Lí thuyết giao tiếp

Một phần của tài liệu Xưng hô trong tác phẩm Bão biển của Chu Văn (Trang 26 - 31)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1.2. Lí thuyết giao tiếp

1.1.2.1. Nhân vật giao tiếp

Theo Đỗ Hữu Châu: “Nhân vật giao tiếp là những ngƣời tham gia vào một cuộc giao tiếp bắng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. Đó là những ngƣời tƣơng tác bằng ngôn ngữ ” [7, tr 15].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

Nhân vật giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp, có thể thúc đẩy hoặc tự kết thúc cuộc thoại. Do đó, đây chính là linh hồn của cuộc thoại. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân. Cụ thể là:

a. Vai giao tiếp

Theo J. Lyons: “Vai giao tiếp chính là cƣơng vị xã hội của một cá nhân

nào đó trong một hệ thống các quan hệ xã hội.Vai đƣợc hình thành trong quá trình xã hội hóa các nhân vật” [20, tr 30].

Để tiến hành giao tiếp, các thành viên tham gia giao tiếp phải xác lập vị thế giao tiếp của mình, tức là đóng một vai trong hệ thống giao tiếp. Ví dụ: khi đi học là sinh viên; khi đi xem phim là khán giả; khi ở nhà là con đối với bố mẹ, là anh đối với các em, là cháu đối với ông bà,…Sự phong phú trong các vai giao tiếp từ đó cũng tạo nên sự phong phú trong cách xƣng hô của mỗi cá nhân.

Các nhân vật trong một cuộc giao tiếp thƣờng có sự phân vai khá rõ ràng: vai phát ra diễn ngôn tức vai nói (viết) (kí hiệu là SP1) và vai tiếp nhận diễn ngôn tức vai nghe (đọc) (kí hiệu là SP2). Khi giao tiếp trực tiếp, hai vai này thƣờng luân chuyển, đổi vai cho nhau. Việc đổi vai không chỉ thúc đẩy giao tiếp phát triển mà đôi khi còn kết thúc giao tiếp, đúng nhƣ nhận xét: “Trong quá trình giao tiếp, ngƣời nhận có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực. Ngƣời nhận tích cực khi anh ta luôn thay đổi vai trò ngƣời nhận – ngƣời phát, khi giao tiếp diễn ra ở hai chiều. Ngƣời nhận tiêu cực khi anh ta luôn giữ vai trò ngƣời nhận trong suốt quá trình giao tiếp, nghĩa là khi giao tiếp chỉ diễn ra một chều”[5, tr 43].

Trên cơ sở nhận thức đƣợc đầy đủ về đối tƣợng tham gia giao tiếp (về tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, vốn sống…) và về chính bản thân mình, các nhân vật giao tiếp lựa chọn từ ngữ xƣng hô thích hợp. Nếu giao tiếp mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

23

là sự gặp gỡ, tiếp xúc lần đầu thì các thành viên tham gia giao tiếp phải có bƣớc thăm dò đối tƣợng thông qua cách giao tiếp, ứng xử của mình để có thể thu thập thông tin về đối phƣơng. Trong nhiều trƣờng hợp, tùy thuộc vào ngữ cảnh mà cùng một nhân vật giao tiếp lại giữ các vị thế giao tiếp khác nhau. Không phải cứ nhiều tuổi, địa vị xã hội cao, bằng cấp nhiều,… thì sẽ giữ vị thế giao tiếp cao hơn đối tƣợng còn lại; mà thƣờng các nhân vật giao tiếp phải xác định trong ngữ cảnh đó yêu cầu gì của cuộc giao tiếp là nổi bật, giá trị nào là ƣu tiên để từ đó lựa chọn các phƣơng tiện xƣng hô thích hợp. Cách xƣng hô trong quan hệ gia tộc khác cách xƣng hô ngoài xã hội. Do đó, nhân vật phải cố gắng xác định đúng vị thế giao tiếp, xây dựng chiến lƣợc, động cơ, mục đích giao tiếp phù hợp mới tạo hiệu quả cao trong giao tiếp xã hội.

