5.2 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MHB
5.2.3.3 Nâng cao năng lực tài chính
Năng lực tài chính là thước đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thể hiện qua các chỉ tiêu:
Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn:
Tiềm lực về vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng đó. Cách thức mà một ngân hàng có khả năng cơ cấu lại vốn, huy động thêm vốn cũng là một khía cạnh phản ánh tiềm lực về vốn của một ngân hàng.
Chất lượng tài sản có:
Phản ánh sức khoẻ của một ngân hàng. Chất lượng tài sản có được thể hiện thơng qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có, mức độ lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, mức độ tập trung và đa dạng hố danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn...
Mức sinh lợi:
Là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng, đồng thời cũng phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của ngân hàng. Chỉ tiêu mức sinh lợi có thể được phân tích thơng qua những chỉ tiêu cụ thể như: giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA), các chỉ tiêu về mức sinh lợi trong mối tương quan với chi phí...
Khả năng thanh khoản:
Được thể hiện thơng qua các chỉ tiêu như khả năng thanh tốn tức thì, khả năng thanh tốn nhanh, đánh giá định tính về năng lực thanh khoản của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại.