Hình tƣợng nhân vật

Một phần của tài liệu Xưng hô trong tác phẩm Bão biển của Chu Văn (Trang 41 - 44)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.2.3. Hình tƣợng nhân vật

Có thể coi nhân vật là linh hồn của tác phẩm văn học. Đọc một tác phẩm nào đó, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn ngƣời đọc thƣờng không phải là sự kiện chính trị xã hội, không phải là bức tranh thiên nhiên, càng không phải là những lời bình luận, dẫn chuyện…, mà thƣờng là số phận,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

xúc cảm, suy tƣ của những con ngƣời đƣợc nhà văn thể hiện. Bởi vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng: Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác.

Theo Từ điển văn học (2000): “Nhân vật văn học là thuật ngữ chỉ hình

tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại trọn vẹn của con ngƣời trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ngƣời, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đƣờng đƣợc gán cho những đặc điểm giống với con ngƣời” (theo [38, 25]).

Hình tƣợng nhân vật trong tác phẩm văn học cho dù lấy từ nguyên mẫu ngoài đời hay không cũng không bao giờ giống nguyên xi nhân vật trong cuộc sống thực. Đó phải là hình ảnh của những con ngƣời đƣợc nhà văn ghi nhớ (nhận thức), và rồi thế hiện (kể lại, tả lại) bằng nghệ thuật ngôn từ, và mang đậm dấu ấn phong cách của nhà văn. Qua nhân vật mình sáng tạo, nhà văn muốn thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm nghệ thuật về những cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật đƣợc nói đến là phƣơng tiện để khái quát tính cách, số phận con ngƣời và các quan niệm về con ngƣời của nhà văn trong một hoàn cảnh đời sống, một hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định.

Để xây dựng đƣợc những nhân vật trọn vẹn ấy ở văn học trong giới hạn khả năng nghệ thuật ngôn từ, nhà văn thƣờng khắc họa con ngƣời với toàn bộ đặc điểm về ngoại hình và nội tâm (nét mặt, dáng ngƣời, tên riêng, lối nghĩ, hành động, thế giới tinh thần, tâm hồn…). Những đặc điểm này lại rất gần với tính cách nhân vật. Do vậy, khi tìm hiểu về hình tƣợng nhân vật, chúng ta không thể không đi sâu tìm hiểu về tính cách – một trong những thành tố cơ bản trong dấu ấn tƣ tƣởng của nhà văn trong tác phẩm văn học.

Tính cách của nhân vật trong ý nghĩa rộng nhất, chung nhất, là sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con ngƣời, qua việc miêu tả các đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính và cái chung của xã hội lịch sử. Nhƣng ngƣời ta chỉ gọi là tính cách những ngƣời mà sự thống nhất kia biểu hiện một cách “nổi bật”, các phẩm chất xã hội lịch sử của nó. Tính cách ấy là hiện tƣợng nổi bật của đời sống con ngƣời. Arixtốt viết: “Tôi hiểu tính cách là cái lí do mà ta gọi nhân vật bằng một tên nào đó… Nhân vật sẽ có tính cách, nếu trong lời nói hay hành động bộc lộ một khuynh hƣớng ý chí nào đó, bất kể nó tốt xấu nhƣ thế nào… Trong các tính cách bao giờ cũng cần tìm thấy một tính tất yếu hay một tính khả nhiên, mà theo đó, một ai đó nói gì hoặc làm gì, hoặc việc gì đó xảy ra với họ đều tuân theo tính tất nhiên, khả nhiên đó" (theo [17, tr 23]). Nhƣ vậy, tính cách đƣợc hiểu nhƣ là đặc điểm của nhân vật, khuynh hƣớng xã hội và quy luật hành động của nhân vật. Đó là nhận thức chung nhất về tính cách nhƣ là điều tất yếu phải miêu tả đối với mọi nhân vật trong văn học. Ở mỗi thời đoạn trong văn học, các nhân vật cũng có thể có những đặc điểm tính cách khác biệt. Nhân vật trong phônclo nói chung, do đặc điểm truyền miệng của loại hình nghệ thuật này, thƣờng mang nội dung tính cách cô đọng, đơn giản, mặc dù có giá trị khái quát cao và bền vững. Nhân vật văn học viết, ngay từ đầu có khả năng khái quát tính cách một cách đầy đủ, nhiều mặt, chi tiết. Những nhân vật khái quát với những tính cách nổi bật có ý nghĩa sâu xa sẽ trở thành những nhân vật điển hình của một dòng văn học.

Từ những góc độ khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu khác nhau:

- Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm,

nhân vật văn học đƣợc chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ.

- Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lí tƣởng của nhà văn, nhân vật văn học đƣợc chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

- Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch.

- Dựa vào cấu trúc hình tƣợng, nhân vật đƣợc chia thành nhân vật chức năng (hay mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tƣ tƣởng.

Một phần của tài liệu Xưng hô trong tác phẩm Bão biển của Chu Văn (Trang 41 - 44)