CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
5.2. Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh trong năm 2009
VÀ CÁC NĂM SẮP TỚI
5.2.1. Mục tiêu:
Với những gì đã đạt được trong năm 2008 vừa qua chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp huyện Giá rai đã đặt ra mục tiêu kinh doanh trong năm tới với các mục tiêu cụ thể sau:
- Về Huy động vốn: Tăng cường nguồn huy động vốn trên địa bàn và các vùng lân
cận từng bước tự chủ nguồn vốn của mình với nguồn vốn nội tệ tăng trưởng 5% mỗi
năm trong đó tiền gửi từ dân cư chiếm từ 74% trở lên, nội tệ tăng trưởng 20% tương đương 84.500 USD.
- Dư nợ: Trong những năm sắp tới từng bước giảm nguồn dư nợ trung và dài hạn
xuống với tỷ lệ tối đa chỉ 24%, tốc độ tăng trưởng dư nợ khoản 11,07% ( so với năm 2008).
- Nợ xấu: Giảm thiểu thấp nhất trong những năm sắp tới sao cho tỷ lệ nợ xấu chỉ còn chiếm không quá 3% trên tổng dư nợ mà thôi.
- Năm 2009 chi nhánh sẽ không xem xét cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
- Trong năm 2009 và những năm sắp tới tăng cường các khoảng thu nhập cho ngân hàng với các nguồn thu phụ chủ yếu là dịch vụ tăng là nguồn thu ít bị rủi ro nhất với tốc
độ tăng 25% so với năm 2008. Mục tiêu tài chính trong những năm sắp tới có quỹ thu
nhập đủ chi lương và khen thưởng đối với nhân viên ngân hàng.
5.2.2 Nhiệm vụ kinh doanh
Với các mục tiêu đặt ra trong năm 2009 và các năm tiếp theo đòi hỏi trách nhiệm cao từ ban lãnh đạo cho đến từng nhân viên của ngân hàng phải có những nhiệm cụ thể sau:
+ Tìm mọi phương hướng cơ cấu lại nguồn dư nợ theo hướng có lợi cho ngân hàng, tiếp tục giữ vững cơ cấu đối tượng ngành nghề phù hợp với mục tiêu của ngân hàng tỉnh giao, từng bước giảm thiểu rủi ro tín dụng.
+ Trong năm 2009 chất lượng tín dụng được đưa lên hàng đầu trong đầu tư, duy
trì phương thức cho vay từng lần, HMTD và có thể mở thêm phương thức mới (nếu có). Trình độ chun mơn nghiệp vụ bồi dưỡng thêm, với tốc độ tăng trưởng cụ thể được
dựa trên cơ sở mục tiêu kinh doanh năm 2009 của ngân hàng nông nghiệp tỉnh, đảm bảo
đơn vị kinh doanh có lợi nhuận theo quy định của ngành.
+ Chi nhánh cố gắng tìm mọi biện pháp hạn chế nợ xấu phát sinh, chủ yếu ngăn chặn nợ chuyển sang nợ quá hạn nhóm 2, tăng cường và tập trung thu hồi nợ đến hạn lần đầu.
Để đạt được kết quả như vậy đòi hỏi sự giám sát theo dõi kĩ bám sát thật chặt thời hạn kì hạn của từng tháng, từng năm, phịng tín dụng làm tham mưu, kịp thời chịu trách nhiệm với các số liệu, quyết tâm xử lý nợ rủi ro, nắm bắt được chu kì sản xuất của hộ
sản xuất để thu hồi vốn kịp thời…v.v. Đồng thời kết hợp với chính quyền các xã, thị trấn vận động, đơn đốc và thậm chí là răn đe nhằm mục đích hộ có ý thức trong việc tích lũy trả nợ.