Các từ ngữ xƣng hô trong các cuộc thoại

Một phần của tài liệu Xưng hô trong tác phẩm Bão biển của Chu Văn (Trang 57 - 130)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.2. Các từ ngữ xƣng hô trong các cuộc thoại

Trong các cuộc thoại của tác phẩm, từ ngữ xƣng hô đƣợc sử dụng rất phong phú, đa dạng. Có nhiều từ xƣng hô quen thuộc xuất hiện với mật độ

cao nhƣ: anh, em, chị, cha, con… Bên cạnh đó, các ngữ xƣng hô cũng xuất

hiện với số lƣợng lớn nhƣ: anh kia, ông chánh, ông chủ tịch, ông trùm…Kết

quả tổng quát đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Từ ngữ xƣng hô đƣợc sƣ̉ dụng trong các cuộc thoại của tác phẩm STT Kiểu loại Số lƣợng Số lƣợt sử dụng Tổng số cuộc thoại Tỉ lệ từ ngữ/cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 thoại 1 từ 84 28,6% 3241 82% 854 3,795 2 ngữ 210 71,4% 712 18% 477 1,492 Tổng số 294 3953 1331 2,97

Bảng trên cho ta thấy, tổng số lƣợng từ ngữ xƣng hô đƣợc sử dụng trong tác phẩm là 294 với 3953 lƣợt và trung bình mỗi cuộc thoại có 3 từ ngữ. Mối quan hệ này có một số đặc điểm nhƣ sau:

Có sự phân bố từ ngữ xƣng hô trong các cuộc thoại không đều: Có cuộc thoại không có từ ngữ xƣng hô nào (8/244 cuộc thoại); một số cuộc thoại chỉ có 1 từ ngữ xƣng hô (cuộc thoại 4, 13, 15, 22, 23, 25, 42, 43, 57, 59, 61, 62, 70, 71, 90, 98, 115, 124, 126, 130, 144, 199, 207, 219, 225, 235, 242); phần lớn các cuộc thoại còn lại có trên 3 từ ngữ xƣng hô/cuộc thoại; nhƣng cuộc thoại có trên 15 từ ngữ xƣng hô chiếm số lƣợng rất ít (cuộc thoại 7, 31, 41, 87, 108, 153, 164, 165, 169, 191, 204).

Số lƣợt từ ngữ xƣng hô xuất hiện trong mỗi cuộc thoại lại nhiều ít khác nhau: Có tƣ̀ ngƣ̃ dùng để xƣng hô chỉ xuất hiện một lần trong một cuộc thoại, ngƣợc lại có đơn vị xuất hiện trên mƣời lần/cuộc thoại. Có cuộc thoại số lƣợng từ ngữ xƣng hô nhiều nhƣng số lƣợt từ ngữ sử dụng lại ít, trái lại có cuộc thoại số lƣợng từ ngữ xƣng hô không nhiều song số lƣợt từ ngữ sử dụng lại lớn. Bên cạnh đó, ở một cuộc thoại vừa có nhiều từ ngữ xƣng hô vừa có số lƣợt từ ngữ sử dụng lớn (cuộc thoại 153, 165, 169...).

Các từ ngữ xƣng hô khác nhau có trong các cuộc thoại của tác phẩm

cũng không nhƣ nhau. Một số ít từ ngữ có mặt ở nhiều cuộc thoại (nhƣ: tôi

trong 144 cuộc thoại, mình có trong 41 cuộc thoại, mày có trong 31 cuộc thoại, em có trong 21 cuộc thoại, con có trong 33 cuộc thoại, tao có trong 23 cuộc thoại, chúng ta có trong 47 cuộc thoại, chị có trong 43 cuộc thoại, anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

54

có trong 74 cuộc thoại, ai có trong 29 cuộc thoại); còn lại đa số mỗi đơn vị xƣng hô chỉ xuất hiện ở một hoặc một vài cuộc thoại.

Cuối cùng, có thể do nội dung của Bão biển là viết về vùng tôn giáo

toàn tòng, nơi mà các cuộc giao tiếp quy thức giữa cha đạo và con chiên chiếm số lƣợng không nhỏ, nên số lƣợng từ ngữ xƣng hô và số lƣợt từ ngữ sử dụng ở các cuộc thoại này thƣờng kém đa dạng.

