Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam (Trang 51 - 52)

2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

2.1.7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

BPKCTT cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp là việc tòa án buộc ngƣời đang giữ tài sản tranh chấp không đƣợc thay đổi, chuyển đổi quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Biện pháp này đƣợc quy định tại khoản 7 Điều 114 BLTTDS năm 2015 (trƣớc đây là

khoản 7 Điều 102 BLTTDS năm 2004) và điều kiện áp dụng BPKCTT này

đƣợc quy định tại Điều 121 BLTTDS năm 2015, theo đó BPKCTT này “đƣợc áp dụng nếu trong q trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy ngƣời đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho ngƣời khác”. Nhƣ vậy, cũng giống

nhƣ quy định về BPKCTT kê biên tại Điều 121 BLTTDS năm 2015, biện

pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản chỉ đƣợc phép áp dụng đối với những tài sản tranh chấp mà thƣờng là những tài sản mà quyền đối với tài sản đã đƣợc xác định rõ thơng qua thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nhà nƣớc (chủ yếu là bất động sản). Mặt khác, tòa án chỉ đƣợc quyết định áp dụng biện pháp này khi có yêu cầu áp dụng của ngƣời có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT mà tịa án khơng có quyền tự mình áp dụng. Căn cứ để tòa án quyết định áp dụng biện pháp này phải là “có căn cứ cho thấy ngƣời đang giữ tài sản tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản tranh chấp cho

ngƣời khác” nhằm trốn tránh nghĩa vụ của họ. Căn cứ này cho thấy tình trạng

khẩn cấp là quyền đối với tài sản tranh chấp đang có nguy cơ bị chuyển dịch, cần phải có ngay biện pháp ngăn chặn việc chuyển dịch để bảo tồn tài sản tranh chấp đó. Nếu khơng kịp thời ngăn chặn thì tài sản tranh chấp sẽ bị chuyển dịch, khơng cịn tài sản để thi hành án.

45

Với quy định tại Điều 121 BLTTDS năm 2015 “có căn cứ cho thấy ngƣời đang giữ tài sản tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản cho ngƣời khác” còn tạo ra những cách hiểu khác nhau. Có cách hiểu cho rằng chỉ cần ngƣời đang giữ tài sản có những biểu hiện nhằm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản tranh chấp chứ trên thực tế chƣa có hành vi chuyển dịch tài sản tranh chấp là có căn cứ để quyết định áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch tài sản có tranh chấp. Nhƣng có cách hiểu: vì Điều 121 BLTTDS năm 2015 có sử dụng cụm từ “có hành vi” nên trên thực tế hành vi chuyển dịch quyền về tài sản tranh chấp đã diễn ra thì mới coi là có căn cứ cho thấy ngƣời giữ tài sản tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản tranh chấp. Nếu hiểu theo cách này thì việc tịa án ra quyết định áp dụng BPKCTT cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản tranh chấp trong nhiều trƣờng hợp sẽ khơng cịn ý nghĩa bởi quyền về tài sản tranh chấp đã bị chuyển dịch. Theo tơi, mục đích của BPKCTT cấm chuyển dịch quyền về tài sản là nhằm bảo tồn tài sản, khơng cho thay đổi quyền về tài sản để thi hành án, vì thế quy định về biện pháp này phải ngăn chặn đƣợc việc chuyển dịch quyền về tài sản, khơng cho ngƣời có tài sản trốn tránh nghĩa vụ của họ. Điều 121

BLTTDS năm 2015 quy định về điều kiện áp dụng nhƣ hiện nay là chƣa rõ,

cần đƣợc sửa đổi để có thể áp dụng thống nhất, phát huy cao nhất tác dụng của biện pháp này trong việc ngăn ngừa tình trạng ngƣời có tài sản trốn tránh thực hiện nghĩa vụ [ 34, tr 83,84].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)