Hình thức hội thoại trong các cuộc thoại

Một phần của tài liệu Xưng hô trong tác phẩm Bão biển của Chu Văn (Trang 54 - 57)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.1. Hình thức hội thoại trong các cuộc thoại

Nhƣ đã trình bày về phạm vi nghiên cứu, đề tài này chỉ tập trung khảo sát các từ ngữ xƣng hô đƣợc sử dụng trong các cuộc thoại, nên việc tìm ra và phân chia các cuộc thoại trong tiểu thuyết Bão biển theo chúng tôi là việc làm rất cần thiết. Qua khảo sát, chúng tôi thu đƣợc 244 cuộc thoại; số lƣợng từ ngữ xƣng hô đƣợc sử dụng là 249 với 3953 lƣợt dùng, và trung bình mỗi cuộc hội thoại có khoảng 3 lƣợt từ ngữ đƣợc dùng. Phân chia các cuộc thoại, kết quả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1: Hình thức hội thoại trong các cuộc thoại

STT Hình thức hội thoại (với các nhân vật tham gia) Số lƣợng cuộc thoại

Quy thức (QT)/ phi QT/ vừa QT vừa phi QT Tập 1 Tập 2 Tập 1 Tập 2 1 Song thoại 75 56 11/ 54/ 10 0/ 49/ 7 2 Tam thoại 18 8 5/ 9/ 4 1/ 7/ 0 3 Đa thoại (từ bốn nhân vật tham gia trở lên)

56 31 17/ 23/ 16 3/ 15/ 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50

Qua khảo sát tác phẩm, chúng ta có thể thấy tổng số cuộc thoại ở hai tập không đồng đều: tập 1 có 149 cuộc thoại (61,1%); trong khi tập 2 chỉ có 95 cuộc thoại (38,9%). Thực tế cũng cho thấy, ý đồ, tinh hoa của ngòi bút Chu Văn tập trung hầu hết ở tập 1; thậm chí, kết thúc tập 1 tác phẩm có thể chấm hết. Vậy nên, số cuộc thoại có trong tập 1 phải tƣơng đƣơng nhƣ ở một tiểu thuyết độc lập, đủ để thông qua chúng ngƣời đọc hiểu đƣợc tính cách của các nhân vật mà nhà văn khắc họa.

Ở cả hai tập Bão biển , phần lớn Chu Văn sử dụng hình thức song thoại

và đa thoại, các cuộc thoại có hình thức tam thoại chiếm số lƣợng ít nhất. Rất nhiều cuộc thoại diễn biến một cách linh hoạt từ hình thức song thoại sang đa thoại (do ban đầu là giao tiếp song thoại, sau đó có sự xuất hiện của nhân vật khác làm cho cuộc thoại chuyển tính chất sang giao tiếp đa thoại). Cụ thể:

- Cuộc thoại có hình thức song thoại chiếm tỉ lệ cao nhất trong cả 2 tập (dù số lƣợng ở tập 2 luôn ít hơn tập 1): trên 50%; thứ hai là số cuộc thoại có hình thức đa thoại (đều trên 30%); cuối cùng là các cuộc thoại có hình thức tam thoại (trên 10%). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế: Đối tƣợng phản ánh của tác phẩm là hình ảnh con ngƣời trong hoàn cảnh cuộc sống nông thôn với tính cách cộng đồng , các quan hệ đa dạng và phức tạp những năm đầu đổi mới ở nƣớc ta. Hơn nữa sở trƣờng và cũng là ý đồ của tác giả là khắc họa tính cách nhân vật qua lời lẽ của họ , nên phải tập trung vào các giao tiếp song thoại và đa thoại, vì qua đây thì bản chất, tính cách của nhân vật mới đƣợc bộc lộ rõ nét (đặc biệt là giao tiếp song thoại). Giao tiếp song thoại giúp khắc họa mọi mặt tính cách của nhân vật, giao tiếp đa thoại cho thấy vai trò, vị trí, tài năng ứng xử của nhân vật trong cộng đồng xã hội. Giao tiếp tam thoại chiếm số lƣợng ít nhất vì nó thƣờng không thể hiện đƣợc rõ nhất, chân thật nhất tính cách của nhân vật trong tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