2.2. ĐẶC ĐIỂ M CỦA LỚP TƢ̀ NGƢ̃ DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ TRONG BÃO BIỂN

2.2.1. Đặc điểm của các từ ngữ xƣng hô xét về hình thức

Nhìn vào bảng 2.2 có thể thấy lớp từ xƣng hô trong Bão biển tồn tại

dƣới hai dạng chính là từ và ngữ. Tuy nhiên, số lƣợng từ xƣng hô là 84, chỉ bằng 1/3 số lƣợng ngữ xƣng hô. Để bù lại, xét về tần số thì từ xƣng hô nhiều gấp hơn bốn lần ngữ xƣng hô (3241 lƣợt từ chiếm 82%, 712 lƣợt ngữ chiếm 18%). Cụ thể là:

Bảng 2.3: Các từ xƣng hô trong tác phẩm

STT Kiểu từ Số lƣợng từ xƣng Số lƣợt sử dụng Tổng số cuộc thoại có 1 đơn 48 57,1% 3000 92,6% 702 82,2% 2 ghép 36 42,9% 241 7,4% 152 17,8% Tổng số 84 100% 3241 100% 854 100%

Bảng 2.4: Các ngữ xƣng hô trong tác phẩm STT Kiểu loại Số lƣợng ngữ

xƣng hô Số lƣợt sử dụng

Tổng số cuộc thoại có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55 2 Cụm đại từ 1 0,5% 1 0,1% 1 0,2% 3 Cụm đại danh từ 36 17,1% 64 9% 59 12,4% Tổng số 210 100% 712 100% 477 100%

Trong số các tƣ̀ ngƣ̃ đƣợc dùng để xƣng hô từ đơn nhiều hơn hẳn từ ghép cả về số lƣợng từ và số lƣợt từ: từ đơn (48 từ, với 3000 lƣợt từ); từ ghép (36 từ, với 241 lƣợt từ). Số cuộc thoại có từ đơn chiếm 82,2% cũng nhiều hơn số cuộc thoại có từ ghép là 17,8%.

Trong các ngữ dùng để xƣng hô, ngữ đại từ (ví dụ: ) chiếm tỉ lệ ít nhất 0,1% với 1 ngữ, 1 lƣợt sử dụng, nhiều nhất là ngữ danh từ (ví dụ :) chiếm 90,9% với 173 ngữ và 647 lƣợt ngữ sử dụng, còn lại cụm đại danh từ chiếm 9% với 36 ngữ và 64 lƣợt ngữ sử dụng. Tổng số cuộc thoại có các ngữ xƣng hô cũng phụ thuộc đặc tính này và theo thứ tự nhƣ vậy. Cuộc thoại có ngữ danh từ chiếm 87,4%; Cuộc thoại có ngữ đại danh từ chiếm 12,4%; Cuộc thoại có ngữ đại danh từ chiếm 0,2%.

Kết quả trên có thể gắn với thực tế.

Xét ở góc độ khách quan, trong giao tiếp ở bất cứ cộng đồng ngƣời nào thƣờng theo quy luật: Những câu từ nào càng ngắn gọn, càng dễ phát âm, dễ sử dụng, dễ hiểu, quen thuộc càng đƣợc sử dụng nhiều và thƣờng xuyên; ngƣợc lại những câu từ càng phức tạp, khó hiểu, xa lạ càng ít đƣợc sử dụng đến. Vậy nên, mặc dù phạm vi phản ánh của tác phẩm rộng lớn, làm cho lớp ngữ xƣng hô có số lƣợng phong phú hơn lớp từ xƣng hô gần 3 lần; song số lƣợt từ xƣng hô với đặc tính ngắn gọn dễ sử dụng vẫn xuất hiện nhiều hơn, dày đặc hơn, gấp nhiều lần số lƣợt ngữ xƣng hô. Trong đó, từ đơn có cấu tạo đơn giản hơn từ ghép nên xuất hiện liên tục hơn ở các cuộc thoại; cụm danh từ có hình thức kết cấu dễ sử dụng hơn cụm đại danh từ dẫn đến tần suất sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

56

dụng vƣợt trội so với cụm đại danh từ. Riêng cụm đại từ có kết cấu không phức tạp mà vẫn xuất hiện rất ít vì trong tiếng Việt những đại từ, cụm đại từ xƣng hô chính danh luôn có số lƣợng ít ỏi và hoàn cảnh sử dụng không đa

dạng. Tác phẩm Bão biển không nằm ngoài quy luật chung ấy.

