ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 116.366 133.379 179.594 17.013 14,6 46.215 34,65 Vốn điều chuyển 99.474 87.200 49.025 (12.274) (12,4) (38.175) (30,8) Tổng nguồn vốn 215.840 220.579 228.619 4.739 2,2 8.040 3,6
(Nguồn: Phịng kế tốn và quỹ)
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn hoạt động của ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2007 là 220.579 triệu đồng đã tăng 4.739 triệu (2,2%) so với năm 2006, còn ở năm 2008 là 228.619 triệu tăng 8.040 triệu (3,6%). Điều này cho thấy hoạt động chi nhánh ngày càng phát triển thể hiện qua qui mô vốn hoạt động tăng qua các năm. Sự
tăng trưởng nguồn vốn hàng năm của ngân hàng xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong tỉnh ngày càng tăng và ngân hàng ngày càng mở rộng phạm vi cho vay do đó ngân hàng đã khơng ngừng tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng
nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.
Hình 12. CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Nhìn chung ta thấy vốn điều chuyển của ngân hàng qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn tuy nhiên nguồn vốn này đã giảm dần qua các năm đây
0 50000 100000 150000 200000 250000 2006 2007 2008 Năm Triệ u đồng
là một dấu hiệu rất tốt nó chứng tỏ được khả năng tự lực của bản thân ngân hàng trong việc tự chủ được nguồn vốn. Cụ thể, năm 2007 vốn điều chuyển là 87.200 triệu đồng,
giảm 12.274 triệu đồng so với năm 2006 tương đương tăng 12,4%. Sang năm 2008, vốn
điều chuyển lại giảm đi 49.025 triệu đồng, tương đương giảm 38.175 triệu đồng so với năm 2007. Trong khi đó nguồn vốn huy động của chi nhánh lại luôn tăng đặc biệt là trong năm 2008. Điều này cho thấy nhu cầu vốn đối với nền kinh tế trong những năm qua đã tăng lên và nguồn vốn huy động của ngân hàng đã ngày càng đáp ứng nhu cầu
nền kinh tế. Việc nguồn vốn điều chuyển từ hội sở giảm đi đã giúp cho ngân hàng giảm bớt đi chi phí trả lãi lại khẳng định nâng lực huy động vốn, sự tinh tưởng của khách hàng ngày càng cao. Trong thời gian sắp tới ngân hàng càng tăng cường nguồn vốn huy
động hơn nữa và giảm vốn điều chuyển tới mức thấp. Để đem lại hiệu quả kinh doanh
cho ngân hàng ngày càng cao, ngân hàng nên hạn chế vốn điều chuyển từ hội sở và sử dụng nhiều biện pháp huy động để tăng cường nguồn vốn huy động cho ngân hàng.
Do nguồn vốn điều chuyển giảm đi nhưng nguồn vốn huy động lại có xu hướng tăng và tốc độ tăng cao hơn sự giảm xuống của vốn điều chuyển chính vì như vậy nên tổng nguồn vốn của ngân hàng vẫn tăng lên. Ta nhận thấy trong năm 2007 vốn huy động là 133.379 triệu tăng 17.013 triệu (14,6%) so với năm 2006, còn trong năm 2008 là 179.594 triệu tăng 46.215 triệu (36%). Nguyên nhân của sự biến động này là do thị
trường cạnh tranh trong huy động vốn của các ngân hàng trong những năm gần đây diễn
ra vô cùng gay gắt để đảm bảo vốn pháp định và mua tín phiếu bắt buộc. Cùng với việc
điều chỉnh lãi suất cơ bản, điều đó đã làm cho cuộc chạy đua lãi suất huy động của các
ngân hàng diễn ra mạnh hơn. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh trạnh gay gắt đó, việc mở rộng mạng lưới và đưa ra nhiều sản phẩm huy động đa dạng, áp dụng cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt cùng với vị thế và uy tín lâu năm đã giúp cho nguồn vốn huy động của
Ngân hàng luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy động khác nhau để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các TCKT nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho phát triển kinh tế xã hội, qua đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Tóm lại, vốn điều chuyển của ngân hàng vẫn cịn tương đối cao trong tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn. Điều đó đã góp phần làm giảm lợi nhuận của ngân hàng vì lợi nhuận
vốn điều chuyển xuống càng thấp càng tốt. Ngân hàng cần chú trọng quan tâm hơn đến
công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ, đưa vào hoạt động có
hiệu quả, góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thêm dồi dào cho phép ngân hàng chủ động trong việc cho vay đối với các đơn vị kinh tế và dân cư.