51

Độ dài ngắn của các cuộc thoại không phụ thuộc vào số lƣợng các nhân vật tham gia giao tiếp mà tùy thuộc vào sự chủ động hay bị động của những bên tham gia giao tiếp, vào tính chất và mục đích của cuộc giao tiếp. Có hội thoại là hình thức đa thoại nhƣng dung lƣợng lại ngắn (cuộc thoại 4, 13, 48, 59), đó là nhân vật thụ động trong cuộc thoại, có nhân vật chỉ đóng vai nghe. Ngƣợc lại cũng có cuộc thoại chỉ có hai nhân vật giao tiếp nhƣng lại đƣợc kéo rất dài là nhờ sự chủ động của cả hai bên (ví dụ : cuộc thoại 9, 18, 51, 69…). Thƣờng thấy nhất trong tác phẩm là các cuộc thoại mang tính chất tâm sự, khai thác đối phƣơng hoặc thuyết phục nhân vật khác một cách có chủ đích ở hình thức song thoại có dung lƣợng rất lớn (cuộc thoại 18, 27, 77, 112, 123…). Thực tế này xuất phát từ khả năng phân tích động lực của hành vi con ngƣời qua giao tiếp rất tinh tế của Chu Văn.

Trong tổng số 244 cuộc thoại của Bão biển, có tới 157 cuộc thoại phi

quy thức chiếm 64,8%; cuộc thoại quy thức là 37 chiếm 16,8%, còn 50 cuộc thoại chiếm 18,4 % vừa có tính chất quy thức, vừa có tính chất phi quy thức. Ở cả 2 tập, số cuộc thoại phi quy thức luôn chiếm số lƣợng áp đảo trong các hình thức song thoại, tam thoại hay đa thoại. Tỉ lệ cuộc thoại quy thức/ vừa quy thức vừa phi quy thức ở tập 1 tƣơng đƣơng nhau, khác với tập 2 có tỉ lệ là 1/5 (điều này xảy ra tƣơng tự ở tất cả các hình thức song thoại, tam thoại, đa thoại trong 2 tập của tiểu thuyết).

Cuộc thoại phi quy thức chiếm số lƣợng nhiều nhất phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là môi trƣờng vùng nông thôn miền Bắc nƣớc ta đƣợc tái hiện trong tác phẩm . Nơi đây, các hoạt động giao tiếp của con ngƣời chủ yếu liên quan đên việc lao động sản xuất, cuộc sống bình dị, dân dã của các gia đình sau lũy tre làng. Những hoạt động xã hội mang tính chất quy thức, mang tầm vĩ mô vƣợt ra ngoài thôn xóm đồng ruộng vẫn còn khá xa lạ với phần đông ngƣời dân trong tác phẩm. Vậy nên, các cuộc thoại quy thức chiếm tỷ lệ ít

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

52

nhất. Thậm chí, nhiều cuộc thoại ở hoàn cảnh quy thức, yếu tố phi quy thức vẫn xen lẫn, pha trộn để phù hợp với lời ăn tiếng nói, thói quen giao tiếp của

ngƣời nông thôn nƣớc mình. Mặt khác, mục đích của Chu Văn khi viết Bão

biển là xây dựng hình tƣợng ngƣời cán bộ cách mạng thân dân, yêu dân, nên

tất yếu các cuộc thoại mang tính phi quy thức sẽ lấn át các cuộc thoại mang tính chất quy thức. Riêng ở tập 1, số cuộc thoại quy thức có phần trội hơn tập 2 là vì những khung cảnh giao tiếp mang tính chất mở đầu truyện bao giờ cũng công thức hơn những cuộc giao tiếp phía sau. Hơn nữa, ở tập 2 của tiểu thuyết, những hoàn cảnh diễn ra các cuộc thoại chủ yếu gắn liền với đời sống thƣờng ngày (hoàn cảnh phi quy thức).

Hoàn cảnh giao tiếp trên có ảnh hƣởng rất lớn đến việc lựa chọn ngôn từ trong tác phẩm, đặc biệt là việc lựa chọn từ ngữ xƣng hô. Qua khảo sát các

từ ngữ xƣng hô ở từng cuộc thoại trong Bão biển, chúng tôi thấy đa số các

cuộc thoại là cuộc thoại hẫng (cuộc thoại có lời xƣng nhƣng không gọi hoặc ngƣợc lại có lời gọi nhƣng không xƣng). Các cuộc thoại có đầy đủ từ ngữ xƣng hô chiếm tỉ lệ trung bình và ít nhất là cuộc thoại không có từ ngữ xƣng gọi (8 cuộc thoại: cuộc thoại 54, 82, 99, 100, 116, 177, 208, 238).

Một phần của tài liệu Xưng hô trong tác phẩm Bão biển của Chu Văn (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)