Ở phƣơng diện chủ quan mà nói, nhà văn - cán bộ Chu Văn khi xây dựng câu chuyện về vùng đất nông thôn công giáo nghèo nàn, lạc hậu trong Bão Biển, luôn nắm bắt rất rõ tâm lí của ngƣời dân thôn quê địa phƣơng mình trong lời ăn tiếng nói (bao hàm cả cách xƣng hô): thích ngắn gọn, đơn giản, không ƣa dài dòng, cầu kì, kiểu cách. Hơn nữa, nhân vật trung tâm ông chủ tâm khắc họa xuyên suốt tác phẩm là Tiệp, ngƣời cán bộ cách mạng mẫu mực, công tâm, nghĩa tình và ăn nói đặc biệt sắc sảo. Trong hầu hết các cuộc giao tiếp, nhân vật này dùng từ xƣng hô (nhƣ tôi, anh, mình, tớ...) chứ ít khi dùng ngữ xƣng hô, cách xƣng hô có chừng mực, đúng lúc, đúng chỗ ấy của Tiệp cũng nhƣ nhiều nhân vật cán bộ khác trong tác phẩm, đã đƣợc ghi nhận ở kết quả khảo sát ở trên.

2.2.2. Đặc điểm của các từ ngữ xƣng hô xét về chƣ́c năng

Nhìn một cách tổng quát, lớp từ ngữ xƣng hô đƣợc sử dụng trong Bão

biển xét về nguồn gốc không nằm ngoài xu hƣớng chung: những từ ngữ xƣng

hô chuyên biệt luôn chiếm số lƣợng ít hơn nếu không nói là rất nhỏ so với những từ ngữ xƣng hô lâm thời. Ngƣợc lại, các từ ngữ xƣng hô lâm thời trong

Bão biển khá lớn và đa dạng về kiểu loại. Kết quả khảo sát nhƣ sau:

Bảng 2.5: Các từ ngữ xƣng hô xét về chƣ́c năng

Kiểu loại Số lƣợng Số lƣợt sử dụng

chuyên biệt 10 3,4% 399 10.4%

lâm thời 284 96,6% 3456 89.6%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

57

Bảng trên cho thấy, từ ngữ xƣng hô lâm thời chiếm 89,6% (284 từ ngữ, với 3456 lƣợt sử dụng), lớn hơn gần 9 lần so với từ ngữ xƣng hô chính danh chỉ chiếm 10,4% (10 từ ngữ, với 399 lƣợt sử dụng). Bởi vì, trong hệ thống từ ngữ xƣng hô nói chung từ trƣớc tới nay, từ ngữ xƣng hô lâm thời vừa có chức năng xƣng hô, vừa có chức năng miêu tả luôn chiếm số lƣợng áp đảo so với từ ngữ chuyên dùng để xƣng hô.

2.2.2.1. Các từ ngữ xƣng hô chuyên biệt

Từ ngữ xƣng hô chuyên biệt (còn gọi là chính danh) trong Bão biển

xuất hiện không nhiều cả về số lƣợng và số lƣợt sử dụng. Những từ ngữ này

khá quen thuộc và phổ biến nhƣ: tao, mày, ta, chúng mình, chúng ta…Kết quả

khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6: Các từ ngữ xƣng hô chuyên biệt

STT Từ ngữ xƣng hô Ngôi Số Số lƣợt sử dụng thƣ́ nhất thƣ́ hai ít nhiều 1 ai + + + 32 8.0% 2 chúng mày + + 10 2.5% 3 chúng mình + + + 22 5.5% 4 chúng ta + + + 75 18.8% 5 hai chúng ta + + + 1 0.3% 6 mày + + 81 20.3% 7 mình + + + 72 18.0% 8 người ta + + + 9 2.3%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