Theo J. Lyons, “Trong phần lớn những tƣơng tác xã hội, những ngƣời tham dự không có một khó khăn nào để quyết định họ có cùng hay không cùng vị thế xã hội”[20, tr 33]. Bởi trong quan hệ vai, căn cứ vào qui tắc và thiết chế xã hội, qua các từ xƣng hô (cùng những yếu tố từ vựng khác) chúng ta có thể nhận biết đƣợc vai nào ở vị thế trên, vai nào ở vị thế dƣới.

b. Quan hệ liên cá nhân

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tƣơng quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau”[7, tr 17].

Quan hệ liên các nhân giữa các nhân vật giao tiếp đƣợc xác định theo hai trục quan hệ: quan hệ quyền uy và quan hệ thân sơ.

- Xét về quan hệ quyền uy, giữa các nhân vật giao tiếp có thể có:

+ Quan hệ ngang vai: quan hệ giữa những ngƣời có tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội bình đẳng với nhau. Ví dụ nhƣ quan hệ bạn bè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

+ Quan hệ không ngang vai: quan hệ giữa những ngƣời có tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội không bình đẳng với nhau. Quan hệ không ngang vai có thể đƣợc phân biệt tiếp thành:

Quan hệ trên vai: quan hệ giữa những ngƣời phát có tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội thấp hơn ngƣời nhận. Ví dụ nhƣ: quan hệ giữa con cái trong giao tiếp với bố mẹ, ông bà… hoặc học sinh, sinh viên với thầy cô giáo…

Quan hệ dƣới vai: quan hệ giữa ngƣời phát có tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội cao hơn ngƣời nhận.

- Xét về quan hệ thân sơ, giữa các nhân vật giao tiếp có thể có quan hệ thân thiết hoặc xa lạ. Nên chú ý mức độ thân cận có thể tỉ lệ thuận với mức độ hiểu biết về nhau của những ngƣời giao tiếp, nhƣng không nhất thiết là đã hiểu nhau thì sẽ thân nhau.Có khi những kẻ tử thù với nhau lại hiểu nhau rất kĩ. Trục thân sơ là trục đối xứng, có nghĩa là trong quá trình giao tiếp nếu SP1 dịch gần lại SP2 thì SP2 cũng dịch gần lại SP1(tất nhiên trừ trƣờng hợp có ngƣời không cộng tác, chối từ sự biến đổi đó) và ngƣợc lại. Qua thƣơng lƣợng có thể thay đổi khoảng cách.

Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung giao tiếp và hình thức của diễn ngôn; do đó xƣng hô chịu áp lực rất mạnh từ quan hệ này. Nhờ việc sử dụng từ ngữ xƣng hô mà vai nghe biết đƣợc vai nói xác định quan hệ vị thế và quan hệ xã hội với mình nhƣ thế nào. Trong tiếng Việt, lựa chọn và sử dụng từ ngữ xƣng hô đƣợc coi nhƣ là một chiến lƣợc trong việc thiết lập quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.

Trong những cơ quan, công sở,…thì nghi thức giao tiếp là điều mọi ngƣời phải tuân theo, do đó quan hệ quyền uy ở đây đƣợc xác lập vững vàng và ít bị thay đổi nhất. Nhân viên và thủ trƣởng đã có những cách xƣng hô giúp định vị chỗ đứng trong đơn vị một cách rõ ràng. Sự đổi ngôi giữa các vai giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

tiếp chỉ xuất hiện khi có các vấn đề tình cảm, mục đích riêng,…chi phối giao tiếp.

