CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
5.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
DOANH CỦA NGÂN HÀNG
5.3.1. Mở rộng thị phần:
- Tập trung phát triển và cho vay các lĩnh vực vốn là thế mạnh của địa phương
như: sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản. Đây là hai thế mạnh đặc trưng của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng sản lượng của
cả nước. Bởi vậy, Chi nhánh cần khảo sát lại địa bàn hoạt động và chọn lọc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thật sự có hiệu quả, …tìm kiếm các dự án hiệu quả để triển khai cho vay, từ đó từng bước nhân rộng triển khai tài trợ cho phù hợp.
- Khai thác triệt để thế mạnh về mạng lưới hoạt động (chi nhánh hiện nay có 2 phịng giao dịch trực thuộc chi nhánh) đây là một trong những điểm mạnh của ngân hàng. Bên cạnh đó đẩy mạnh thương hiệu, hình ảnh. Đối với các khách hàng trên địa bàn đặc biệt là hộ nơng dân thì Agibank đã là người bạn rất quen thuộc bấy lâu nay.
- Thực hiện công tác tự chấn chỉnh, bên cạnh các công tác nhằm khai thác tiềm
mặt hoạt động của mình nhằm nâng cao năng lực cạnh trạnh và đảm bảo mục tiêu hoạt
động của ngân hàng được an toàn và bền vững.
5.3.2. Nâng cao hiệu quả huy động vốn:
Mặc dù trong thời gian qua ngân hàng luôn bị cạnh tranh hết sức gây gắt từ các
đối thủ khác trên địa bàn huyện đặc biệt là trong năm 2008 vừa nhưng hệ thống ngân hàng luôn chiếm trên chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn huy động của dân cho đầu tư phát triển. Điều đó cũng chứng tỏ rằng tạo vốn là giải pháp hàng đầu để Ngân hàng phát triển và đảm bảo kinh doanh. Do đó Ngân hàng cần có những chính sách tạo vốn phù hợp nhằm khai thác mọi tiềm năng về vốn, để có được nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng.
Để huy động được nguồn vốn trong dân thì trước hết Ngân hàng tạo sự tin tưởng
và nâng cao hiểu biết của người dân đối với hoạt động Ngân hàng. Ngoài tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cán bộ ngân hàng phải gần gũi, giúp
đỡ, tư vấn, góp ý một cách trung thực, chân thành cho dân trong việc tiết kiệm và sử
dụng tiền. Phải giải thích để dân thấy được những lợi ích và sự an tồn khi gửi tiền vào
Ngân hàng trước mắt cũng như lâu dài. Đây là giải pháp cơ bản và được ưu tiên nhất vì
tạo được lịng tin ở khách hàng là ưu thế mạnh trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Hầu hết người dân có thói quen giữ tiền nhàn rỗi ở nhà hoặc mua vàng, ngoại tệ cất trữ. Đặc biệt là dân buôn bán nhỏ ở các trung tâm buôn bán trên địa bàn. Điều này xuất phát từ những nhu cầu thực tế trong cuộc sống hàng ngày, để tiền ở nhà sẽ thuận tiện, chủ động hơn khi sử dụng hoặc có thể do ngại đi gửi bởi lãi thu được chẳng đáng bao nhiêu mà lại phải tốn thời gian gửi và rút tiền. Do vậy, muốn hạn chế việc dân để tiền ở nhà, Ngân hàng cần tạo ra sự hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền vào. Cụ thể như
sau:
- Lãi suất tiền gửi: Việc xây dựng chính sách lãi suất trong điều kiện cạnh tranh
như hiện nay được coi là yếu tố cơ bản trong việc duy trì và mở rộng tiền gửi. Do đó
chính sách lãi suất tiền gửi tiết kiệm cũng như tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân cần phải phù hợp theo từng thời điểm, từng mục đích của khách hàng.
- Thực hiện bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng, với việc hỗ trợ của Bảo hiểm tiền gửi khi các Ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi tạo nên một giải pháp rất hữu hiệu
trong cạnh tranh vì nó giải quyết được băn khoăn lớn nhất từ phía người gửi tiền đó là sự an tồn của chính đồng tiền mà họ gửi vào.
- Với khách hàng gửi tiền giao dịch, mục đích chính yếu là việc tìm kiếm Ngân hàng làm tốt cơng tác giao dịch với họ hồn thiện các phương tiện giao dịch là điều cốt lõi thu hút họ. Các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ tại Ngân hàng phải đạt được tính đa dạng so với nhu cầu của người gửi tiền, chất lượng của dịch vụ thanh toán phải đạt được yêu cầu về tính chính xác và kịp thời. Đồng thời cần có sự ưu đãi về chi phí đối với những đơn vị có quan hệ thanh toán thường xuyên với Ngân hàng.