9 ta + + 32 8.0%

10 tao + + 65 16.3%

Tổng số 399 100%

Đa số các từ ngữ xƣng hô chuyên biệt là các đại từ, chỉ có duy nhất một ngữ xƣng hô là hai chúng ta. Trong đó, từ mày chiếm tỉ lệ cao nhất với 81

lƣợt sử dụng (20,3%), cụm từ hai chúng ta với 1 lƣợt sử dụng chiếm tỉ lệ ít

nhất (0,3%). Một số đại từ cũng xuất hiện khá nhiều nhƣ: chúng ta đứng thứ 2

(75 lƣợt từ); mình đứng thứ 3 (72 lƣợt từ); tao đứng thứ 4 (65 lƣợt từ); ai, tao

đứng thứ 5 (32 lƣợt từ)…

Từ mày xuất hiện nhiều nhất trong số các từ ngữ xƣng hô chuyên biệt

vì số từ ngữ chỉ ngôi thứ hai số ít loại này chỉ có 2 từ (ai, mày). Từ ai là đại từ phiếm chỉ ít đƣợc sử dụng, nói khác đi là chỉ dùng trong câu hỏi, nên cơ hội xuất hiện thấp hơn nhiều so với từ mày. Từ mày có sắc thái suồng sã, phù hợp với đa số các cuộc thoại phi quy thức của tác phẩm trong các giao tiếp song thoại và đa thoại, nên tất yếu phải có số lƣợt sử dụng nhiều nhất so với các từ ngữ còn lại.

Từ chúng ta đƣợc sử dụng nhiều thứ hai, phù hợp với hiện thực của tác phẩm. Cung cách làm ăn tập thể ở miền nông thôn cần con ngƣời phải đồng sức đồng lòng; các tổ chức chính quyền, tôn giáo cũng thƣờng xuyên tập hợp trong các cuộc họp… Những hoàn cảnh đó đã tạo môi trƣờng cho họ dùng đại từ chỉ gộp số nhiều chúng ta để xƣng trong quá trình giao tiếp.

Đáng chú ý là đại từ mình đƣợc sử dụng nhiều thứ 3 trong số các từ ngữ xƣng hô chính danh. Từ này có nguồn gốc từ danh xƣng thân thể, mang sắc

thái thân mật, gần gũi. Trong tác phẩm, mình đƣợc dùng ở cả ngôi thứ nhất,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59

1960 không chỉ đem lại cho con ngƣời ở Sa Ngọc cuộc sống mới về vật chất mà cả về tinh thần và lời ăn tiếng nói (trong đó có xƣng hô). Vì thế, trong các

gia đình, vợ chồng thƣờng dùng từ mình để xƣng gọi một cách thân thƣơng,

tha thiết.

Các từ ngữ xƣng hô chính danh còn lại thƣờng có sắc thái suồng sã hoặc trung tính, không có từ ngữ mang sắc thái trang trọng. Chúng cũng đƣợc sử dụng hạn chế trong tác phẩm, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

2.2.2.2. Các từ ngữ xƣng hô lâm thời

Khác hẳn với các từ ngữ xƣng hô chuyên biệt, từ ngữ xƣng hô lâm thời

trong Bão biển đa dạng về cả số lƣợng và kiểu loại. Số lƣợt sử dụng của các

từ ngữ này cũng rất phong phú, tuy nhiên không đồng đều ở các tiểu loại khác nhau. Kết quả khảo sát thực tế nhƣ sau:

Bảng 2.7: Các từ ngữ xƣng hô lâm thời

STT Tiểu loại Số lƣợng từ

ngữ

Số lƣợt sử dụng

1 chỉ quan hệ trong gia đình

(ví dụ: anh, em, mẹ…) 84 29,6 1979 57.2%

2 chỉ quan hệ xã hội ngoài gia

đình (ví dụ: bạn, đồng chí… ) 8 2,8% 42 1.2%

3 tên riêng (ví dụ: Ái, Vượng…) 68 23,9% 168 4.9%

4 chỉ nghề nghiệp và vị trí xã hội (ví dụ: cán bộ, cụ chánh, cụ trùm, đức cha…) 47 16,5% 1105 32.0% 5 chỉ nhóm xã hội (ví dụ: giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60 6 chỉ định (hoặc có yếu tố chỉ định) (ví dụ: đây, kia…) 24 8,5% 43 1.2% 7 chỉ trạng thái, tính chất (hoặc có yếu tố chỉ trạng thái, tính chất) (ví dụ: con đĩ, bố già…) 43 15,1% 93 2.7% 8 vay mƣợn (ví dụ: min) 1 0,4% 2 0.1% Tổng số 285 100% 3457 100%