Trong đời sống thƣờng ngày, đặc biệt là trong giao tiếp gia đình, việc lựa chọn từ ngữ xƣng hô để tạo ra không khí vừa tôn nghiêm, vừa thân mật đã cho chúng ta thấy đây không chỉ là biểu hiện của sự tôn trọng quan hệ thân sơ

mà còn là biểu hiện của quan hệ quyền uy. Ví dụ, thay bằng cách xƣng ông

(bà) và hô cháu thì các nhân vật giao tiếp chuyển thành cách xƣng ông (bà)

và hô con, em…Thay bằng cách gọi bố (mẹ) thì ngƣời con (đã có con) chọn

cách xƣng con thông thƣờng, nhƣng chuyển cách hô, đứng ở vị trí con mình thì lại gọi bố mẹ là ông(bà)

c. Hoàn cảnh giao tiếp

Hoàn cảnh giao tiếp là một trong những yếu tố chủ đạo chi phối hoạt động giao tiếp của con ngƣời. Đó là thế giới thực tại mà con ngƣời đang sống với tất cả các nhân tố xã hội – ngôn ngữ ảnh hƣởng đến việc lựa chọn và sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ nhƣ: hiểu biết về thế giới xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử..; phong tục, tập quán; trình độ học vấn; kinh nghiệm xã hội; thói quen sử dụng ngôn ngữ; phạm vi giao tiếp(công sở, gia đình, ngoài xã hội, trong các vùng lãnh thổ riêng…); đề tài, chủ đề hay hình thức giao tiếp…

Trong hoàn cảnh giao tiếp ngƣời ta đặc biệt chú ý đến sự tồn tại của tính quy thức và phi quy thức trong giao tiếp qua những biểu hiện ngôn ngữ của các vai giao tiếp.

Tính quy thức đƣợc hiểu là những yêu cầu, những quy tắc, những nghi lễ… trong những hoàn cảnh giao tiếp hẹp (không gian, thời gian cụ thể để cuộc giao tiếp diễn ra nhƣ trong các nghi lễ ngoại giao, tôn giáo, trong công sở, nhà trƣờng…). Đây là các nghi thức mang tính quy phạm, có chuẩn mực chung mà các thành viên tham gia giao tiếp ngầm hiểu và tôn trọng thực hiện chúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

Ngƣợc lại, tính phi quy thức là những hành vi giao tiếp ngoài xã hội,

nơi mà những hoạt động giao tiếp diễn ra không chịu ảnh hƣởng chi phối của quy tắc, luật lệ nào. Các vai giao tiếp đƣợc tự do, thoải mái bộc lộ theo cách của riêng mình.

Tính quy thức/ phi quy thức của hoàn cảnh giao tiếp còn ảnh hƣởng lớn đến việc lựa chọn và sử dụng các từ xƣng hô, “nó có mối quan hệ rất chặt chẽ với các chức năng của từ xƣng hô cũng nhƣ vị thế xã hội và quyền uy của nhân vật giao tiếp" [33, tr 43]. Do đó, có thể nói trong hệ thống từ xƣng hô chúng ta có thể xét đến từ ngữ xƣng hô có tính quy thức và từ xƣng hô không có tính quy thức.

Ở những ngƣời có vị thế ngang bằng nhau nhƣ bạn bè, việc sử dụng từ ngữ xƣng hô ít tính quy thức hơn. Còn xƣng hô ở vị thế không ngang bằng thì vai giao tiếp (nhất là vai thấp hơn) thƣờng có lối xƣng hô quy thức, chuẩn mực, "xƣng khiêm hô tôn".

Các đại từ xƣng hô thực thụ trong tiếng Việt (trừ đại từ tôi) phần lớn ít

có tính quy thức. Các danh từ thân tộc (ông, bà, cô, chú, anh,…) đang chiếm

ƣu thế trong các giao tiếp xã hội cùng các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp (giáo sư, bác sĩ, thầy giáo,…)… mang tính quy thức cao trong hoạt động giao tiếp. Trong khi đó, danh từ chỉ tên riêng lại mang tính chất trung gian và thƣờng phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà xác định tính quy thức/ phi quy thức.

Một phần của tài liệu Xưng hô trong tác phẩm Bão biển của Chu Văn (Trang 26 - 31)