4.2.4.2. Tài sản có
Chất lượng tài sản có của ngân hàng được đánh giá chủ yếu dựa vào hoạt động tín
dụng, như vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả thì chất lượng tài sản có tốt. Để đánh giá được chất lượng tài sản có tốt hay khơng, chúng ta đi vào phân tích các chỉ tiêu tín dụng sau nhưng cũng tùy vào từng chỉ tiêu tăng giảm, cao thấp mà đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt hay xấu.
Bảng 15. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Nợ xấu Triệu đồng 6.235 6.615 1.202 Tổng dư nợ Triệu đồng 118.126 113.226 119.311 Tổng tài sản Triệu đồng 215.840 220.579 228.038 Vốn huy động Triệu đồng 116.366 133.379 179.594 Tổng dư nợ / Vốn huy động Lần 1,02 0,85 0,66 Tổng dư nợ / Tổng tài sản % 54,73 51,33 52,32 Nợ xấu / Tổng dư nợ % 5,29 5,84 1
(Nguồn: Bảng tổng kết tài sản và thống kê cho vay theo thời gian)
+ Dư nợ/Vốn huy động: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn trên nguồn
vốn huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì sẽ cho thấy ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Đối với ngân hàng NHN0&PTNT huyện
Giá Rai thì chỉ tiêu này đã giảm dần qua 3 năm 2006 – 2008 là do nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng rất nhiều. Nhìn một cách khách quan thì đấy cũng là điều dễ hiểu vì trong 2 năm 2007 – 2008 chi nhánh tập trung huy động nguồn vốn ngắn hạn trên địa bàn theo chỉ tiêu tỉnh giao cho. Nhưng nhìn một cách khách quan thì đây là điều khơng tốt thể hiện việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng không hiệu quả và thể hiện nhu cầu nguồn vốn của thị trường cần là khơng cao chính ta cũng thấy rằng dư qua các năm
phân tích có xu hướng biến động tăng giảm nhưng ở một mức độ nhỏ trong khi đó
nguồn vốn huy động lại quá cao. Vì vậy trong thời gian sắp tới ngân hàng càng đẩy mạnh hoạt động tín dụng hơn nữa có như vậy nguồn vốn sử dụng sẽ hiệu quả hơn.
+ Nợ xấu/Tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nhất chất lượng tín dụng
của các ngân hàng nếu tỉ lệ này càng thấp thì chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao và
ngược lại qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm qua 3. Cụ thể năm 2006 là 5,28% sang năm 2007 chỉ tiêu này tăng lên 5,84% đây là điều không tốt phản ánh chất lượng tín dụng khơng tốt nợ xấu cịn chiếm tỉ lệ cao trong Tổng dư nợ. Bước sang năm
2008 chỉ tiêu này đã giảm đi rất nhiều chỉ còn 1,00% đây là điều rất tốt đối với chất
lượng tín dụng của một ngân hàng đảm bảo tỉ lệ an toàn về chất lượng. Nhưng nhìn một
cách khách quan chỉ tiêu này giảm đi là do nợ xấu giảm giảm đi đây kết quả của ngân
hàng đã xử lý từ quỹ dự phịng rũi ro là phần lớn chớ khơng phải là thu hồi được. Bởi
vậy trong thời gian sắp tới ngân hàng càng chú trọng đến tỉ lệ nợ xấu hơn nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng tốt hơn.
+ Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản:
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Nhìn chung, qua 3 năm tỷ số này là tương đối thấp. Thực tế cho thấy thu nhập mà ngân hàng đạt
được không chỉ từ hoạt động này mà còn các hoạt động khác. Hoạt động tín dụng là
hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhiều nhất, xong rủi ro mà ngân hàng gặp phải cũng không nhỏ. Nhưng đây là hoạt động chính bởi vậy ngân hàng càng tăng cường hoạt động tín dụng hơn
Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên, có thể nhận thấy rằng tuy tình hình chất
lượng tín dụng của ngân hàng đã được cải thiện đáng kể nhưng chất lượng tài sản có của ngân hàng chưa thật sự tốt và khả năng sử dụng vốn kinh doanh chưa thật sự mang lại
hiệu quả.
4.2.4.3. Năng lực quản lý
Năng lực quản lý là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh ngân hàng. Năng lực quản lý của ngân hàng trước hết được thể hiện qua năng lực điều hành của Ban lãnh đạo cùng với việc phân bố cơ cấu tổ chức của ngân hàng có hợp
Nơng thơn huyện Giá Rai cho ta thấy Ban lãnh đạo của Ngân hàng đã xây dựng được
mơ hình quản lý khá chặt chẽ, hợp lý và có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng thêm thuận lợi. Điều đó được thể hiện cụ thể thơng qua chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban. Việc phân chia này đã làm cho cơng việc của từng phịng ban tập trung vào một mãng cơng việc và khơng bị trùng lắp. Ngồi ra, trong mỗi phòng lại chia thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những cơng việc khác nhau, từ đó đảm bảo cơng việc của từng nhân viên không bị đan xen, chồng chéo lên nhau, đồng thời nâng cao
năng suất lao động của từng nhân viên. Hơn nữa, vị trí các phịng ban được bố trí gần
nhau và gần với phịng Giám đốc, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển hồ sơ cũng như việc giám sát một cách chẽ của Ban Giám đốc xuống các phòng ban. Thực tế cho thấy Ban lãnh đạo của Chi nhánh là những người có kinh nghiệm bề dày trong quản trị điều hành, có kỹ năng và trình độ chun mơn nghiệp vụ sâu rộng, luôn nắm bắt đúng thời cơ và đề ra các chiến lược phù hợp.
Việc ổn định nhân sự cũng là một trong các yếu tố thể hiện năng lực quản lý của Ban lãnh đạo, bởi lẽ Ban lãnh đạo có năng lực thì mới có thể giữ chân nhân viên giỏi làm việc và phục vụ tận tâm cho mình. Hiện tại, ngân hàng đang sở hữu một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình và đầy tâm huyết trong công việc. Được kết quả như vậy là do Ban lãnh đạo ngân hàng đã áp dụng chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài bằng những hành động cụ thể như: luôn quan tâm đến quyền lợi của cán bộ nhân viên như cải tổ tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên. Hoạt động đào tạo và tái đào tạo cho cán bộ
công nhân viên đã được Ban lãnh đạo Ngân hàng quan tâm và thường xuyên tổ chức
trong các khóa học. Nhờ vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng đã ngày càng được củng cố và hoàn thiện về trình độ tay nghề cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng. Hơn nữa, trong q trình làm việc cùng với tập thể cán bộ nhân viên, cách đối nhân xử thế của Ban lãnh đạo ngân hàng đã thuyết phục cán bộ nhân viên một cách
“tâm phục khẩu phục” làm việc theo mong muốn của Ban lãnh đạo. Vì vậy, giữ chân
các nhân viên giỏi không chỉ giúp cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả mà còn giữ được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
Năng lực quản lý còn được thể hiện thơng qua chính sách quản lý chi phí của Ban
lãnh đạo trong việc tạo ra thu nhập cũng như tài sản cho ngân hàng, đồng thời đo lường khả năng sử dụng tài sản của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập cho ngân hàng.
Bảng 16. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Tổng thu nhập Triệu đồng 17.220 34.837 30.535 Tổng chi phí Triệu đồng 15.359 25.746 23.972 Tổng tài sản Triệu đồng 215.840 220.579 228.038 Tổng chi phí/Tổng tài sản % 7,12 11,67 10,51 Tổng chi phí/Tổng thu nhập % 89,19 73,90 78,51
(Nguồn: Phịng kế tốn và quỹ)
Tổng chi phí/Tổng tài sản
Nhìn chung chỉ số này có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2006 Ngân hàng phải bỏ ra 7,12 đồng để có được 100 đồng tài sản đầu tư. Đến năm 2007, để có được
100 đồng tài sản đầu tư chi phí mà Ngân hàng phải bỏ ra là 11,67 đồng, cao hơn so với năm 2006. Sang năm 2007 chỉ số này đã giảm đi chỉ còn 10,51%. Điều này cho thấy
việc quản lý chi phí của Ngân hàng trong việc sử dụng tài sản để đầu tư là khá hiệu quả.
Có được kết quả như vậy là do chi nhánh thực hiện tốt công tác xây dựng và hoạch định
những chính sách trong khâu quản lý chi phí. Thơng qua đó, Ngân hàng đã kịp thời đưa ra những chính sách đầu tư thích hợp với điều kiện của từng thời kỳ, từ đó giúp cho lợi nhuận của Ngân hàng được nâng cao hơn. Tuy nhiên, để hoạt động có hiệu quả, duy trì và lợi nhuận của Chi nhánh ln khơng ngừng nâng cao trong tương lai thì địi hỏi Ban lãnh đạo Ngân hàng phải tiếp tục quản trị tốt tình hình chi phí với việc càng giảm chi phí trên tổng tài sản càng thấp càng càng tốt.
Tổng chi phí/Tổng thu nhập
Chỉ số này tính tốn khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Qua bảng số liệu ta thấy để được 100 đồng thu nhập thì chi nhánh phải bỏ ra 89,19 đồng chi phí vào
năm 2006, 73,90 đồng và 78,51 đồng chi phí vào năm 2007 và 2008. Nhìn chung, chỉ số
doanh hữu hiệu, nhờ có những biện pháp khá tốt trong việc quản lý các khoản mục chi phí, khơng ngừng hạ thấp chi phí bất hợp lý tạo điều kiện cho việc hạ lãi suất cho vay,
đồng thời tăng cường các khoản thu nhập. Như đã biết, trong quá trình hoạt động kinh doanh để tạo ra được khoản thu nhập cho mình thì chi nhánh chỉ phải mất khoản chi phí
và tạo ra được cho Ngân hàng một khoản lợi nhuận đáng kể để nâng cao hiệu quả hoạt
động của mình. Tuy nhiên chỉ số này chi nhánh có giảm đi qua 3 năm nhưng còn hơi
khá cao, nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí qua các năm tương đương với tốc độ
tăng của thu nhập và làm cho lợi nhuận của Chi nhánh đạt được không cao lắm. Do đó,
trong thời gian tới Ban lãnh đạo Chi nhánh cần có những chính sách huy động hữu hiệu
hơn nữa để tiết kiệm tối thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận của Ngân hàng.
Sau cùng, năng lực quản lý của Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng được nhìn rõ thơng
qua mạng lưới hoạt động của Chi nhánh. Hiện tại, NH0&PTNT huyện Giá Rai 2 phịng giao dịch. Vị trí các điểm giao dịch được đặt rãi đều nên việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng đến khách hàng thuận tiện hơn. Các phòng giao dịch tập trung vào các phân khúc thị trường khác nhau. Phòng giao dịch Giá Rai nằm ngay trung tâm thị trấn Giá Rai đã tập trung khai thác và cho vay .Trụ sở chi nhánh tập trung khai thác cho vay các doanh nghiệp các hộ kinh doanh lớn nhỏ trong thị trấn Hộ phòng một trong hai trung tâm xầm uất nhất của tỉnh Bạc Liêu. Phòng giao dịch Phong Tân và Giá Rai trong thời gian qua đã tận dụng hết lợi thế nhất của mình trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
Tóm lại, đội ngũ Ban lãnh đạo chi nhánh đều là những người có năng lực quản lý