Từ ngữ xƣng hô lâm thời trong tác phẩm có nghĩa sở chỉ đa dạng với 8 loại khác nhau. Từ ngữ chỉ quan hệ trong gia đình chiếm số lƣợng nhiều nhất: 57,2%, với 84 từ ngữ và 1979 lƣợt xuất hiện. Đứng thứ hai là từ ngữ chỉ nghề nghiệp và vị trí xã hội: 32% với 47 từ ngữ và 1105 lƣợt xuất hiện. Từ vay mƣợn chiếm tỉ lệ thấp nhất: 0,1% với 1 từ và 2 lƣợt xuất hiện. Các tiểu loại còn lại đều có tỉ lệ thấp nhƣ: tên riêng: 4,9%; từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất (hoặc có yếu tố chỉ trạng thái, tính chất): 2,7%; từ ngữ chỉ quan hệ ngoài gia

đình: 1,2%; từ ngữ chỉ nhóm xã hội: 0,7%… Sở dĩ, từ ngữ chỉ

quan hệ trong gia đình chiếm số lƣợng nhiều nhất bởi đây là xu hƣớng chung có tính phổ biến thể hiện nét văn hóa điển hình của ngƣời Việt và tiếng Việt - xu hƣớng "gia đình hóa" ngoài xã hội. Điều đó có nghĩa ngày càng nhiều các từ ngữ thân tộc đƣợc sử dụng nhƣ những từ ngƣ̃ xƣng hô, hƣớng tới những ngƣời không có quan hệ thân tộc, họ hàng. Có nhiều nguyên nhân để lí giải hiện tƣợng này:

Thứ nhất, do thiếu vắng những đại từ nhân xƣng có sắc thái biểu cảm lịch sự, nên ở đây, các danh từ thân tộc trong quan hệ giao tiếp xƣng hô xã hội đã đƣợc sử dụng để biểu thị sắc thái này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

61

Thứ hai, trong xƣng hô của ngƣời Việt nói chung đòi hỏi có sự phân biệt rõ ràng về giới tính, về thứ bậc trên dƣới. Các từ ngữ xƣng hô chuyên biệt hoàn toàn không đáp ứng đƣợc đòi hỏi đó. Trong khi, các từ ngữ xƣng hô chỉ quan hệ trong gia đình lại biểu hiện rõ nét về cả giới tính và vai trên dƣới trong giao tiếp: trên dƣới theo các thế hệ gia tộc, trên dƣới theo tuổi tác (già/ trẻ), trên dƣới theo vị trí xã hội (chủ nhiệm/ xã viên).

Thứ ba, để tỏ rõ thái độ trân trọng của ngƣời nói với đối tƣợng giao tiếp, ngƣời Việt thƣờng thực hiện nguyên tắc "xƣng khiêm hô tôn", mà danh từ thân tộc là "chất liệu " gần nhƣ chủ yếu để thực hiện nguyên tắc này.

Thứ tƣ, trong tiểu thuyết là một vùng đất nông thôn khá điển hình cho kiểu tổ chức làng xã cổ truyền Việt Nam. Nơi đây, giữa con ngƣời với con ngƣời ngoài huyết thống còn có quan hệ láng giềng. Với đặc điểm của nền nông nghiệp lúa nƣớc đang trên con đƣờng xây dựng hợp tác xã, với đặc điểm của làng xã nhƣ một đơn vị khép kín sau lũy tre làng, ngƣời dân có ý thức rõ phải liên kết với nhau nhƣ trong một nhà để cùng sản xuất, chống chọi với thiên tai, địch họa. Vì thế, các nhân vật trong tác phẩm "làm thân thuộc hóa" mối quan hệ làng xóm bằng cách dùng từ ngữ xƣng hô trong gia đình để ứng

Một phần của tài liệu Xưng hô trong tác phẩm Bão biển của Chu Văn (Trang 57 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)