5.3. 3. Biện pháp tăng lợi nhuận và giảm chi phí:
Để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cần kết hợp giữa tăng
thu nhập và giảm chi phí, việc tăng thu nhập thể hiện sự đầu tư vốn ngày càng có hiệu quả trong cơng tác sử dụng vốn, còn việc giảm chi phí góp phần quan trọng vào việc nâng cao lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Trong năm 2008 vừa qua lợi nhuận chi nhánh đã giảm so với năm 2007 nhưng ngân hàng vẫn là ăn có hiệu quả. Để cải thiện lợi nhuận thì Ngân hàng cần tổ chức hợp lý các bộ phận cho vay, đầu tư, kế tốn tài chính và các bộ phận cung cấp các dịch vụ thu phí chủ yếu khác, tăng cường tính hiệu quả của hệ thống thông tin, phát triển các kỹ
năng trong xây dựng và thực hiện các chính sách, quy trình, thủ tục...trong cho vay, đầu tư và quản lý tài chính.
- Tiết kiệm chi phí là một phần quan trọng của việc tăng lợi nhuận của ngân hàn, để giảm chi phí thì cần hạn chế tối đa các khoản chi nội bộ, cần cắt giảm những khoản chi không cần thiết,tránh sử dụng lãng phí vật liệu, giấy tờ, văn phịng phẩm khác,...Những khoản chi phí này tuy nhỏ nhưng nếu giảm bớt thì góp phần tích cực vào việc giảm chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
5.3.4. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động của Ngân hàng và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực
lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là nguồn vốn huy động mà khi Ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt. Đặc biệt là đối với chi nhánh bởi vì phần lớn khách hàng của ngân hàng là hộ nông dân nuôi trồng thủy sản và trồng lúa rất dễ gặp rủi ro việc bị mất mùa thiên tai bệnh dịch là điều rất khó tránh khỏi. Do đó cần phải có những biện pháp thiết thực để hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro tín dụng. Cụ thể như sau: - Kiểm tra và rà soát lại các khoản cho vay phát hiện càng sớm càng tốt những khoản vay có vấn đề thực tế hoặc tiềm tàng. Tăng cường chỉ đạo và đối với cán bộ tín dụng trong cơng tác cho vay.
- Đối với rủi ro tín dụng kiểm sốt được thì Ngân hàng phải tập trung vào ngăn chặn những rủi ro có thể kiểm sốt được mà vẫn có thể xảy ra. Quy định điều kiện cụ thể đối với mỗi loại vay, mỗi đối tượng vay để xác định giá trị vật chất, giá trị uy tín làm đảm bảo vốn vay theo nguồn lực tài chính, tính chất và loại hình sản xuất kinh doanh, uy tín và mức độ rủi ro của người vay.
- Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, cơ cấu lại dư nợ đối
tượng đầu tư chuyển dần sang đầu tư cho các đối tượng thương nghiệp – dịch vụ.
- Cần chú trọng đến : Tình hình tài chính của khách hàng, tư cách, năng lực và trình
độ hiểu biết của khách hàng, tính khả thi của phương án vay vốn.
- Ngân hàng không nên dồn vốn vào một hoặc một số ít khách hàng, cho dù khách
hàng đó kinh doanh có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh
doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy cần có những chính sách kịp thời và hữu hiệu đối với khách hàng.
- Ngoài ra Ngân hàng cần không ngừng nâng cao công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Việc phân tích tín dụng trước khi cho vay rất quan trọng, do đó địi hỏi cán bộ tín dụng cần phải có một trình độ chun mơn vững vàng, nhạy bén khi phân tích và tiếp xúc với khách hàng.
5.3.5. Tăng cường công tác thu hồi nợ:
- Đối với các khoản nợ quá hạn: Chủ động gửi giấy báo nợ đến hộ vay vốn để đôn
- Đối với nợ ngoại bảng kết hợp với địa phương trong việc phân loại lại, nắm bắt tình hình kinnh tế của hộ để có kế hoạch thu hồi khi hộ có thu nhập
- Xác định lại việc chi trả hoa hồng kịp thời, nhanh gọn đối với các khoản thu nợ tồn
đọng nhằm kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu nợ.
5.3.6. Phát triển hệ thống ATM:
- Ngân hàng cần trang bị thêm một số máy ATM để tạo sự thuận tiện hơn cho
khách hàng đến giao dịch. Hiện nay ngân hàng chỉ có 2 máy ATM mà thơi nên đã hạn
chế khách hàng tiếp cần với loại hình dịch vụ tiện ích này. Ta nhận thấy thẻ ATM ngày càng trở thành thế mạnh của các ngân hàng trong việc khách hàng quan hệ với khách
hàng đặc biệt là việc nhà nước quyết định trả lương qua hệ thống ngân hàng như hiện
nay.
- Căn rà soát lại từng vị trí đặt máy xem có bảo đảm các yêu cầu hiệu quả như:
thuận tiện cho khách hàng, có sức thu hút, tăng tối đa thời gian giao dịch, bảo đảm an toàn, thống nhất đặc trưng trong thương hiệu thẻ và khai thác khả năng quảng cáo hình