Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam (Trang 41 - 43)

2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

2.1.2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng

BPKCTT buộc thực hiện trƣớc một phần nghĩa vụ cấp dƣỡng là việc tòa án quyết định buộc ngƣời bị yêu cầu cấp dƣỡng phải tạm cấp trƣớc một khoản tiền nhất định để đảm bảo cho ngƣời đƣợc cấp dƣỡng giải quyết đƣợc những khó khăn trƣớc mắt của họ, để họ không bị ảnh hƣởng đến sức khỏe, đời sống. BLTTDS năm 2015 quy định tại Điều 116 nhƣ sau:“Buộc thực hiện

trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và

35

nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người được cấp dưỡng”.

Trƣớc đây, BPKCTT này đã từng đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 41 PLTTGQCVADS trƣớc đây với tên gọi “Buộc một bên phải thực hiện việc cấp dƣỡng”. BLTTDS năm 2004 sửa cho phù hợp hơn, chỉ là “buộc thực hiện trƣớc một phần nghĩa vụ cấp dƣỡng”. BLTTDS năm 2015 vẫn giữ nguyên điều khoản trên và khơng có thay đổi gì so với BLTDS năm 2004. Điều kiện áp dụng biện pháp này đƣợc hƣớng dẫn tại mục 3.2. Nghị quyết số

02/2005/NQ-HĐTP của HĐTPTANDTC hƣớng dẫn BLTTDS năm 2004,

theo đó biện hƣớng dẫn điều khoản trong BLTTDS pháp này đƣợc áp dụng

nếu “việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dƣỡng và tịa án xét thấy u cầu đó là có căn cứ và nếu khơng thực hiện trƣớc ngay một phần nghĩa vụ cấp dƣỡng sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe, đời sống của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng”. Biện pháp này thƣờng đƣợc tịa án áp dụng trong các vụ án về hơn nhân và gia đình nhƣ vụ án ly hôn, yêu cầu cấp dƣỡng khi ly hơn... trên cơ sở có yêu cầu áp dụng BPKCTT của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu hoặc do chính tịa án xét thấy cần thiết. Những “căn cứ” mà tòa án dựa vào để quyết định áp dụng BPKCTT buộc thực hiện trƣớc nghĩa vụ cấp dƣỡng phải là những căn cứ cho thấy ngƣời bị yêu cầu áp dụng BPKCTT này là ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng, họ có khả năng cấp dƣỡng, ngƣời có yêu cầu áp dụng

BPKCTT là ngƣời đƣợc cấp dƣỡng, đang trong hồn cảnh rất khó khăn...Điều

kiện “nếu không thực hiện trƣớc ngay một phần nghĩa vụ cấp dƣỡng sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe, đời sống của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng” đã thể hiện rõ tính khẩn cấp của vụ việc cần đƣợc tịa án giải quyết bởi yêu cầu cần đƣợc cấp dƣỡng trƣớc (dù chỉ là một phần) là yêu cầu rất cấp bách, cần đƣợc đáp ứng ngay, nếu phải chờ đến khi tòa án có phán quyết chính thức giải quyết nội dung vụ án mới buộc ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng phải cấp dƣỡng thì sức khỏe, đời sống của ngƣời đƣợc cấp dƣỡng đã bị ảnh hƣởng, khó có thể khắc phục đƣợc. Ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng phải tạm thời cấp dƣỡng trƣớc một phần cho đến khi có quyết định chính thức của tịa án. Khảo sát thực tiễn áp

36

dụng BPKCTT cho thấy mặc dù trong nhiều trƣờng hợp, việc áp dụng BPKCTT này có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cấp thiết của một bên đƣơng sự nhƣng số vụ án có áp dụng BPKCTT này cũng không nhiều. [34, tr 76].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)