNGV cốt cán có chất lƣợng tốt, là nòng cốt trong hoạt động chuyên môn. Việc quy hoạch cán bộ kế cận từ ĐNGV của các nhà trƣờng đƣợc thực hiện đúng quy trình, quy định, đảm bảo dân chủ.
- Đội ngũ CBQL các nhà trƣờng đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực quản lý tốt, có uy tín cao.
- Hoạt động bồi dƣỡng, phát triển ĐNGV của các trƣờng luôn đƣợc quan tâm sâu sắc. Việc bồi dƣỡng phát triển năng lực cho ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học luôn đƣợc các trƣờng chú trọng thực hiện.
- Việc sử dụng ĐNGV đƣợc các trƣờng thực hiện tốt. Hiệu trƣởng các trƣờng phân công nhiệm vụ cho giáo viên đã căn cứ trên cơ sở khoa học, tạo nên sự đồng thuận cao, thúc đẩy ĐNGV liên tục phấn đấu và trƣởng thành.
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá ĐNGV của Ban giám hiệu các trƣờng đƣợc thực hiện bài bản, khoa học. Kết quả đánh giá đã thực sự làm cơ sở cho việc sử dụng, bồi dƣỡng đội ngũ.
2.2.3.2. Mặt hạn chế
Mặc dù ĐNGV THCS của huyện Thuỷ Nguyên đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ song cũng còn có những mặt hạn chế cần khắc phục nhƣ sau:
70
- Vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chƣa đạt chuẩn đào tạo. Những giáo viên này rất hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức, PPDH mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tuy nhiên, các giáo viên này đều ở trong độ tuổi chuẩn bị nghỉ hƣu.
- Cơ cấu về bộ môn của ĐNGV chƣa hợp lý. Hiện nay, tổng số giáo viên của huyện không thiếu song ở một số bộ môn nhƣ Sinh, Vật lý, Hoá học vẫn thiếu giáo viên. Điều này gây khó khăn trong việc phân công giảng dạy ở các nhà trƣờng.
- Cơ cấu về độ tuổi của ĐNGV không đồng đều. Số lƣợng giáo viên có thâm niên giảng dạy từ 8 đến 15 năm khá lớn, trong khi đó, số lƣợng giáo viên có thâm niên công tác trên 20 năm khá nhỏ. Thực trạng cho thấy nhiều trƣờng không có giáo viên có thâm niên công tác trên 20 năm. Điều này gây khó khăn trong việc học tập kinh nghiệm công tác của đội ngũ. Trong tƣơng lai xa, giáo dục THCS của huyện Thuỷ Nguyên lại có nguy cơ già hoá đội ngũ.
Công tác phát triển ĐNGV của Hiệu trƣởng các trƣờng đã đƣợc thực hiện song vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục nhƣ sau:
- Việc xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV chƣa sát thực, chƣa có tính khả thi cao. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Các khâu quy hoạch, tuyển chọn, bồi dƣỡng, sử dụng và kiểm tra đánh giá còn gặp nhiều khó khăn.
- Công tác bồi dƣỡng ĐNGV của huyện đã đƣợc chú trọng song chƣa toàn diện. Nhiều kỹ năng cần có theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học chƣa đƣợc triển khai bồi dƣỡng kịp thời.
- Việc xây dựng môi trƣờng cho sự phát triển ĐNGV của Hiệu trƣởng một số trƣờng chƣa thực sự bám sát các quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
2.2.3.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân thành công
71
nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS của huyện Thuỷ Nguyên nói riêng. Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc; Nghị quyết TW 2 khóa VIII, Kết luận của Hội nghị TW 6 khóa IX; Chỉ thị 40/CT-TW đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ cho sự phát triển GD-ĐT. Giáo dục THCS của huyện Thuỷ Nguyên luôn nhận đƣợc sự chỉ đạo, ủng hộ sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, Huyện uỷ, UBND huyện Thuỷ Nguyên và các cấp Đảng, chính quyền cơ sở. Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ Thuỷ Nguyên đã có Nghị quyết số 19-NQ/HU ngày 09/08/2011 về phát triển GD-ĐT huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 tạo điều kiện cho giáo dục THCS của huyện phát triển.
- Vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng trong các nhà trƣờng đƣợc đề cao. - Đội ngũ cán bộ quản lí nhà trƣờng năng động, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm khi xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế nhà trƣờng, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá một cách khoa học.
- Có sự đoàn kết, nhất trí cao trong lãnh đạo và ĐNGV của các nhà trƣờng. Các kế hoạch của các trƣờng đều đƣợc bàn bạc, thảo luận dân chủ để lấy ý kiến tham gia của toàn thể giáo viên.
- Đội ngũ giáo viên THCS của huyện Thuỷ Nguyên năng động, sáng tạo, giàu nhiệt huyết, yêu nghề. Tinh thần học hỏi, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các giáo viên khá cao.
b. Nguyên nhân hạn chế
- Đội ngũ lãnh đạo các trƣờng còn nhiều ngƣời chƣa đƣợc đào tạo bài bản về quản lý nên còn lúng túng trong công việc. Tầm nhìn của một bộ phận CBQL còn hạn chế.
- Kế hoạch chiến lƣợc về sự phát triển của nhà trƣờng cho một thời gian dài vẫn chƣa đƣợc quan tâm xây dựng. Kế hoạch phát triển ĐNGV còn nhiều bất cập, thiếu tính hợp lý. Việc quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV còn nhiều vƣớng mắc.
72
có ít thời gian để tự học nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm cũng nhƣ việc kèm cặp, giúp đỡ giáo viên mới.
- Nhận thức của một bộ phận CBQL và giáo viên về công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực cho giáo viên còn chƣa phù hợp.
- Công tác bồi dƣỡng ĐNGV của các trƣờng còn nhiều điểm bất cập, chƣa đƣợc quan tâm triển khai, đôn đốc kịp thời.
73
Tiểu kết chƣơng 2
Nghiên cứu thực trạng về công tác phát triển ĐNGV các trƣờng THCS huyện Thuỷ Nguyên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cho thấy: đội ngũ giáo viên THCS của huyện Thuỷ Nguyên cơ bản đã có những bƣớc phát triển đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục; công tác quản lý phát triển ĐNGV của Hiệu trƣởng các trƣờng đã có những kết quả khả quan song vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của việc phát triển ĐNGV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
Các biện pháp phát triển ĐNGV đã đƣợc lãnh đạo các trƣờng sử dụng trong thời gian qua mới dừng lại ở mức độ nhất định, còn bộc lộ những vấn đề cần đƣợc điều chỉnh, bổ sung nhƣ: lập kế hoạch, tuyển dụng chƣa phù hợp với thực tế và chƣa phát huy tác dụng. Hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học còn bộc lộ nhiều hạn chế. Việc chỉ đạo xây dựng môi trƣờng cho sự phát triển đội ngũ còn nhiều điểm chƣa phù hợp.
Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lí luận ở chƣơng 1; nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đƣợc nghiên cứu ở chƣơng 2. Việc đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ở huyện Thuỷ Nguyên là vấn đề hết sức quan trọng có ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng giáo dục của các nhà trƣờng. Đó là nội dung sẽ đƣợc nghiên cứu ở chƣơng 3 của luận văn.
74
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
Ở HUYỆN THUỶ NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG